Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Philippines: Phía sau một thỏa thuận là....

Vũ Đăng Minh
Mấu chốt trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin được tháo gỡ là "điềm lành" được báo trước? Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lĩnh trọng trách trong chuyến công cán đầu tiên ở Đông Nam Á, khẳng định Mỹ “không làm ngơ, không xem nhẹ” các đồng minh, đối tác ở khu vực. Nếu ở Singapore, Việt Nam là những tín hiệu khả quan, thì với Philippines là sự đan xen giữa hy vọng và lo lắng.

Khi điều lo lắng không xảy ra, dư luận lại dấy lên câu hỏi: bất ngờ hay không bất ngờ?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana  sau cuộc gặp song phương tại Camp Aguinaldo, Quezon City, Metro Manila ngày 30/7. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana sau cuộc gặp song phương ngày 30/7. (Nguồn: Reuters)

Bất ngờ

Bất ngờ, trước hết bởi ý nghĩa, tầm quan trọng của Thỏa thuận các lực lượng viếng thăm (VFA), ký kết năm 1998. VFA tạo khung khổ pháp lý cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ đến Philippines, tham gia các cuộc diễn tập thường niên và các hoạt động nhân đạo khác.

VFA quy định điều kiện tập trận chung, quân đội Mỹ hiện diện ở Philippines, không phải chấp hành yêu cầu về hộ chiếu, thị thực và duy trì quyền xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của binh sĩ Hoa Kỳ, trừ một số trường hợp đặc biệt…

VFA liên quan chặt chẽ đến việc thực thi Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) ký từ năm 1951 - chỉ dấu quan trọng của quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines. VFA càng có ý nghĩa chiến lược trước sự đối đầu căng thẳng Mỹ-Trung Quốc.

Hủy bỏ VFA có thể xem là biểu tượng cho chính sách “xoay trục” sang Trung Quốc của Manila. Đồng minh lâu đời còn hành xử vậy, có khác nào nói Mỹ thất bại trong việc củng cố, tăng cường quan hệ liên kết ở khu vực, nhằm đối trọng với Trung Quốc.

Thuyết phục Tổng thống Rodrigo Duterte khôi phục VFA là “cái đinh” trong chuyến thăm của Bộ trưởng Lloyd Austin. Món đồ giá trị càng lớn thì càng bất ngờ khi nhận được.

Bất ngờ đến từ chính cách hành xử của Tổng thống Rodrigo Duterte. Ông Duterte đã hơn một lần tuyên bố tách khỏi Mỹ cả về quân sự và kinh tế; 3 lần quyết định “đóng băng” VFA rồi lại tạm dừng thực hiện.

Chính Mỹ đã phải thừa nhận “cửa ngõ ra vào (khu vực) của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Vậy nên, quyết định của Tổng thống Rodrigo Dudeter khôi phục hoàn toàn VFA là món quà giá trị, thành công có thể “cầm nắm” được trong chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Bộ trưởng Lloyd Austin thở phào, “trút được gánh nặng”.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc hào hứng tuyên bố “điều này mang lại sự chắc chắn cho chúng tôi trong tương lai. 2 bên có thể lên kế hoạch trước 1 cách dài hạn”.

Vậy nên, không bất ngờ mới là lạ.

Nhiều học giả quốc tế cũng bất ngờ, bởi những dự báo bi quan trước chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng Lloyd Austin. Và lại càng bất ngờ khi việc đại sự được quyết định chỉ trong vòng “một nốt nhạc” (cuộc gặp giữa Tổng thống Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7).

Ngay đến người nhà, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng phải thốt lên: không rõ vì sao Tổng thống Rodrigo Dudeter lại đảo ngược quyết định trước đó của mình!

Và không bất ngờ

Trước chuyến thăm, Mỹ đã có nhiều hành động để thuyết phục Tổng thống Philippines. Hai bên thỏa thuận tập trận chung kéo dài 2 tuần, từ ngày 12/4. Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn 3 gói hợp đồng bán máy bay tiêm kích và tên lửa cho Philippines trị giá 2,5 tỷ USD…

Sự không bất ngờ cũng đến từ cách ứng xử sáng “nắng chiều mưa” của Tổng thống Rodrigo Dudeter. Ông tuyên bố hủy Thỏa thuận, rồi lại tạm dừng, 3 lần chỉ trong chưa đầy 1 năm.

Với lý do không mấy thuyết phục, phản đối Mỹ không cấp thị thực cho 1 nghị sĩ thân tín với Tổng thống. Hay Tổng thống Rodrigo Dudeter đe dọa hủy thỏa thuận nếu Mỹ không cung cấp vaccine Covid-19!...

Thỏa thuận là công cụ để Tổng thống Rodrigo Dudeter “mặc cả” với cả Trung Quốc lẫn Mỹ. VFA được xem như “cái phao” cho Philippines, nhất là trong tình trạng Trung Quốc gia tăng hành động cứng rắn ở Biển Đông. Vì vậy, Tổng thống Rodrigo Dudeter không dại gì từ bỏ một công cụ có giá trị như vậy.

Hủy hay khôi phục cũng là một cách “làm giá”!

Chỉ còn gần 1 năm trong nhiệm kỳ. Tổng thống Rodrigo Dudeter cố gắng ghi điểm để hy vọng đắc cử Phó Tổng thống trong kỳ bầu cử 2022. Vậy nên, ông không thể không cân nhắc lời cảnh báo, nhất là từ quân đội: đừng bỏ mất gói viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD/năm và các hỗ trợ tình báo, nhân đạo của Mỹ, làm phai nhạt quan hệ kinh tế song phương…

Hãy nghe lời giải thích của người phát ngôn Tổng thống Philippines, Harry Roque: dựa trên việc duy trì lợi ích chiến lược cốt lõi của Philippines… và sự rõ ràng trong quan điểm của Mỹ đối với các nhiệm vụ và cam kết của nước này (Mỹ) theo MDT.

Vậy là rõ, Tổng thống Philippines đưa ra các điều kiện. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định rõ hơn cam kết. Khi điều kiện được trao đổi, tính toán được thỏa mãn, thì khôi phục VFA là chuyện có thể hiểu được.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7. (Nguồn: Reuters)
Cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Dudeter với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin kéo dài 1 giờ 15 phút tối 29/7. (Nguồn: Reuters)

Liệu có bền vững

Câu hỏi của dư luận cũng không bất ngờ. Bởi VFA phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thứ nhất, là hành động của Mỹ. Kiểu phản ứng nửa vời, nặng về tuyên bố trước các hành động cứng rắn của Trung Quốc ở bãi Scarborough, ở Biển Đông… thời gian qua, sẽ khó tạo tin tưởng cho đồng minh, đối tác.

Thứ hai, tùy thuộc vào chính sách và hành động của Bắc Kinh đối với ASEAN, Biển Đông. Nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách “củ cà rốt” và “cây gậy” khôn khéo hơn, Philippines sẽ khó thoát vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhưng nếu Trung Quốc cứ hành động cứng rắn, bất chấp phản ứng của dư luận khu vực, thì càng đẩy Philippines tìm phao cứu sinh từ bên ngoài, nhất là Mỹ.

Thứ ba, quyết định nhất vẫn là quan điểm của chính phủ Philippines sau cuộc bầu cử năm 2022. Di sản của chính quyền đương nhiệm để lại cho chính quyền mới không dễ giải quyết.

Dựa vào một bên để chống lại bên kia là hạ sách, lợi bất cập hại, là “nước xa không cứu được lửa gần”. Độc lập, tự chủ không hề đối lập với tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ quốc tế. Nhưng sử dụng các mối quan hệ, liên quan đến an ninh, chủ quyền quốc gia, để mặc cả, đổi chác lợi ích trước mắt hẳn là điều tối kỵ.

Lầu Năm Góc nói gì về việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai ở Philippines? Lầu Năm Góc nói gì về việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ triển khai ở Philippines?

Ngày 30/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký năm ...

Philippines khôi phục hoàn toàn VFA, Mỹ trút một 'gánh nặng'

Philippines khôi phục hoàn toàn VFA, Mỹ trút một 'gánh nặng'

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 30/7 cho biết nước này đã khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động