Cách tiếp cận Bình Nhưỡng của Ấn Độ

Bán đảo Triều Tiên ổn định và yên bình là quan tâm của Ấn Độ và New Delhi hoan nghênh những sáng kiến gần đây của các cường quốc trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cach tiep can binh nhuong cua an do Truyền thông Mỹ: Triều Tiên xây đài quan sát gần bãi thử Pyunggye-ri
cach tiep can binh nhuong cua an do Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ điện đàm về Triều Tiên

Khi phương trình chiến lược ở bán đảo Triều Tiên trải qua sự thay đổi đáng kể, Ấn Độ đã quyết định tham gia vào điểm nóng này. Hồi đầu tuần, Bí thư Đối ngoại VK Singh đã thăm Triều Tiên 2 ngày. Chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên của Ấn Độ tới Triều Tiên trong gần 2 thập niên qua diễn ra theo lời mời của Chính phủ Triều Tiên, nhưng vào thời điểm mà sự phát triển trong khu vực có tiềm năng mang lại sự cân bằng cơ bản về quyền lực.

Quan hệ lâu dài Ấn - Triều

Ấn Độ từ lâu quan ngại với vai trò của Pakistan trong việc giúp Triều Tiên phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa. Chuyến thăm của Tướng VK Singh nhấn mạnh “mối đe dọa từ sự phổ biến hạt nhân, đặc biệt là các quan tâm của Ấn Độ trong bối cảnh mối liên hệ về phổ biến (hạt nhân) với láng giềng của Ấn Độ”. Đổi lại, Bình Nhưỡng trấn an New Delhi rằng “một Triều Tiên thân thiện sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ hành động nào tạo ra mối lo ngại cho an ninh của Ấn Độ”. Đánh dấu 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên không chỉ khám phá sự hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo nghề, nông nghiệp, dược phẩm, thúc đẩy Yoga và y học cổ truyền mà còn quyết định tăng cường giao lưu nhân dân.

cach tiep can binh nhuong cua an do
Tướng VK Singh thăm Triều Tiên vào 15-16/5. (Nguồn: KCNA)

Ấn Độ có quan hệ ngoại giao lâu dài với Triều Tiên và thậm chí dưới áp lực từ Mỹ, New Delhi từ chối việc giảm tiếp xúc ngoại giao với Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong thăm New Delhi vào năm 2015 ngay cả khi Ấn Độ không ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) cáo buộc Triều Tiên vi phạm nhân quyền. Có báo cáo rằng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Vũ trụ ở châu Á và Thái Bình Dương (CSSTEAP) đặt tại Dehradun đã cung cấp khóa đào tạo kỹ thuật cho các nhà khoa học Triều Tiên.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson tới Ấn Độ năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đã thuyết phục ông về sự cần thiết của Ấn Độ trong việc duy trì sự hiện diện ngoại giao ở Triều Tiên bằng cách nhấn mạnh rằng “đại sứ quán của một số quốc gia thân thiện với Mỹ nên tiếp tục ở đó để duy trì kênh giao tiếp mở. Các ông có thể vẫn cần phải nói chuyện... Đối thoại có thể được yêu cầu để giải quyết một số vấn đề”.

Toan tính riêng của New Delhi

Tuy nhiên, đó là một giai đoạn khác trong quan hệ Mỹ - Triều khi sự đối kháng giữa hai bên ở mức cao nhất. Chuyến thăm của Bí thư Đối ngoại VK Singh diễn ra sau một loạt động thái hạ nhiệt căng thẳng ở cả hai phía. Tháng trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Cuộc gặp với việc lời hứa hòa bình và từ bỏ vũ khí hạt nhân đã dẫn đến thông báo về thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Singapore vào ngày 12/6. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến Bình Nhưỡng hai lần trong những tuần gần đây, là quan chức Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi Ngoại trưởng Madeline Albright gặp ông Kim Jong-il vào năm 2000.

cach tiep can binh nhuong cua an do
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in có cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4. (Nguồn: AP)

Trong bối cảnh đó, New Delhi dường như đang tìm cách tiếp cận với Triều Tiên, hy vọng sẽ thiết lập lại quan hệ thương mại với quốc gia vốn bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ và LHQ đối với các chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Mặc dù Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Triều Tiên sau Trung Quốc, thương mại song phương đã giảm từ khoảng 209 triệu USD trong năm 2014-15 xuống còn 130 triệu USD trong năm 2016-17. Tháng 7/2017, Ấn Độ đã cấm tất cả giao dịch với Triều Tiên, trừ thực phẩm và thuốc men, phù hợp với các điều khoản trừng phạt của LHQ. New Delhi cũng cứng rắn trong lập trường về các vụ khiêu khích hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Điều này là do quan hệ của Ấn Độ với Mỹ cũng như mối quan tâm của chính Ấn Độ về mối đe dọa từ sự phổ biến hạt nhân trong khu vực láng giềng mở rộng của mình. Hiện nay, khi Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đang cố gắng để tiếp cận Bình Nhưỡng, Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên, Triều Tiên có thể rất khó dự đoán. Ngay cả trong chuyến thăm của Bí thư Đối ngoại VK Singh, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn gia tăng với việc Triều Tiên đe dọa có thể rút khỏi cuộc gặp thượng đỉnh với ông Donald Trump nếu Mỹ nhất quyết yêu cầu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đây là phản ứng đối với nhận định của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton rằng Triều Tiên có thể theo “mô hình Libya” về từ bỏ hạt nhân.

Chính quyền Triều Tiền không thể chấp nhận bình luận này khi mà Đại tá Gaddafi của Libya đã bị phiến quân do phương Tây hậu thuẫn sát hại, vài năm sau khi ông này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Triều Tiên cũng rút khỏi một cuộc họp dự kiến với Hàn Quốc sau khi tập trận quân sự Mỹ - Hàn Quốc mang tên “Thần Sấm” (Max Thunder) bắt đầu. Triều Tiên mô tả đây là sự khiêu khích và chuẩn bị cho một cuộc xâm lược trong tương lai, trong khi Mỹ và Hàn Quốc khẳng định rằng tập trận hoàn toàn với mục đích phòng vệ và nằm trong thỏa thuận quốc phòng năm 1953.

Bán đảo Triều Tiên ổn định và yên bình là quan tâm của Ấn Độ và New Delhi đã hoan nghênh những sáng kiến gần đây của các cường quốc trong khu vực. Nhưng Ấn Độ cũng có toan tính riêng. Khi Bình Nhưỡng mở cửa với thế giới, Ấn Độ với tư cách là một quyền lực khu vực đang gia tăng nên sẵn sàng tận dụng tối đa các cơ hội có thể có.

* Bài viết trên đăng trên mạng DNA ngày 20/5 của GS. Harsh V Pant, Đại học King's College London.

cach tiep can binh nhuong cua an do Mỹ chuyển hướng máy bay ném bom B-52 khỏi bán đảo Triều Tiên

Ngày 18/5, truyền thông Mỹ cho biết, Washington đã nhất trí chuyển hướng 2 máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52 ...

cach tiep can binh nhuong cua an do 3 công dân Mỹ được Triều Tiên phóng thích là ai?

Việc Triều Tiên phóng thích 3 tù nhân người Mỹ hôm 9/5 được giới bình luận quốc tế cho là đã xóa bỏ trở ngại ...

cach tiep can binh nhuong cua an do Một góc nhìn mới về cuộc sống ở đất nước Triều Tiên

Nhiếp ảnh gia người Pháp Stephan Gladieu đã tới thăm Triều Tiên năm 2017 và ghi lại chân dung những người Triều Tiên mà ông ...

Hạnh Diễm (theo DNA)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động