Các y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe tạo hình trái tim nhân kỷ niệm Tuần lễ Y tá và Ngày Quốc tế Điều dưỡng bên ngoài núi Sinai Queens ở quận Queen, New York, ngày 12/5. (Nguồn: Getty Images) |
Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến của Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thuộc WHO, người đứng đầu LHQ nêu rõ: "Các nước khác nhau tuân theo những chiến lược khác nhau, đôi khi mâu thuẫn và tất cả chúng ta đang phải trả giá đắt".
*Trong một diễn biến liên quan, ngày 18/5, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác đã đề nghị tiến hành một cuộc đánh giá độc lập về cách ứng phó của WHO đối với dịch Covid-19 để rà soát kinh nghiệm và bài học có được.
Đề nghị trên sẽ được thảo luận trong tuần này tại cơ quan đưa ra quyết định của WHO, dự kiến được tổ chức trực tuyến trong năm nay. Đề xuất nhằm khởi động tiến trình nhiều bước về việc đánh giá một cách độc lập, công bằng và toàn diện những nỗ lực của WHO điều phối cách ứng phó quốc tế đối với Covid-19, trong đó có thực hiện chức năng của luật y tế quốc tế và các hành động của cơ quan này trong khuôn khổ hệ thống y tế lớn hơn của LHQ.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Australia kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19 và cách ứng phó của WHO đối với đại dịch này, cũng như sau khi Tổng thống Mỹ liên tiếp cáo buộc WHO giúp Trung Quốc che đậy quy mô sự bùng phát Covid-19 lúc ban đầu.
Tin liên quan |
Báo Australia: Việt Nam thầm lặng dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 |
* Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 18/5 cho biết tốc độ tăng các ca nhiễm SARS-CoV-2 đã dừng lại. Nga là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.
Phát biểu trong một cuộc họp của Chính phủ, ông Mishustin nêu rõ: "Tình hình lây nhiễm virus vẫn khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể ghi nhận rằng chúng ta đã ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm".
* Tây Ban Nha, đất nước phụ thuộc vào ngành du lịch, chuẩn bị mở cửa trở lại biên giới cho du khách vào khoảng cuối tháng 6 nhằm thúc đẩy lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, trong bối cảnh tình trạng phong tỏa do dịch Covid-19 vẫn chưa được dỡ bỏ hoàn toàn.
Tuần trước, Madrid khiến các đối tác EU ngạc nhiên khi áp đặt một lệnh cách ly 2 tuần với tất cả du khách nước ngoài và tiếp tục đóng cửa biên giới, đồng thời tuyên bố những biện pháp như vậy là cần thiết để tránh xuất hiện làn sóng bùng phát Covid-19 thứ hai. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Giao thông Jose Luis Abalos, động thái này là tạm thời và sẽ đồng thời giảm dần với các hoạt động du lịch nội địa đang được phép diễn ra.
Phát biểu trên đài TVE, quan chức cấp cao này nêu rõ: "Ngay sau khi những người Tây Ban Nha chúng ta có thể du lịch tới các tỉnh khác, các khách quốc tế cũng sẽ có thể tới Tây Ban Nha. Từ cuối tháng 6, chúng ta sẽ bắt đầu hoạt động du lịch. Tôi hy vọng vậy. Chúng ta phải đưa Tây Ban Nha trở thành một đất nước thu hút, xét từ quan điểm y tế".
* Tính đến ngày 15/5, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 447 ca tái mắc Covid-19, song trong số này, không có trường hợp nào lây bệnh cho người khác.
Do quan ngại dịch Covid-19 bùng phát lần hai, từ giữa tháng 4, cơ quan phòng dịch Hàn Quốc đã thắt chặt quy định về giám sát cách ly đối với các bệnh nhân. Ngày 18/5, cơ quan này cho biết sẽ sửa đổi cách giám sát những ca tái nhiễm.
Theo kết quả điều tra dịch tễ với các ca tái nhiễm và người tiếp xúc, hiện vẫn chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào từ các ca này. Do đó, Chính phủ nước này cho biết các bệnh nhân đã khỏi bệnh và được gỡ bỏ cách ly sẽ không phải xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 khi trở lại làm việc.
Cùng với đó, cơ quan phòng dịch cũng dự kiến thay đổi những nội dung liên quan đến quản lý, giám sát người nhập cảnh để đảm bảo phòng dịch hiệu quả. Thông tin về người nhập cảnh sẽ được cung cấp trực tiếp cho chính quyền các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phòng dịch.
Sau vụ lây nhiễm tập thể liên quan đến các quán bar ở khu vực Itaewon (quận Yongsan, thủ đô Seoul) hồi đầu tháng 5, đến nay, tình hình dịch bệnh đã giảm. Số ca nhiễm mới mỗi ngày duy trì trên dưới 10 ca, trong đó đa phần là các ca "ngoại nhập".
Thủ đô Seoul trong ngày 17/5 không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Sĩ quan cảnh sát đeo mặt nạ truyền thống của người Bali, được gọi là celuluk, trong một chiến dịch quảng bá việc đeo khẩu trang để đề phòng sự bùng phát của Covid-19 tại một chợ ở Bali, Indonesia, ngày 14/5. (Nguồn: AP) |
* Ngày 18/5, quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho biết có thêm 496 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á lên thành 18.010 người.
Theo quan chức trên, Indonesia cũng ghi nhận thêm 43 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở đây lên 1.191 người, trong khi tổng số bệnh nhân hồi phục là 4.324 người.
* Bộ Y tế Philippines ngày 18/5 cho biết đã ghi nhận thêm 205 ca mắc Covid-19 và 7 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong ở đây lần lượt lên thành 12.718 và 831 người. Trong khi đó, Philippines cũng có thêm 94 bệnh nhân Covid-19 hồi phục, nâng tổng số bệnh nhân hồi phục lên thành 2.729 người.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cũng cho hay, nước này có thêm 47 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên thành 6.941 người, trong khi không ghi nhận thêm ca tử vong nào do bệnh này, do đó số ca tử vong do mắc Covid-19 ở đây hiện vẫn là 113 người.
* Phó Giám đốc Hội đồng Y tế Australia Paul Kelly ngày 18/5 cảnh báo, ông không thể "loại trừ" mối đe dọa của "chủ nghĩa dân tộc vaccine" một khi vaccine ngừa bệnh Covid-19 được tạo ra.
Phát biểu trước báo giới địa phương, ông Kelly phân tích, một quốc gia phát triển được vaccine ngừa Covid-19 lúc đầu có thể từ chối cung cấp cho các nước khác. Ông nói: "Lịch sử đã cho thấy các quốc gia có xu hướng tích trữ vaccine lúc ban đầu". Chính vì vậy, Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh (CEPI) đã được thiết lập nhằm khuyến khích nỗ lực hợp tác toàn cầu để đối phó với các đại dịch, đặc biệt liên quan đến phát triển vaccine.
Ông Kelly cho biết, hiện CEPI đang tài trợ cho 9 dự án nghiên cứu và điều chế vaccine ngừa Covid-19, một trong số đó đang được thực hiện ở Australia. Các hợp đồng tài trợ của CEPI không chấp nhận cách tiếp cận dân tộc, nhằm bảo đảm bất cứ vaccine nào được tạo ra sẽ được cung cấp cho toàn thế giới.
* Bộ Y tế Belarus cho biết, tính đến ngày 17/5 đã ghi nhận thêm 969 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm virus tại nước này lên thành 29.650 người. Trong vòng 24 giờ, Belarus có thêm 5 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên thành 165 người.
Cho đến nay, có tổng cộng 9.932 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại Belarus đã được chữa khỏi và xuất viện. Nước này cũng đã thực hiện tổng cộng 350.515 xét nghiệm virus.
* Cùng ngày, Trung tâm Y tế cộng đồng trực thuộc Bộ Y tế Ukraine thông báo, tính đến 9h sáng 18/5, nước này đã ghi nhận thêm 325 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, thấp hơn hơn 108 trường hợp so với số liệu ngày hôm trước, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại Ukraine lên thành 18.616.
Trong vòng 24 giờ qua, có thêm 160 bệnh nhân hồi phục, nâng tổng số người khỏi bệnh được xuất viện lên 5.276 trường hợp và thêm 21 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 535 người.
Dịch Covid-19: Điều tồi tệ nhất với nền kinh tế vẫn đang ở phía trước, giải pháp nào cho Nhật Bản? TGVN. Theo giới phân tích, điều tồi tệ nhất đối với Nhật Bản có thể vẫn đang ở phía trước bởi những hậu quả mà dịch ... |
Điều tra nguồn gốc Covid-19: Australia tin Mỹ sẽ ủng hộ, Trung Quốc nói còn quá sớm để tiến hành TGVN. Ngày 18/5, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho rằng, Mỹ cuối cùng sẽ ủng hộ kiến nghị về việc tiến hành cuộc ... |
Dịch Covid-19: Ca mắc tại Nga tiến sát ngưỡng 300.000, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ cao kỷ lục TGVN. Theo thông tin của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Nga, tính đến sáng 18/5, ghi nhận thêm 8.926 trường hợp nhiễm virus ... |