Brexit đe dọa trật tự thế giới hiện đại

Brexit hé mở khả năng sắp diễn ra một cuộc sắp xếp lại quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, các đường biên giới và các hệ tư tưởng trên toàn thế giới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i AIIB sẽ tham gia giải quyết tình hình hậu Brexit
brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i Ngoại trưởng 6 nước sáng lập EU họp khẩn vì Brexit

The New York Times (Mỹ) ngày 26/6 có bài viết nhận định việc nước Anh quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) không chỉ đe dọa làm tan rã khối này mà còn đặt ra một nguy cơ lớn hơn nhiều, đó là trật tự thế giới hậu năm 1945 do Mỹ và các đồng minh của Mỹ đề ra có thể cũng sẽ bị tan rã. 

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i
Tranh biếm họa về xu thế rời bỏ EU hậu Brexit. (Nguồn: The Guardian)

Khởi đầu cho sự suy yếu

Theo tác giả nhận định, sự kiện Brexit sẽ chỉ là một trong nhiều diễn biến có liên quan đến nhau hé mở khả năng sắp diễn ra một cuộc sắp xếp lại quyền lực, các mối quan hệ kinh tế, các đường biên giới và các hệ tư tưởng trên toàn thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đã làm xói mòn lòng tin vào những học thuyết kinh tế tự do. Chủ nghĩa dân túy trở nên phổ biến trên khắp phương Tây. Các đường biên giới ở Trung Đông bị xói mòn do sự nổi lên của những cuộc xung đột phe phái. Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán còn nước Nga thì hành xử phiêu lưu hơn. Những dòng người tị nạn đông kỷ lục từ những vùng đất nghèo và bị chiến tranh tàn phá vượt đất liền và biển để đến những vùng đất hứa mà họ biết đến thông qua những phương tiện thông tin hiện đại. Tất cả những điều này đặt ra thách thức chưa từng có đối với những thể chế và những liên minh phương Tây được hình thành sau Chiến tranh thế giới Hai và gần như thống trị thế giới từ đó đến nay.

Nước Anh là một trụ cột cũng như là một bên hưởng lợi trong trật tự đó. Quốc gia này có một vị trí quan trọng tại Liên hợp quốc (LHQ), đóng một vai trò trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Giờ đây, nước Anh tượng trưng cho những rạn vỡ của nền móng hậu chiến. Việc quốc gia này rút khỏi EU làm suy yếu vị thế của một liên minh sở hữu thị trường chung lớn nhất thế giới cũng như là một mỏ neo của nền dân chủ toàn cầu. Sự kiện này cũng làm suy yếu sự thống nhất thời hậu chiến mà các quốc gia đồng minh cần đến để duy trì sự ổn định cũng như làm dịu bớt chủ nghĩa dân tộc từng đẩy châu Âu vào một cuộc xung đột đẫm máu- đúng vào lúc chủ nghĩa dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ.

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i
Ảnh chụp tượng Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill - người dẫn dắt nước Anh trong Thế chiến II, và Tháp đồng hồ Big Ben tại trung tâm thủ đô London. (Nguồn: Reuters)

"Tứ cường" đã làm gì ?

Một động thái đáng chú ý là sáng 25/6, hai ngày sau khi nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về Brexit, ngân hàng phát triển quốc tế mới của Trung Quốc tổ chức cuộc họp đầu tiên của 57 quốc gia thành viên. Thể chế mới có tên Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) có sứ mệnh tạo cho Trung Quốc cơ hội để giành ảnh hưởng từ WB và IMF. "Trong lịch sử chưa bao giờ có đế chế nào có thể cai trị thế giới vĩnh viễn", tân Chủ tịch của ngân hàng này, ông Kim Lập Quần, đã từng viết về Mỹ và các đồng minh phương Tây của Washington như vậy.

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu ngày 25/6 tiến hành một loạt cuộc hội đàm để cân nhắc phản ứng trước sự ra đi của nước Anh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nghênh đón Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm ngắn cấp nhà nước tới Bắc Kinh. Trong những năm gần đây, Nga đã có nhiều chiến lược cạnh tranh với châu Âu. Theo giới phân tích, cuộc bỏ phiếu của nước Anh là món quà bất ngờ cho ông Putin. 

Sự chấm dứt của "nền hòa bình Mỹ" không phải là chủ đề mới. Những dự đoán về sự sa sút của nước Mỹ đã rộ lên sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 và 2008, và song song với đó là những dự đoán về bình minh của một thế kỷ Trung Quốc mới. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi trong khi Trung Quốc khiến các quốc gia châu Á láng giềng quan ngại do chính sách đối ngoại quyết liệt mới. Trung Quốc đã khiến Mỹ tái can dự vào châu Á thông qua chiến lược mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là xoay trục về châu Á. 

Vậy liệu có phải chính sách xoay trục dẫn đến hậu quả là nước Mỹ lơ là sự quan tâm vào các vấn đề của châu Âu và góp phần gây ra những vấn đề hiện nay của khu vực?Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa của chính sách này là nhằm khiến Mỹ thoát ra khỏi hàng thập niên can dự đầy tốn kém vào Trung Đông đúng vào lúc khu vực này đang rối ren. Những cuộc xung đột tại Trung Đông đã dẫn đến làn sóng người di cư khổng lồ từ khu vực này tràn sang châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã dựng lên những hàng rào biên giới. Các đảng dân túy phản đối người nhập cư. Nước Anh tương đối được cách ly, song những chính khách Anh chủ trương rời khỏi EU đã mô tả là hòn đảo này đang bị bao vây giữa dòng người nhập cư tràn vào các quốc gia EU. Chính tâm lý chống người nhập cư cùng với những lo lắng về kinh tế đã khiến nhiều người Anh muốn rút khỏi EU. 

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i
Brexit không chỉ là câu chuyện của riêng châu Âu mà còn là của toàn thế giới. (Nguồn: Press for Truth)

Liên minh sa sút

Sau sự lựa chọn của nước Anh, châu Âu đang phải đối diện với thách thức vừa duy trì sự đoàn kết vừa duy trì ảnh hưởng trên thế giới. NATO đã tìm lại được mục đích của mình sau cuộc can thiệp của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, các nước vùng Baltic vẫn lo ngại việc liệu liên minh quân sự này có thực sự bảo vệ họ nếu như họ bị Nga xâm lược hay không và liên minh này đang gặp rắc rối trong việc xác định vai trò của họ trong cuộc chiến chống khủng bố hay xử lý dòng người nhập cư. 

Nước Anh là một thành viên quan trọng của NATO, song nếu như nền kinh tế của họ bị suy yếu do quyết định rút khỏi EU, các nhà lãnh đạo có thể bị dân chúng gây áp lực đòi cắt giảm chi tiêu quân sự. Trong khi đó, Donald Trump, người gần như chắc chắn sẽ được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đã đặt câu hỏi liệu NATO có còn cần thiết như trước đây hay không. 

Không khó tìm ra những dấu hiệu về sự sa sút của châu Âu. Tổ chức tư vấn Boston (Mỹ) năm ngoái cho biết lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, châu Á có nhiều tài sản tư nhân hơn so với châu Âu và Trung Quốc sẽ chiếm 70% tăng trưởng của châu Á trong khoảng từ nay đến năm 2019. Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, từng ví EU như một đám rước hỗn tạp cố gắng diễu hành theo một điệu trống chung. Ông đã dự đoán rằng khối này sẽ tan rã.

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i Brexit và những “cây cầu” gãy

Quan hệ Mỹ - Anh sẽ không “có giá” bằng quan hệ Mỹ - Đức trong chính sách của Washington. NATO cũng sẽ không còn ...

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i Brexit: Bước đường chia hai

Cuộc chia tay đầy nuối tiếc giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã được dự đoán từ lâu. Bởi lẽ, trong ...

brexit de do a tra t tu the gio i hie n da i Brexit: Được, mất của Anh và hậu quả với EU

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ đẩy nước Anh vào một con đường bất định trong khi EU bị rơi vào một cuộc ...

TNB (theo The New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao vừa công bố vừa qua.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động