Bốn lối thoát cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Theo National Interest, có 4 giải pháp khả thi để các bên thực sự hướng tới một cuộc đàm phán nhằm ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien Hàn Quốc, Mỹ phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên
bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien Italy trục xuất Đại sứ Triều Tiên

Ngoại giao và đàm phán luôn là lựa chọn tối ưu trong giải quyết xung đột. Điều này cũng đúng trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, National Interest cho rằng, trước khi nêu lên những đề xuất này, người ta cần phải gạt bỏ hai sai lầm “huyền thoại”. Trước hết là ý kiến cho rằng mọi nỗ lực đàm phán với Triều Tiên đều sẽ thất bại, kết luận bắt đầu có từ sau sự sụp đổ của Thỏa thuận khung năm 1994, và thứ hai là “niềm tin” quá lớn đặt vào khả năng các đòn trừng phạt sẽ đủ sức ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên.

bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien
Trong một đoạn video tuyên truyền do truyền thông Nhà nước Triều Tiên phát đi ngày 26/9 cho thấy hình ảnh mô phỏng một máy bay ném bom B-1B bị một quả tên lửa tấn công. (Nguồn: AP)

Giải pháp kép của Trung Quốc

Giới ngoại giao Trung Quốc đang rất tích cực thúc đẩy các giải pháp ngoại giao để giải tỏa thế bế tắc trên Bán đảo Triều Tiên. Tháng 3/2017, Ngoại trưởng Vương Nghị vạch ra kế hoạch tạm gọi là “đình chỉ kép”, theo đó Bình Nhưỡng sẽ dừng tất cả các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ kế hoạch tập trận song phương. Đáng tiếc là đề xuất này không nhận được sự quan tâm và cân nhắc thỏa đáng của giới chuyên gia trên truyền thông Mỹ.

Một đề xuất tương tự, nhưng toàn diện hơn, được gọi là “lộ trình kép” đã được hai học giả là Wang Sheng và Ling Shengli đưa ra trong một bài viết mang tính học thuật trên tạp chí Diễn đàn Đông Bắc Á. Điểm cốt lõi của đề xuất này là kết hợp mục tiêu phi hạt nhân hóa với một giải pháp khác dựa trên “cơ chế giảm thiểu thù địch - xây dựng hiệp ước hòa bình”.

Hai tác giả cho rằng tiến trình hòa bình cần được thúc đẩy một cách tuần tự theo 4 giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Triều Tiên chấp nhận đình chỉ chương trình phát triển vũ khí để đổi lấy một số khoản bồi thường.

Giai đoạn 2: Diễn ra từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Mỹ và Hàn Quốc hạn chế hoặc thậm chí là đình chỉ các cuộc tập trận, trong khi Triều Tiên chấp thuận công tác thanh sát và phi hạt nhân hóa. Song song với đó là các nỗ lực giúp Triều Tiên mở cửa nền kinh tế.

Giai đoạn 3: Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 là thời điểm diễn ra các biện pháp tăng cường an ninh thông qua việc xúc tiến tiến trình phi hạt nhân hóa một cách bền vững, thiết lập các điều kiện để Triều Tiên “có thể trở thành một thành viên bình thường trong cộng đồng quốc tế”.

Giai đoạn 4: Từ năm thứ 8 đến năm thứ 13, các bên có thể ký kết một tạm ước hòa bình, và khi Triều Tiên tin tưởng hơn vào các nước láng giềng, Triều Tiên có thể đảm bảo các lợi ích quốc gia hiệu quả hơn bằng việc chú trọng hơn vào các mục tiêu kinh tế thay vì quân sự.

Hợp tác từng bước

Đề xuất trên có những ưu điểm nhất định bởi nó chú trọng mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, song nghiêm túc hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh, kinh tế cho Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giải pháp này thiếu tính cụ thể và nó phần nào phản ánh sự thất vọng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng khi kêu gọi nước láng giềng phi quân sự và “cởi mở hơn với thế giới”. Những mục tiêu ấy rất đáng hoan nghênh, nhưng lại thiếu thực tế khi hướng đến một thỏa thuận nhằm cải tổ mạnh mẽ quan điểm và hành động của bộ máy lãnh đạo ở Triều Tiên.

Một giải pháp thực dụng hơn không phải là dựa vào những cải cách ở trong nước mà là những lợi ích chiến lược bền vững cho tất cả các bên. Giải pháp này bao gồm từ những bước đi mang tính biểu tượng và tương đối nhỏ, cho tới những hứa hẹn to lớn hơn. Trước hết, Mỹ có thể đề xuất quân đội Trung Quốc tham gia cùng quân đội Mỹ trong một số lĩnh vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và thậm chí là cả Triều Tiên có thể cùng tham gia các cuộc tuần tra đa phương để giám sát các hoạt động đánh bắt cá hoặc tìm kiếm cứu nạn.

Những bước tiếp theo trong giải pháp này sẽ là việc quân đội Mỹ tiến hành kế hoạch rút quân mang tính biểu tượng để đổi lấy việc Bắc Kinh và Bình Nhưỡng khôi phục hiệp ước quốc phòng 1961, cho phép quân đội Trung Quốc có thể quay lại Triều Tiên trong giới hạn nhất định.

Sau khi cán cân này đã được thiết lập, Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp, trong khi Trung Quốc giám sát kho hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nếu chương trình phát triển vũ khí đóng băng, hai bên có thể bắt đầu từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có thể thúc đẩy một mối quan hệ quân sự. Cuối cùng, thành quả của giải pháp này có thể sẽ là việc Washington chấp thuận rút quân (dù không phải toàn bộ) khỏi Bán đảo Triều Tiên để đổi lấy tiến trình phi hạt nhân hóa (với các biện pháp ngăn chặn phổ biến) dưới sự giám sát của Trung Quốc.

bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien
Để giải quyết khủng hoảng ở Bán đảo Triều Tiên cần sự phối hợp từ nhiều phía. (Nguồn: AP)

“Chiếc ô an ninh”

Phi hạt nhân hóa đổi lấy các đảm bảo an ninh là giải pháp hoàn toàn khả thi. Điều này đã được chứng minh qua việc cố Tổng thống Mỹ John Kennedy đưa ra “cam kết không xâm lược” đối với Cuba trong khuôn khổ thỏa thuận để nước này dỡ bỏ các tên lửa của Xô Viết. Thượng nghị sỹ Rand Paul đã ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận này khi nêu lên đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Ông cho rằng, quân đội Trung Quốc có thể được đưa đến Khu vực Phi Quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên.

Nhiều chiến lược gia Trung Quốc cũng có chung quan điểm này và họ từng nhiều lần nhấn mạnh tới sức mạnh ngày càng tăng cũng như mong muốn bảo vệ Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên có thể ổn định nhờ việc khôi phục thế lưỡng cực với sự hiện diện của các cường quốc như trong giai đoạn những năm 1950. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản của giải pháp này là Bình Nhưỡng có thể không đủ tin tưởng Bắc Kinh để chấp nhận đề xuất được Trung Quốc bảo vệ an ninh và đổi lấy việc phi hạt nhân.

Sự quan tâm của Moscow - Tokyo

Để củng cố giải pháp “chiếc ô an ninh”, người ta có thể tìm kiếm sự ủng hộ của một cường quốc quân sự khác, chẳng hạn như Nga, để thiết lập một nhóm các nước lớn bảo vệ Triều Tiên. Điều này là hoàn toàn có thể khi xét đến mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa Nga và Trung Quốc.

Hướng giải quyết này cũng có thể hiệu quả hơn nếu có được những “củ cà rốt” kinh tế, mà Nhật Bản hoàn toàn đủ khả năng trở thành một nhân tố hữu ích. Chắc chắn quốc gia thịnh vượng nhất Đông Bắc Á có thể hỗ trợ quốc gia nghèo nhất khu vực trong rất nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng năng lượng, giao thông cho đến hệ thống chăm sóc sức khỏe. Giới lãnh đạo Nhật Bản đang rất không hài lòng khi tỷ lệ cử tri ủng hộ ngày càng giảm do những lo ngại về nguy cơ của cuộc khủng hoảng. Tokyo cần tăng cường các biện pháp răn đe để tăng giá trị cho các “phần thưởng” nhằm tiến tới phi hạt nhân hóa, hoặc ít nhất là cũng ngăn chặn các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên.

Mỹ và Trung Quốc đã vấp phải nhiều thất bại trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, song các cường quốc khác, cụ thể là Nga và Nhật Bản, có thể có những quân bài quan trọng để làm dịu những căng thẳng này.

bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien Nga kêu gọi đảm bảo an ninh cho Triều Tiên

Ngày 26/9, Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Ulyanov đã tiếp ...

bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien LHQ mở rộng danh sách cấm vận vũ khí thông thường đối với Triều Tiên

Ủy ban Liên hợp quốc (LHQ) về trừng phạt Triều Tiên đã mở rộng danh sách các loại vũ khí thông thường có công nghệ ...

bon loi thoat cho cuoc khung hoang trieu tien Những hình ảnh chưa từng thấy ở Triều Tiên

Triều Tiên có thể sẽ thử bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương. Bên trong quốc gia bí ẩn sở hữu bom hạt nhân và ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động