Brazil “tỉnh giấc”

Brazil vẫn quen với những lời ca tụng là một nơi đến đầy hứa hẹn trong tương lai. Nhưng quốc gia này cũng đang bắt đầu hành động - "gã khổng lồ" thực sự đã tỉnh giấc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Brazil sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới trước năm 2050?

Tương lai đã thành hiện thực

Brazil được biết đến như là một quốc gia giàu tiềm năng. Đây là nơi có nguồn nước sạch lớn nhất thế giới, có rừng nhiệt đới rộng lớn nhất, đất đai màu mỡ có thể trồng ba vụ mùa một năm, khoáng sản dồi dào. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã mệnh danh Brazil là quốc gia đầy triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, nhà sản xuất ô tô Henry Ford đã đổ nhiều tiền đầu tư vào trồng cao su ở khu vực Amazon phục vụ cho ngành sản xuất lốp ô tô.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin rằng với dân số 192 triệu người và đang không ngừng gia tăng, Brazil có thể trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới vào giữa thế kỷ này cùng với Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Các chuyên gia tài chính xếp quốc gia Nam Mỹ này vào nhóm các nền kinh tế đang nổi mạnh nhất thế giới BRIC - khi mức GDP của Brazil hiện tại đã ngang bằng với Ấn Độ và Nga. Thậm chí, Brazil còn được dự đoán rằng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới trước năm 2050. Ý thức được vị thế và vai trò của mình, và với sự ủng hộ của nhiều nước như Đức, Nhật Bản hay Ấn Độ, các nhà lãnh đạo Brazil đang tìm kiếm một ghế thường trực trong HĐBA LHQ.

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang rung chuyển thế giới nhưng dường như mọi việc khá bình ổn đối với Brazil. Quốc gia này có thể tự cung cấp dầu và với nhiều mỏ dầu mới phát hiện, Brazil có thể trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn. Nếu trong thập kỷ 1970, Brazil từng phải sử dụng tới hơn một nửa lợi nhuận thương mại để trang trải cho chi phí xăng dầu, thì hiện tại họ đã có khả năng tự cung tự cấp loại nhiên liệu này nhờ vào công nghệ khai thác tại các vùng biển sâu của tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Với khả năng thủy điện khổng lồ, nguồn dầu khí phong phú và nhiên liệu sinh học dồi dào, Brazil đang sở hữu một tiềm năng năng lượng đáng ghen tị. Năm 2008, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Brazil tăng 30% trong bối cảnh dòng FDI đổ vào quốc gia khác giảm 14%.

Hầu hết thành công của quốc gia này là nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn của các chính phủ gần đây. Hai tổng thống Fernando Cardoso và Luiz Inácio Lula da Silva đều có uy tín rộng rãi trên trường quốc tế. Ông Cardoso là một học giả, một nhà xã hội học tầm cỡ của thế giới và xuất thân từ một gia đình quyền quý. Hai vị tổng thống này là hai phong cách, cá tính trái ngược nhau nhưng đều thi hành một chính sách đối ngoại tương đồng. Đối với Cardoso, Brazil trước hết cần hoàn thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn ông Lula tham vọng đưa Brazil tiến xa hơn nữa, tới vị trí tương xứng với các cường quốc trên thế giới.

Thành viên tích cực

Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới bước vào toàn cầu hóa nhưng Brazil vẫn cảm nhận được sự cô lập của mình sau hai thập kỷ dưới chế độ quân sự. Các nhà lãnh đạo Brazil ý thức được rằng cần phải tăng cường sự hiện diện ở bên ngoài, tham gia tích cực vào các quyết định quốc tế quan trọng. Brazil chỉ có thể đảm bảo được quyền tự chủ và các lợi ích của mình khi là một thành viên tích cực trong các vấn đề quốc tế và tham gia và các cuộc đàm phán chủ chốt.

Việc Brazil năm 1977 gia nhập Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà suốt 30 năm trước đó quốc gia này kịch liệt phản đối được coi như là một bước ngoặt. Năm 1998, Brazil tình nguyện bỏ quyền sử dụng hạt nhân với mục đích quân sự, được thể hiện trong hiến pháp. Tuy nhiên, Brazil vẫn chống lại một NPT cho phép 5 cường quốc được giữ lại những vũ khí hạt nhân cũng như những hiệp ước đa phương khác theo xu hướng này.

Chính sách đối ngoại của Brazil luôn được biểu hiện một cách hòa bình và không có bất kỳ ý tưởng đối đầu nào. Bài diễn văn nhậm chức tổng thống và các bài diễn văn khác của ông Lula có giọng điệu gay gắt hơn so với người tiền nhiệm nhưng sự nhã nhặn truyền thống trong ngoại giao cũng không mất đi. Mối quan hệ khá ấm nồng giữa Brasilia và Washington đã thể hiện điều này.

Hoạt động tích cực tại Liên Hợp quốc, Brazil cũng đóng vai trò quan trọng tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều cho thấy tham vọng toàn cầu của của "gã khồng lồ" Nam Mỹ này. Xuất phát từ quan điểm tất cả các nước thành viên đều bình đẳng và rằng các vấn đề thương mại, đặc biệt là tự do hóa trao đổi nông nghiệp, là một trong những ưu tiên, Brazil đã tỏ ra rất tích cực trong WTO và đặc biệt là tại Doha năm 2001 trong quá trình khởi động một chu kỳ đàm phán thương mại đa phương mới.

Gam màu tối và sáng

Brazil đứng thứ 5 thế giới về diện tích và dân số nhưng chỉ xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng về thương mại (chiếm khoảng 1% trao đổi toàn cầu). Mặt khác, nền kinh tế thứ 10 thế giới chỉ xếp thứ 64 về các chỉ số phát triển con người (HDI). Đất nước giàu tài nguyên này vẫn còn khoảng 50 triệu người dân sống dưới mức nghèo khổ, tỷ lệ nghèo đói cao gấp 3 lần các nước có thu nhập bình quân tương đương. Trong 20 năm qua, chỉ số phát triển kinh tế của Brazil chỉ ở mức 2,5% so với mức trung bình 8,7% của những năm 1970. Như thế, sự năng động của Brazil vẫn còn kém xa so với các nền kinh tế châu Á.

Tuy vậy, với nền dân chủ ổn định, các cơ chế tài chính lành mạnh, khuynh hướng điều hành kinh tế vĩ mô một cách thực tế, đã cho phép quốc gia này tận dụng tối đa lợi thế từ các bước phát triển của nền kinh tế thế giới. Brazil đang là điểm đến ưa chuộng của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Brazil cũng đang tỏa ra khắp thế giới. Năm 2006, Brazil đã đầu tư ra nước ngoài 26 tỷ USD và giờ đây nền kinh tế này ít bị tác động với các cuộc khủng hoảng tài chính từ bên ngoài hơn so với cách đây một thập kỷ.

Thêm nữa, Brazil có một điểm khác cơ bản với những "ngôi sao" khác trong BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), khi không sở hữu một trong những sức mạnh quân sự đáng sợ nhất: vũ khí hạt nhân, không triển khai các lực lượng quân sự tại nước ngoài. Nhưng đó cũng chính là con át chủ bài để Brazil duy trì vai trò và uy tín của mình trong cuộc chơi toàn cầu.

Ngân Thơ (Theo Economist, lapluma.net)

Đọc thêm

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động