Châu Á ‘đi trước, về sau’ trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19?

MỘC LAN
Những chiến lược từng là "bảo bối" để châu Á trở thành tấm gương trong cuộc chiến với Covid-19 trong năm 2020 có vẻ đang bớt hiệu nghiệm trước những diễn biến mới của đại dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Theo ghi nhận của tờ Le Monde, người dân châu Á dường như vẫn tỏ ra lưỡng lự về việc tiêm chủng ngừa Covid-19. (Nguồn: Reuters)
Theo ghi nhận của tờ Le Monde, người dân châu Á dường như vẫn tỏ ra lưỡng lự tiêm chủng ngừa Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Nhìn lại hơn 1 năm đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, người ta có cảm giác cuộc đọ sức giữa nhân loại với virus SARS-CoV-2 giống như một trận đấu gồm 2 hiệp.

Hiệp đầu tiên diễn ra năm 2020, thời điểm châu Á đi đầu trong việc kìm hãm đà lây nhiễm của Covid-19, hạn chế được số người thiệt mạng, trở thành tấm gương thành công trong cuộc chiến chống Covid-19.

Không kể Trung Quốc - nước xử lý cuộc khủng hoảng y tế này một cách khác biệt mà phương Tây không thể bắt chước - các quốc gia ở châu Á đã nhanh chóng ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm nhờ kinh nghiệm trong cuộc chiến chống dịch SARS trước đây, với việc người dân chấp hành tốt các chỉ đạo của chính quyền và quen thuộc với các công nghệ mới.

Trong khi đó, phương Tây (châu Âu và Mỹ) gần như bị virus SARS-CoV-2 đánh “tơi tả”, số người chết tăng mạnh và gần như rơi vào hoảng loạn.

Một năm sau, trong hiệp 2, kết quả đảo ngược.

Châu Âu và Mỹ dần đẩy lùi được virus SARS-CoV-2 và bắt đầu mở cửa, gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế.

Thiếu động lực tìm kiếm nguồn vaccine

Trong hiệp 2, tại châu Á, đại dịch bùng lên khủng khiếp ở Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhiều nước lần lượt đóng cửa, phong tỏa, giãn cách xã hội..., khiến cho các hoạt động kinh tế trì trệ trở lại.

Trang mạng Bloomberg lý giải nguyên nhân chính là do thiếu vaccine nên nhiều nước châu Á chậm trễ trong việc triển khai tiêm phòng. Tỷ lệ người dân châu Á được tiêm chủng rất thấp, từ 1% đến hơn 2%. Tại Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ ở mức 2,3%, trong khi ở Mỹ và châu Âu, số người dân đã được tiêm đầy đủ lần lượt là hơn 50% và 30%.

Tính kỷ luật và sự gắn kết xã hội, cũng như việc chấp nhận các biện pháp giám sát chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ cao - những biện pháp từng làm nên thành công trong cuộc chiến với Covid-19 - lần này đã không giúp ích được cho các nước châu Á.

Châu Á đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình. Việc nỗ lực bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân trong những đợt dịch năm 2020 đã khiến nhiều nước thiếu động lực tìm kiếm nguồn cung cấp vaccine vốn rất khan hiếm. Nhiều quốc gia còn lo sợ về những rủi ro từ những loại vaccine mang tính đột phá như Pfizer/BioNtech và Moderna, hay những hiệu ứng phụ từ AstraZeneca.

Bản thân người dân châu Á dường như cũng không có cảm giác phải tiêm phòng khẩn cấp như người dân ở Milano (Italy) hay New York (Mỹ), những nơi chứng kiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong những tháng đầu tiên của đại dịch.

Theo ghi nhận của tờ Le Monde, người dân châu Á dường như vẫn tỏ ra lưỡng lự về việc tiêm chủng: Kết quả điều tra của IPSOS hồi tháng 1/2021, chỉ có 14% người Hàn Quốc, 22% người Nhật Bản cho biết sẵn sàng tiêm phòng, trong khi đó, tỷ lệ này ở người Mỹ là 53%.

Các nước giàu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia bị ảnh hưởng nặng về kinh tế vì đóng biên giới, trong khi các nước tiêm chủng nhiều nhất như Israel, Mỹ đang dần chuẩn bị thoát khỏi "bóng ma" Covid-19.

Tại Nhật Bản, đợt dịch thứ tư ập đến khiến chính phủ phải kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 9/47 vùng, trong đó có Tokyo và Osaka. Chỉ có 6,4% người dân Nhật được tiêm liều đầu tiên. Tỷ lệ khá thấp này đang đe dọa Thế vận hội Tokyo, theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/7.

Chính sự lo sợ về những rủi ro mà vaccine mang lại buộc các chính phủ châu Á đứng trước nhiều tình huống khó xử: Tiếp tục các chính sách kiểm soát dịch bệnh không khoan nhượng, truy vết mọi ca nhiễm bệnh cho đến khi loại bỏ hẳn virus SARS-CoV-2 hay phải chấp nhận dịch Covid-19 như bao dịch bệnh khác và sẽ phải sống chung với chúng ở một mức độ lây nhiễm nào đó như các nước phương Tây đang làm?

Giới hạn của các chiến lược từng là ‘bảo bối’

Cách tiếp cận chưa linh hoạt có thể sẽ có gây ra những hệ quả đối với việc khôi phục nền kinh tế. Việc đóng cửa rồi lại mở cửa tạm thời kéo dài trong nhiều tháng sẽ là một chiến lược tốn kém, nhất là đối với nhiều trung tâm tài chính lớn như Singapore và Hong Kong.

Australia là một ví dụ nổi bật, cho thấy giới hạn của chiến lược đối phó với Covid-19 của nước này.

Nhờ vị trí địa lý bán đảo, Australia đóng cửa biên giới nhanh chóng và áp đặt chính sách cách ly nghiêm ngặt, cùng với hệ thống phong tỏa cục bộ lập tức ngay khi xuất hiện các ca dương tính mới. Chính sách này rất được dư luận ủng hộ, tỏ ra vô cùng hiệu quả với tỉ lệ lây nhiễm rất thấp và cư dân sinh hoạt hầu như bình thường.

Thế nhưng, để tránh những biến chủng mới, Australia phải tiếp tục chính sách "kín cổng cao tường". Canberra vừa thông báo các biên giới của Australia sẽ đóng đến giữa năm 2022. Điều này có nghĩa là Australia phải tự cô lập 2 năm. Tác động của chính sách trên đối với những gia đình bị chia cách, đối với kinh tế và vấn đề nhập cư rất nặng nề.

Trước thực trạng nói trên, điều cần thiết hiện giờ là châu Á phải gia tăng sản xuất, quản lý vaccine một cách hiệu quả, như khu vực này từng làm trong xử lý khủng hoảng dịch tễ trước đây.

Báo Pháp Le Monde kết luận: Chiến dịch loại bỏ hoàn toàn Covid-19 của châu Á đang bị lung lay, và giờ là lúc các nước ở khu vực này cần thức tỉnh để có những biện pháp hợp lý đẩy lùi đại dịch.

TIN LIÊN QUAN
Ngày 1/6, nghĩ về những đứa trẻ ‘cách ly’ bố mẹ do Covid-19
Những biện pháp kích thích sự phát triển của trẻ em trong thời gian ở nhà do dịch Covid-19
Bức tranh kinh tế Việt Nam pha lẫn gam màu sáng, tối
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2030
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và câu chuyện về lòng tin
(theo Bloomberg/ Le Monde)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như JCW, Countryman, 3 Door và 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Kết quả xổ số hôm nay, 15/11: XSMN 15/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 15/11: XSMN 15/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 15/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 15/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 15/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Trình diễn trang phục dân tộc, Hoa hậu Kỳ Duyên ghi điểm với người hâm mộ

Trình diễn trang phục dân tộc, Hoa hậu Kỳ Duyên ghi điểm với người hâm mộ

Hoa hậu Kỳ Duyên được khen trình diễn tự tin trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo Kiến tạo tương lai trí tuệ ...
Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Công trình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự gắn kết trường tồn giữa Việt ...
Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine, ngày 14/11, hy vọng ông Marco Rubio - ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách 'hòa bình thông qua sức mạnh'.
Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới ngày 14/11 đã kêu gọi bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan (Sudan).
Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Đảng Dân chủ kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt các thành viên trong chính phủ Thủ tướng Israel do động thái bạo lực tại Bờ Tây.
Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Bộ Ngoại giao Israel bác bỏ cáo buộc của HRW rằng lực lượng Israel đã cưỡng bức di dời người dân Gaza và hành động đó bị xếp vào "tội ác chống lại loài người".
Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tỷ phú Elon Musk, người có quan hệ chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động