Bờ biển Việt Nam bị xâm thực mạnh

Những con sóng hàng ngày vỗ vào chân nhà thờ đổ đã bị bỏ hoang trên bờ biển huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Trong vòng 70 năm qua, một phần ba diện tích khu vực này (khoảng vài km2) đã chìm dưới nước biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bo bien viet nam bi xam thuc manh
Ảnh minh họa về nước biển dâng và xâm thực mặn ở Việt Nam trên Asahi

Bà Nguyễn Thị Hiền (56 tuổi) là người đã sống ở gần nhà thờ này đã phải chuyển vào phía trong cách một km vào năm 2003. Tuy nhiên diện tích đất ở mà chính quyền địa phương cấp cho gia đình bà chỉ bằng 1/10 so với trước kia. Bà cho biết “Vì chật hẹp nên tôi không thể trồng rau và chăn nuôi gia cầm. Cuộc sống khó khăn hơn”.

Từ 10 năm trước, Chính phủ đã tiến hành gia cố đê bằng cách phủ bê tông. Nhưng cũng có lúc sóng tràn qua cả mặt đê. Con đê đã xuất hiện vết nứt, có khả năng sẽ vỡ. Giáo sư danh dự Yasuhara Kazuya của Trường Đại học Ibaraki (Nhật Bản) đang khảo sát hiện trạng xâm thực ở khu vực này đưa ra cảnh báo “hiện tượng xâm thực sẽ tiếp diễn mạnh hơn nữa”. Sự ấm lên của trái đất sẽ khiến bão mạnh lên và nước biển dâng cao. Ông cho biết “những người sống gần bờ biển sẽ gặp nguy hiểm hơn do thủy triều dâng và nước biển tràn vào”.

Cách khoảng 1200 km về phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nằm ở khu vực cửa sông Mê Kông được biết đến là vựa lúa trù phú hàng đầu thế giới. Hiện tượng xâm thực bờ biển ở đây cũng đang xảy ra. Vào cuối tháng 11 tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nằm dọc bờ biển, đoàn chuyên gia của Viện nghiên cứu khoa học ứng phó với biển đổi toàn cầu của Đại học Ibaraki đã chụp hình bờ biển bằng máy quay Drone (một loại máy bay không người lái có gắn máy quay phim). So với hình ảnh vệ tinh đã chụp 10 năm trước, bờ biển đã bị thụt vào khoảng 200m. Rừng ngập mặn biến mất, có nơi bờ biển thụt vào 240m. Phó Giáo sư Tamura Makoto của Đại học Ibaraki cho biết: “Ở Nhật Bản bờ biển bị xâm thực 3m là con số lớn nhất theo tiêu chuẩn. Trong khi đó, tại Việt Nam tình trạng xâm thực đang diễn ra nghiêm trọng với tốc độ khủng khiếp.”

Giáo sư Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ) nêu ra ba lý do giải thích tình trạng biển xâm thực: (1) do dân số tăng nhanh, nhiều người chuyển từ trong đất liền ra gần bờ biển sinh sống. Do đó rừng ngập mặn bị chặt phá để lấy đất, (2) do việc xây dựng các con đập, lượng cát bồi từ sông ra biển giảm, (3) nước biển dâng do sự ấm lên của trái đất.

Ở thị xã Vĩnh Châu, công tác gia cố bờ biển đã được bắt đầu từ ba tháng trước nhưng chỉ là xếp các khối bê tông tương đương chiều cao một người, đóng hàng rào gỗ để ngăn sóng đánh. Khi nước biển dâng, nước sẽ nhấn chìm mọi thứ.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000 km2 tương đương với đảo Kyushu ở Nhật Bản. Sản lượng gạo hàng năm khoảng 20 triệu tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nước biển, nước giếng ở đây không thể dùng được, sản lượng thu hoạch trên đất nông nghiệp cũng giảm xuống do xâm nhập mặn. Có nhiều nơi người ta phá rừng ngập mặn, chuyển thành ao nuôi tôm xuất khẩu sang Nhật. Ông Võ Văn Châu (59 tuổi), một người dân địa phương lo lắng: “Cứ như thế này thì những cái ao sẽ bị nuốt chửng do biển xâm thực”.

Tại Việt Nam, cơ quan chính phủ đã đo đạc nước biển trung bình dâng cao 2,8mm mỗi năm. Chính phủ đã tính toán rằng nếu trái đất ấm dần lên và đến năm 2100 nước biển dâng cao tối đa là 1m thì ít nhất 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 10-12% diện tích khu vực có người dân sinh sống trên toàn đất nước sẽ biến mất. Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu Nguyễn Văn Tuệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Chính phủ đang nghiên cứu kế hoạch di dời người dân ở ven biển vào sâu trong nội địa”.

 

(Bài viết đăng trên báo Asahi của Nhật Bản)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động