Một mỏ đất hiếm tại Trung Quốc. (Nguồn: BLOOMBERG) |
Dự luật, được công bố ngày 15/1, cho hay Chính phủ Trung Quốc sẽ quản lý quy trình từ khai thác đến xuất khẩu đất hiếm như một chiến lược quốc gia, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang leo thang liên quan các công nghệ hiện đại.
Hiện Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, bao gồm các nước châu Âu và Nhật Bản, phụ thuộc vào đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc - nhà cung cấp vật liệu này lớn nhất trên thế giới. Năm 2010, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, khi hai nước bất đồng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
Các nhà phân tích nhận định, động thái mới nhất của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến công ty của các nước do nhiều công ty trong số này sản xuất các sản phẩm dựa vào việc mua các mặt hàng như đất hiếm từ Trung Quốc.
Trong khi đó, vào tháng 12/2020, Trung Quốc đã thi hành luật mới nhằm cấm xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ tiên tiến của nước này có khả năng được dùng cho mục đích quân sự.
| Mỹ chuyển hướng sang Canada, Trung Quốc 'hết đường' lợi dụng đất hiếm? TGVN. Canada và Mỹ đã ký Biên bản ghi nhớ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm – vốn ... |
| Reuters: Quân đội Mỹ tài trợ cho các nhà máy đất hiếm để phát triển vũ khí TGVN. Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ mà hãng Reuters thu thập được, quân đội Mỹ có kế hoạch tài trợ cho việc xây ... |
| Lo ngại Bắc Kinh kiểm soát đất hiếm, Australia - Mỹ "bắt tay" hợp tác TGVN. Bộ trưởng Tài nguyên Australia Matt Canavan ngày 13/10 thông báo Australia và Mỹ sẽ ban hành một chiến lược chung về đất hiếm ... |