Hội nghị Bộ Tứ và chiến lược tập hợp lực lượng trong bối cảnh mới

Bộ Tứ - Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)

Minh Vũ
TGVN. Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có một dòng chảy khác với xu thế toàn cầu hóa là liên kết lực lượng theo nhóm, khu vực. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ-Trung Quốc và các thách thức an ninh thúc đẩy Bộ Tứ tập hợp lực lượng, đối trọng với Trung Quốc. Ý tưởng đã định hình, nhưng con đường đến đích còn nhiều trắc trở.

Bộ Tứ - Từ yên ắng đến hồi sinh (kỳ 1)
Các nhà lãnh đạo Bộ Tứ: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2017. (Nguồn: Financial Times)

Ra đời và 10 năm yên ắng

Đại họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 làm khoảng 23.000 người dân thiệt mạng là nguyên cớ thúc đẩy sự hợp tác giữa Mỹ, Nhật Bản, Austrailia và Ấn Độ để khắc phục hậu quả. Đó là một gợi ý đáng quan tâm cho những tính toán chiến lược.

Tháng 8/2007, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ, khởi xướng ý tưởng táo bạo kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương thành một châu Á rộng lớn hơn. Sau đó, ông kêu gọi Mỹ, Australia, Ấn Độ cùng Nhật Bản - “những nền dân chủ với tư duy tương đồng” phối hợp, trao đổi về các vấn đề an ninh mà các bên có chung lợi ích.

Năm 2007 được xem là một dấu mốc khởi đầu của Bộ Tứ (Quad), hay còn gọi là “Tứ giác kim cương”. Danh xưng “Tứ giác kim cương” hàm chứa vai trò có giá trị “kim cương” của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ ở khu vực. Một khi chính thức hóa, thể chế hóa sự liên kết của Bộ Tứ sẽ tạo ra một cấu trúc bền vững, có độ cứng cao như kim cương!

Những năm sau đó, Bộ Tứ duy trì một số cuộc đối thoại, diễn tập quân sự… Năm 2012, Bộ Tứ tổ chức đối thoại ở Nhật Bản với chủ đề “Chia sẻ thương mại và hợp tác quốc phòng khu vực Ấn Độ Dương”.

Nhưng về tổng thể 10 năm (2007-2017), từ thời điểm khởi đầu, hoạt động của Bộ Tứ khá im ắng. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng, nó sẽ dao động. Nếu không có thêm tác động, con lắc, dù bằng kim cương cũng sẽ dao động tắt dần bởi lực cản. Có thể so sánh như vậy về những năm đầu của Bộ Tứ.

Thủ tướng Nhật Bản đánh giá Bộ Tứ có “tư duy tương đồng” nhưng lợi ích, mục đích của từng thành viên có thời điểm không hoàn toàn đồng nhất. Australia muốn giới hạn trong hợp tác thương mại. Ấn Độ không muốn tăng cường quan hệ an ninh. Hai nước có phần ngại phản ứng bất lợi từ Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng nhất của Nhật Bản. Mỹ phân tán sự quan tâm cho nhiều địa bàn chiến lược, loay hoay trong chính sách “Xoay trục”, “Tái cân bằng” của Tổng thống Barack Obama và cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 với kết quả bất ngờ ở phút thứ 89.

Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, họ chưa định hình rõ ràng là một liên minh, một diễn đàn an ninh hay chỉ là mở rộng đối thoại chiến lược 4 bên? Ông Anil Jai Singh, Phó Chủ tịch Quỹ Hàng hải Ấn Độ cho rằng: Rõ ràng sẽ không thông minh nếu Bộ Tứ thực sự xem đối trọng với Trung Quốc là mục tiêu!

Tin liên quan
Nhóm Bộ tứ kim cương họp Ngoại trưởng: Vững tay đôi, chắc tay tư Nhóm Bộ tứ kim cương họp Ngoại trưởng: Vững tay đôi, chắc tay tư

Nhà nghiên cứu Dhruva Jaishankar, Viện Brookings Ấn Độ nhận xét: Bộ Tứ sẽ là cơ chế hợp tác “không hiệp ước”, chỉ nhằm khai thác lợi thế kinh tế sẵn có để tạo lập hòa bình, ổn định khu vực. Và như thế, Bộ Tứ chưa đảm nhận vai chính trên “sân khấu khu vực”!

Đến lúc hồi sinh

Bối cảnh thế giới khu vực những năm cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI có nhiều biến động, nổi lên nhiều thách thức an ninh mới, phức tạp. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là địa bàn trọng điểm chiến lược, nơi hội tụ của 3 nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản); 7/8 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Timor Leste, Papua New Guinea…); 7/10 quốc gia có quy mô lực lượng quân đội hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Austrailia).

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhận định, kiểm soát được khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về cơ bản kiểm soát được thế giới. Quan trọng như vậy, nhưng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ có các hiệp ước song phương (Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, Hiệp ước phòng thủ song phương Mỹ-Hàn) và các “tam giác quan hệ” Mỹ-Ấn-Nhật, Mỹ-Nhật-Austrailia, thiếu một cơ chế an ninh chung toàn khu vực.

Trong khi Mỹ đang vướng bận tại các điểm nóng ở Trung Đông, Bắc Phi, địa bàn châu Âu, bán đảo Triều Tiên… thì Trung Quốc mạnh mẽ triển khai Sáng kiến Vành đai và Con đường, với sự tham gia của hơn 100 quốc gia, 2.600 dự án, hình thành hệ thống cảng biển, đường giao thông kết nối nhiều châu lục, thiết lập các chuỗi đảo, vành đai an ninh trên Biển Đông, tạo lợi thế ở châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latin…

Trước nguy cơ mất vị thế trên nhiều địa bàn chiến lược, Mỹ không thể không hành động mạnh hơn. Ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017, Tổng thống Donald Trump nêu ý tưởng về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), được dư luận đánh giá là bước đột phá trong chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á.

Mỹ mở rộng phạm vi địa lý của chiến lược ra toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương và các quốc gia bao quanh. Với phạm vi bao trùm, Bộ Tứ dự tính sẽ tạo được lợi thế, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng sang Ấn Độ Dương.

Mỹ đưa ra khái niệm “Tự do” (tôn trọng các quyền cơ bản, không bị cưỡng bức chủ quyền…) và “Rộng mở” (các tuyến giao thông hàng hải, hàng không mở, đầu tư, thương mại và cơ sở hạ tầng mở…) nhằm thu hút rộng rãi các đối tác.

Mục tiêu cốt lõi của FOIP là lấy Bộ Tứ làm hạt nhân, tập hợp lực lượng, thắt chặt quan hệ với các đối tác nhằm kiềm chế, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực; duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, sức mạnh quân sự, ngoại giao của Mỹ trên địa bàn trọng điểm chiến lược.

Để thực thi FOIP, không thể không tăng cường vai trò, thúc đẩy hoạt động của Bộ Tứ.

Ý đồ chiến lược của Mỹ và các thành viên Bộ Tứ cộng hưởng với sự lo ngại của nhiều nước về các thách thức an ninh, kinh tế… là động lực thúc đẩy Bộ Tứ hồi sinh. Nhiều nước trông chờ sự cân bằng, ổn định hơn trong khu vực từ FOIP và Bộ Tứ. Nhưng cũng không ít nước lo ngại sự đối kháng giữa hai tập hợp lực lượng gây phức tạp tình hình khu vực, thế giới.

bo tu tu yen ang den hoi sinh ky 1
Năm 2007 được xem là một dấu mốc khởi đầu của Bộ Tứ (Quad), hay còn gọi là “Tứ giác kim cương”. Danh xưng “Tứ giác kim cương” hàm chứa vai trò có giá trị “kim cương” của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ ở khu vực.

Nhân tố Trung Quốc

Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng, cùng những hành động kiên quyết của Trung Quốc không chỉ đe dọa vị thế số một, lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn gây lo ngại cho các thành viên khác của Bộ Tứ. Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản chỉ rõ: Trung Quốc “thay đổi nguyên trạng bằng cách cưỡng bức ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku”.

Nhà phân tích quốc phòng Jagannath thuộc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) nhận xét: Sự vươn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp Ấn Độ Dương và châu Phi là điều đáng báo động, đặc biệt là đối với Ấn Độ, Nhật Bản.

Ý đồ chiến lược của Mỹ và các thành viên Bộ Tứ cộng hưởng với sự lo ngại của nhiều nước về các thách thức an ninh, kinh tế… là động lực thúc đẩy Bộ Tứ hồi sinh.

Nếu giai đoạn trước, Ấn Độ, Australia có phần do dự thì nay đã thay đổi thái độ. Xung đột biên giới Trung-Ấn buộc Ấn Độ tăng cường hợp tác với Mỹ và Bộ Tứ.

Căng thẳng thương mại, pháp lý với Trung Quốc thúc đẩy Australia có nhiều hành động mạnh mẽ, tăng cường hợp tác, tham gia tập trận chung…

Gần đây, Ấn Độ và Australia đã ký Hiệp định quốc phòng nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện (CSP), thỏa thuận hỗ trợ hậu cần lẫn nhau (MLSA), thỏa thuận bố trí khoa học và công nghệ quốc phòng… Xu hướng lập các “nhóm không Trung Quốc” cũng đang lặng lẽ diễn ra.

Đại dịch Covid-19 cũng là một tác nhân. Hậu quả nặng nề của đại dịch tác động mạnh mẽ, nhiều mặt trên toàn cầu, dẫn đến những thay đổi về tư duy, hành động, cấu trúc chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế. Cạnh tranh thương mại Trung-Mỹ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đe dọa suy thoái kinh tế thế giới.

Trong lịch sử từng xảy ra khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 hay việc Trung Quốc cắt giảm nguồn cung cấp đất hiếm (nguyên liệu không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp) cho Nhật Bản năm 2010 sau va chạm ở vùng biển gần Senkaku… Nguy cơ đó đang tái diễn trong đại dịch Covid-19. Các nước ngày càng thấy rõ sự phụ thuộc vào cung ứng từ một nước vô cùng nguy hiểm.

Tình thế thúc đẩy Bộ Tứ hồi sinh, hoạt động mạnh mẽ hơn, thực chất hơn. Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Lalit Kapur dự báo: Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong tương lai sẽ được định hình bởi “tham vọng của Trung Quốc, lợi ích của Ấn Độ, sự trỗi dậy trở lại của Nhật Bản, sự tự tin của Australia và nhận thức của ASEAN”.

Nói Trung Quốc thúc đẩy Bộ Tứ hồi sinh có vẻ hài hước, nhưng không phải không có lý.

Năm 2019, diễn ra hội nghị chính thức đầu tiên cấp bộ trưởng Bộ Tứ ở New York. Tháng 3/2020, Mỹ dự kiến họp hội nghị cấp thứ trưởng Bộ Tứ trực tuyến mở rộng thêm Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam trao đổi về Mạng lưới kinh tế thịnh vượng nhằm phối hợp hoạt động thương mại, chia sẻ công nghệ, đối phó với đại dịch, đưa kinh tế thế giới trở lại bình thường.

Ngày 19/7, Mỹ, Nhật Bản, Australia diễn tập hải quân ở vùng biển Philippines gần như đồng thời với diễn tập Mỹ - Ấn ở vùng biển Ấn Độ…

Một thời gian ngắn sau đó, ngày 6/10, tại Nhật Bản, khai mạc hội nghị cấp bộ trưởng Bộ Tứ lần thứ hai, hội nghị đầu tiên hậu đại dịch Covy-19… Tần suất hoạt động chưa từng thấy của Bộ Tứ.

(còn tiếp)

Bộ Tứ nhóm họp tại Tokyo: Thông điệp đã đủ 'cứng' để nhắm tới Trung Quốc?

Bộ Tứ nhóm họp tại Tokyo: Thông điệp đã đủ 'cứng' để nhắm tới Trung Quốc?

TGVN. Các nhà ngoại giao trong nhóm Bộ Tứ (Quad) đã gặp gỡ tại Nhật Bản với mong muốn tìm được tiếng nói chung trong ...

Mỹ hối thúc nhóm Bộ Tứ đối phó Trung Quốc, Bắc Kinh phản đòn

Mỹ hối thúc nhóm Bộ Tứ đối phó Trung Quốc, Bắc Kinh phản đòn

TGVN. Ngày 6/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hối thúc các nước đồng minh là Nhật Bản, Australia và Ấn Độ tăng cường phối ...

Trung Quốc lên tiếng về cuộc họp Ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ

Trung Quốc lên tiếng về cuộc họp Ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ

TGVN. Ngày 30/9, nhật báo The Australian cho hay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã quan ngại sâu sắc về cuộc họp các Ngoại trưởng ...

Minh Vũ

Đọc thêm

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Cách chủ đề Ngày Trái Đất trên Messenger siêu đẹp mà bạn nên thử

Hưởng ứng sự kiện Ngày Trái Đất năm 2024, Messenger đã cho ra mắt chủ đề đoạn chat mới cực đẹp. Nếu bạn vẫn chưa biết cách đổi chủ đề ...
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Hiện nay nền tảng học trực tuyến miễn phí lớn nhất thế giới, Khan Academy đã được dịch sang gần 60 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên, ...
Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động