Các ứng cử viên cho vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ

Ngay sau khi ông Michael Flynn từ chức, việc ai sẽ là người thay thế ông đảm nhiệm vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ trở thành chủ đề được dư luận bàn tán sôi nổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thăm Trung Quốc
cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sắp thăm Trung Quốc

Khoảng trống lớn

Ngày 14/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn có một hành động gây bất ngờ khi tuyên bố từ chức, chỉ 3 tuần sau khi ông được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào cương vị này trong chính quyền mới. Quyết định này đã khiến ông trở thành một trong những Cố vấn An ninh Quốc gia có thời gian tại nhiệm ngắn nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại.

Trong khi chờ Tổng thống Trump đưa ra quyết định cuối cùng, Tướng về hưu Keith Kellogg đang tạm thời giữ cương vị Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ.

cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn. (Nguồn: Reuters)

Sự ra đi của ông Flynn được xem tiếp tục là một cú giáng mạnh thứ hai đối với Tổng thống Donald Trump chỉ trong vòng một tuần qua, sau khi Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 trước đó cũng đã quyết định đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump.

Các nhà phân tích còn cho rằng, sự ra đi đột ngột của ông Flynn một lần nữa cho thấy tình trạng bấp bênh ở cấp cao nhất trong chính quyền của Tổng thống Trump. Việc ông Flynn từ chức còn để lại một khoảng trống lớn ở Nhà Trắng, khi ông Trump mất đi một trong những cố vấn thân cận và phục vụ lâu nhất. Chính ông Flynn đã tư vấn cho ông Trump về chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh kể từ đầu cuộc đua tổng thống năm 2016.

Ai sẽ được chọn thay thế?

Cố vấn an ninh quốc gia không phải là một vị trí trong nội các, nhưng lại là người có ảnh hưởng lớn tới các quyết định của Tổng thống Mỹ.

Theo tờ Guardian, 3 cái tên nổi bật nhất hiện nay được cho là đủ khả năng đảm nhận trọng trách mà ông Flynn để lại, đó là Tướng Keith Kellogg - người hiện được chỉ định nắm quyền Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Tướng David Petraeus (cựu Giám đốc CIA) và cựu Phó Đô đốc Robert Harward.

cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my
3 cái tên nổi bật nhất hiện nay được cho là đủ khả năng đảm nhận trọng trách mà ông Flynn để lại. (Nguồn: CNN)

Tướng Keith Kellogg, 72 tuổi, sinh tại Ohio, đã từng phục vụ trong quân đội Mỹ 36 năm. Ông từng tham chiến tại Việt Nam và sau đó trở thành sỹ quan phụ trách lực lượng đặc nhiệm Campuchia và Tham mưu trưởng Sư đoàn Không vận số 82. Sau đó, trong 2 năm 1997-1998, ông Kellog nắm giữ vị trí Tư lệnh Sư đoàn Không vận số 82. Tiếng tăm của ông Kellogg nổi lên sau khi ông giúp điều hành Liên minh chính phủ lâm thời Iraq từ tháng 3/2003 đến tháng 11/2004. Sau khi nghỉ hưu, ông Kellog làm việc cho một loạt các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Oracle và Cubic Defense.

Đến tháng 3/2016, ông Kellog trở thành một trong những cố vấn về an ninh quốc gia cho ông Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống, Tướng Kellog đóng vai trò rất quan trọng trong nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng và Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia.

Ngoài Tướng Kellog, Tướng David Petraeus cũng được đánh giá rất cao cho vị trí mà ông Flynn để lại. Ông Petraeus không đơn thuần chỉ là một tướng lĩnh mà còn là một học giả uyên bác có bằng Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton - trường đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ. Một trong những thành tựu lớn của ông Patraeus là cùng với ông James Mattis soạn thảo một tài liệu chỉ dẫn cho binh sĩ Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Mỹ tham chiến tại Iraq. Thành công của tài liệu này đã giúp ông trở thành Tư lệnh các lực lượng quân đội Mỹ tại Iraq. Sau đó, ông tiếp tục đảm nhiệm đến vị trí người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, tư lệnh quân đội Mỹ tại Afghanistan và sau đó là Giám đốc CIA. Trong mọi vị trí công tác của mình, ông Patraeus đều cho thấy ông là người không chỉ có tầm nhìn về quân sự mà còn về có chiến lược ngoại giao sâu rộng.

Một ứng cử viên khác cho chức Cố vấn an ninh quốc gia thay ông Flynn là cựu Phó Đô đốc Robert Harward. Ông Harward là con trai của một sỹ quan Hải quân Mỹ. Ông sinh tại Newport, Rhode Island nhưng lại lớn lên tại Iran do cha ông đóng quân tại đây. Năm 1974, ông tốt nghiệp Trường Tehran Mỹ - một trường học thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Iran. Sau đó, ông quay trở lại Mỹ và theo học tại Học viện Hải quân Mỹ.

Ông Robert Harward từng là Phó Đô đốc trong lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ và là Phó Tổng Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ dưới quyền Tướng James Mattis. Sau đó, ông là Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush và phụ trách Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ. Sau 40 năm cống hiến cho Hải quân Mỹ, ông Harward nghỉ hưu vào năm 2013 và được mời làm Giám đốc Điều hành chi nhánh tại UAE của Lockheed Martin - Tập đoàn Quốc phòng hàng đầu tại Mỹ.

cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my Tổng thống Mỹ chọn cố vấn an ninh quốc gia mới

Đó là Phó Đô đốc Robert Harward, một cựu phó tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM).

cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my Mỹ: Cố vấn an ninh quốc gia từ chức

Ngày 13/2 (giờ Mỹ), Nhà Trắng cho biết cố vấn an ninh quốc gia, tướng Michael Flynn, đã từ chức. Tướng về hưu Keith Kellogg ...

cac ung cu vien cho vi tri co van an ninh quoc gia my Tỷ lệ ủng hộ ông Trump giảm xuống mức 40% kể từ khi nhậm chức

Thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump đã giảm xuống còn 40% kể từ khi ông tuyên thệ trở ...

Chiêu Dương (theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động