Đức: Chính trường thay đổi sau bầu cử Nghị viện tại ba bang

Kết quả bầu cử tại ba bang ở Đức ngày 13/3 đã tạo nên một sự thay đổi to lớn đối với bức tranh chính trường Đức sau nửa năm Thủ tướng Angela Merkel thực hiện chính sách mở cửa biên giới cho người tị nạn. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
buc tranh chinh truong duc thay doi sau bau cu nghi vien tai ba bang

Cuộc biểu tình phản đối chính sách của bà Merkel tại bang Saxony-Anhalt hôm 13/3. (Nguồn: Getty)

Đây là một dấu hiệu dự báo nền chính trị Đức sẽ còn phân hóa phức tạp hơn nữa khi bước vào cuộc bầu cử liên bang năm 2017 sắp tới.

Kết quả bất ngờ

Do tính chất riêng biệt của từng bang nên khó có thể tìm ra xu hướng bầu cử trên toàn nước Đức. Tại bang Baden-Wurttemberg - trung tâm công nghiệp phía Tây Nam nước Đức, ứng viên hàng đầu của Đảng Xanh, Winfried Kretschman đã dành được hơn 30% phiếu bầu và lần đầu tiên Đảng Xanh trở thành đảng dẫn đầu ở bang này. Và vì ông Krestchmann cũng ủng hộ chính sách dân tị nạn của bà Merkel nên điều này cho thấy quan điểm “chào đón văn hóa” đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại đây.

Trong khi đó tại bang lân cận Rhineland-Palatinate, ứng viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Malu Dreyer đã dành chiến thắng dứt khoát với 36,2% số phiếu bầu. Giới chuyên gia nhận định nhân tố lớn làm nên chiến thắng này chính là sức hấp dẫn cá nhân của bà. Giống như ông Krestchmann, bà Dreyer đứng về phía bà Merkel trong cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Tuy nhiên cú sốc của ba cuộc bầu cử này lại nằm ở kết quả của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - "một liên minh lớn" trong Chính phủ Liên bang Đức. Đảng Liên Minh cơ đốc giáo lần đầu tiên về thứ hai ở Baden-Wurttemberg với 27% số phiếu, thấp hơn 12 điểm so với năm 2011. Ở Rhineland-Palatinate, Đảng này đã lãng phí sự dẫn đầu trong cuộc thăm dò chỉ cách đây một tháng trước và dừng lại ở số phiếu 31,8%. Thậm chí ở Saxony-Anhalt, nơi Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo có sự ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ thu được 29,8% phiếu bầu. Dường như họ đã mất đi sự ủng hộ từ nhiều cử tri.

Nhìn chung kết quả bầu cử của ba bang vừa qua, trừ chiến thắng an ủi của bà Dreyer, thì hầu như là sự chán nản đối với Đảng Dân chủ Xã hôi. Ở Baden-Wurttemberg, số phiếu cho Đảng này giảm mạnh xuống còn 12,7% trong khi năm 2011 là 23,1%. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ không thể tiếp tục dựa vào chiến thắng của ông Kretschmann, bởi lẽ Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã không còn chiếm đa số phiếu. Tại Saxony-Anhalt, Đảng Dân chủ Xã hội trượt xuống còn 10,6%, thấp hơn 11 điểm so với năm 2011. Tương tự như những bang kia, Đảng Dân chủ Xã hôi không thể tiếp lục liên minh với Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo nữa. Kết quả là lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội đã rất kinh ngạc vào đêm 13/3 khi SPD chỉ đứng thứ 4 tại Saxony-Anhalt.

Ngược lại, trong số những đảng chiến thắng có sự hiện diện của Đảng Dân chủ Tự do (FDP), một đảng tự do chỉ hoạt động ở vùng ngoại ô từ khi bị đẩy khỏi Quốc hội liên bang năm 2013. Giờ đây, với tiếng nói ủng hộ sự hồi sinh châu Âu, sự hồi sinh kinh tế, ủng hộ việc áp dụng chủ nghĩa thực dụng với người tị nạn cùng những ý tưởng tiến bộ trong cải cách nhập cư, Đảng này đã giành được số phiếu đáng kể, 8,3% ở Baden-Wurttemberg và 6,2% ở Rhineland-Palatinate. Nhờ vào sự tính toán liên minh phức tạp, họ có thể  có cơ hội vào nghị viện. Hy vọng về việc gia nhập lại Quốc hội của Đảng Dân chủ Tự do vào năm 2017 bây giờ đã có vẻ thực tế hơn.

Nhưng kẻ thắng đậm ở đây phải kể đến Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD). Đảng cánh hữu mới chỉ thành lập 3 năm trước đó với chủ trương chống nhập cư. Tận dụng bối cảnh rối ren hiện tại, Đảng này đã làm tốt hơn những gì đối thủ của họ dự đoán. Ở Rhnineland, AfD có 12,6% số phiếu đánh bật Đảng Dân chủ Xã hội giành vị trí thứ 3. Ở Rhineland-Palatinate, Đảng này thu được 12,6%, cũng đứng thứ 3. Và ở Saxony-Anhalt, Đảng này về thứ 2 với 24,2%. Trong bối cảnh tất cả các Đảng còn lại đã bác bỏ đàm phán liên minh với AfD nên nếu không có gì thay đổi, AfD đã chắc chân trong nghị viện của cả ba vùng.

Mặt khác, với tư cách một lực lượng dân túy ảnh hưởng đến cánh hữu Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trong Quốc hội liên bang, kết quả này của AfD sẽ kéo cuộc tranh luận Đức, đặc biệt là trong vấn đề dân tị nạn, về bên cánh hữu.

Tác động không nhỏ

Nhìn chung, ba cuộc bầu cử này cho thấy văn hóa đảng chính trị Đức tồn tại từ hậu Thế chiến đến giờ đang dần kết thúc. Vào những thập niên 60 - 70, nền chính trị Tây Đức bị thống trị bởi xu hướng lớn: Volksparteien hay “đảng của mọi người” trong tiếng Đức. Thuật ngữ này xuất phát từ nhà chính chị học người Đức Dolf Sternberger. Nó mô tả sự nỗ lực của những lãnh đạo đảng trong bài học từ sự tan vỡ của nền Cộng hòa Weimar, khi hàng chục đảng tranh giành lẫn nhau và làm suy yếu cánh trung lập. Do đó, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đã tập hợp tín đồ Công Giáo và tín đồ Tin lành, sự ủng hộ kinh tế và những bè phái chính trị khác thành một lực lượng lớn bên trung - hữu. Đảng Dân chủ Xã Hội, từ Đảng Macxít của công nhân, đã chấp nhập “nền kinh tế thị trường” Đức và trở thành một nhóm ôn hòa bên trung - tả.

Trước đó, vai trò bổ nhiệm chức vụ quan trọng trong hệ thống này từng thuộc về tay Đảng Dân chủ Tự do. Cho đến những năm 1980, phép toán bầu cử thay đổi, khi Đảng Xanh - đảng dân chủ cơ bản gia nhập ở Bundestag. Và nó lại thay đổi một lần nữa, khi người kế nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Đức cũ, nay là Đảng Tả, tham gia vào Quốc hội. Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” chắc chắn sẽ trở thành yếu tố thứ sáu trong hệ thống.

Rõ ràng, bà Angela Merkel sẽ gặp phải nhiều bất lợi từ những kết quả này. Mặc dù với sự chia rẽ và ngày càng phức tạp hơn trong phép toán liên kết chính trị, bà vẫn an toàn ở trong văn phòng của mình. Nhưng xu hướng này đang mở ra nhiều vấn đề khác.

Đảng Tả và Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” sẽ cố gắng lôi kéo sự ủng hộ từ các đảng chính buộc họ vào liên minh trung-hữu và trung-tả. Nhưng điều này sẽ khiến hai đảng ngày càng khó phân biệt hơn. Trong khi đó, Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo và Đảng Dân chủ Xã hội cũng phát triển theo xu hướng chính trị quá giống nhau đến nỗi nhiều cử tri không thể tìm ra những điểm khác nhau giữa hai đảng. Rốt cuộc, những gì Đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” tấn công, chỉ trích hiện giờ ngoải mục đích vì những chính sách chính trị đúng đắn hơn còn là tìm cách kéo cuộc tranh luận chính trị về bên cánh hữu.

Có vẻ như, chủ nghĩa dân túy, đã quét qua Mỹ và phần lớn châu Âu, đang bắt đầu tràn sang Đức.

Linh Lan (theo The Economist)

Xem nhiều

Đọc thêm

Định vị Việt Nam, kiến tạo kỷ nguyên vươn mình

Định vị Việt Nam, kiến tạo kỷ nguyên vươn mình

Hội thảo khoa học quốc gia đầu tiên về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Top 5 xe sedan giá rẻ bán chạy nhất tháng 10/2024: Toyota Vios tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe sedan giá rẻ bán chạy nhất tháng 10/2024: Toyota Vios tiếp tục dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 5 xe sedan giá rẻ bán chạy nhất tháng 10/2024, Toyota Vios tiếp tục dẫn đầu với doanh số 1.747 chiếc bán ra, xếp thứ 2 ...
HLV Kim Sang Sik soi 'tử huyệt' đội tuyển Indonesia, giúp Việt Nam quyết đấu ở AFF Cup

HLV Kim Sang Sik soi 'tử huyệt' đội tuyển Indonesia, giúp Việt Nam quyết đấu ở AFF Cup

HLV Kim Sang Sik chắc chắn thu được nhiều kết quả khi trực tiếp theo dõi trận Indonesia thua Nhật Bản 0-4.
Top 5 xe sedan cỡ C bán chạy nhất tháng 10/2024: Mazda3 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe sedan cỡ C bán chạy nhất tháng 10/2024: Mazda3 tiếp tục dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 5 xe sedan cỡ C bán chạy nhất tháng 10/2024, Mazda3 vẫn tiếp tục dẫn đầu với doanh số 676 chiếc bán ra, xếp thứ 2 ...
Top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Bảng xếp hạng top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024, Mitsubishi Xpander vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu với 2.131 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là ...
Trung Quốc phóng thành công tàu chở hàng Thiên Châu-8 đưa 'gạch Mặt trăng' lên vũ trụ

Trung Quốc phóng thành công tàu chở hàng Thiên Châu-8 đưa 'gạch Mặt trăng' lên vũ trụ

Ngày 15/11, Trung Quốc đã phóng tàu chở hàng Thiên Châu-8 để cung cấp trang thiết bị cho trạm vũ trụ Thiên Cung.
Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ 4 lằn ranh đỏ của nước này mà Mỹ không được thách thức hoặc vượt qua.
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

Chính phủ Australia tin tưởng vào liên minh với Mỹ - đối tác an ninh lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này.
Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhận định rằng có cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, song 'hạn chế'.
Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới.
Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?

Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?

Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ Thái Lan gia nhập BRICS và đăng cai tổ chức các cuộc họp của các tổ chức khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow kiểm soát hai làng chiến lược, đánh chặn 4 tên lửa HIMARS, Kiev-Tokyo ký hiệp ước trao đổi thông tin an ninh mật

Xung đột Nga-Ukraine: Moscow kiểm soát hai làng chiến lược, đánh chặn 4 tên lửa HIMARS, Kiev-Tokyo ký hiệp ước trao đổi thông tin an ninh mật

Lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát 2 làng chiến lược Makarivka và Leninskoye thuộc Donetsk của Ukraine.
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động