Châu Âu: Mỗi nước một phách

Các vụ tấn công phụ nữ xảy ra tại Đức và sau đó là các nghi vấn vụ việc tương tự ở Phần Lan, thụy Điển mà thủ phạm được cho là những người nhập cư đã khiến cho những tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu thêm trầm trọng. Trong bối cảnh đó, nhiều nước trong khối đã có cách đối phó riêng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mức sống cao, an toàn và dễ tiếp cận là lý do khiến châu Âu trở thành "đích đến" của hàng trăm nghìn người tị nạn từ những nơi chìm trong bạo lực và nghèo đói như Trung Đông và Bắc Phi. Mỗi ngày có tới hàng nghìn người di cư đổ về khu vực biên giới các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm quy chế tị nạn.

Năm ngoái, EU đã phải họp bàn và đề ra cách thức phân bổ hạn ngạch tiếp nhận khoảng 160.000 người tị nạn, một quyết định gây chia rẽ giữa các nước trong khối ủng hộ cho kế hoạch này như Đức và các nước không muốn tiếp nhận người nhập cư như Slovakia, Hungary…

Ngay đầu năm 2016, các vụ lạm dụng xảy ra tại Cologne (Đức) đã làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Cologne không phải thành phố Đức duy nhất xảy ra các vụ xâm hại phụ nữ, với nghi vấn thủ phạm là những người nhập cư. Stuttgart và Hamburg cũng báo cáo về một số vụ phụ nữ bị tấn công tình dục trong dịp năm mới. Mới đây nhất, cảnh sát Phần Lan đã hé lộ một loạt vụ tấn công tình dục phụ nữ do cộng đồng người di cư gây ra.

chau au moi nuoc mot phach

Người nhập cư đang tiến đến biên giới nước Áo.

Tìm hướng đi riêng

Mặc dù việc điều tra các vụ việc trên vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Song, đứng trước tình trạng này, các nước trong khối đã tìm cách bảo vệ an ninh cho riêng mình. Ngày 16/1, Thủ tướng Áo Werner Faymann đã tuyên bố tạm ngừng thực thi Hiệp ước Schengen, nhấn mạnh Áo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới và sẽ kiểm tra từng người nhập cảnh nước này, đặc biệt là tăng cường kiểm tra người di cư và trục xuất những người không có quyền tị nạn. Trước đó, ngày 12/1, ông Faymann cho biết Áo sẽ có hành động cứng rắn hơn tại biên giới để hạn chế người di cư vào Áo. Tuyên bố của ông Faymann được đưa ra giữa lúc mỗi ngày Đức trao trả hàng trăm người di cư xâm nhập vào Đức từ Áo.

Trong khi đó, phát hiện của báo chí địa phương gần đây cho biết, một số nước từ trước đã có chủ trương tịch thu tài sản của người nhập cư. Theo đó, Đan Mạch và Thuỵ Sỹ có chủ trương tịch thu tài sản của di dân xin tị nạn áp dụng từ nhiều năm nay. Theo luật hiện hành của Thụy Sỹ, người tị nạn buộc phải đóng phí tị tạn. Nếu sở hữu khoản tiền trên 1000 Franc Thụy Sỹ (khoảng 900 Euro) thì họ phải nộp cho chính quyền khi đặt chân đến nước này xin tị nạn. Số tiền đó sẽ được hoàn trả nếu họ rời khỏi Thụy Sỹ trong vòng bảy tháng, nếu không thì sẽ bị tịch thu vĩnh viễn để bù vào các khoản chi phí cho việc lưu trú của người xin tị nạn.

Một trường hợp khác là cách thức kiểm tra căn cước chặt chẽ hơn của Thuỵ Điển. Năm 2015, quốc gia có dân số chưa đến 10 triệu người này đã phải tiếp nhận tới 200.000 người nhập cư và tị nạn, trở thành điểm đến người tị nạn nhiều thứ hai ở châu Âu sau Đức. Để hạn chế bớt người nhập cư và đảm bảo an ninh, ngày 4/1, lần đầu tiên trong hơn một nửa thế kỷ, Chính phủ Thụy Điển đã yêu cầu tất cả những người vào nước này từ Đan Mạch phải trình giấy căn cước. Theo quy định mới, các hãng vận chuyển đi qua cây cầu và đường hầm dưới eo biển Oresund nối Thụy Điển và Đan Mạch phải thực hiện các biện pháp kiểm tra thẻ căn cước bắt buộc đối với tất cả hành khách, nếu không sẽ phải nộp phạt 5.400 Euro mỗi hành khách. Chính phủ Đan Mạch đã tuyên bố sẽ không loại trừ việc áp dụng kiểm soát thị thực ở biên giới với Thụy Điển và nhất là với Đức.

Thỏa thuận Schengen "rung chuyển"

Ngày 2/12/2015, Slovakia - quốc gia hầu như chưa bị tác động bởi khủng hoảng người tị nạn - đã nộp đơn kiện EU để phản đối việc EU áp đặt hạn ngạch tiếp nhận bắt buộc người tị nạn giữa các nước trong khối.

Việc các nước trong khối EU bất đồng sâu sắc xung quanh việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, đặc biệt là việc đã có những nước như Áo tuyên bố thẳng thừng tạm ngưng thực hiện thoả thuận Schengen mở cửa biên giới cho người dân đi lại giữa 22 nước thành viên EU và bốn quốc gia ngoài EU, vốn được coi là xương sống, là thành quả hội nhập của châu Âu, đã cho thấy những nguy cơ thực sự đe dọa sự chấm dứt một trong những thành quả quan trọng nhất của khối này.

Thực tế đó cho thấy, việc đảm bảo sự ổn định và an ninh cho mỗi quốc gia thành viên vẫn là yếu tố chủ chốt cho việc giải quyết vấn đề rộng lớn hơn của cả khối. Một khi an ninh của mỗi nước không được đảm bảo, các nước sẽ không tránh khỏi xu hướng quay về với việc đảm bảo an ninh cho mình trước, cho dù các biện pháp họ thực hiện có đi ngược lại các cam kết của cả khối.

Ngọc Hùng

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động