CHDCND Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh: Các nước ráo riết "nghênh tiếp"

Trước quyết tâm của Bình Nhưỡng sẽ phóng vệ tinh nhân tạo quan sát Trái đất lên vũ trụ trong khoảng 12-16/4 tới, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác đã ráo riết lên kế hoạch và hành động ứng phó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hệ thống đánh chặn đất đối không PAC-3 của quân đội Nhật Bản.

Giữa lúc CHDCND Triều Tiên hối hả hoàn tất những công đoạn cuối cùng cho vụ phóng vệ tinh quan sát Trái đất, thì Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Philippines lại có những bước đi cứng rắn khi điều động tàu khu trục trang bị tên lửa đạn đạo đến vùng lãnh hải quanh bán đảo Triều Tiên để “nghênh tiếp” tên lửa sắp phóng của Bình Nhưỡng.

Nhật Bản

Trong một động thái nhằm cụ thể hóa tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Naoki Tanaka, Nhật Bản vừa hoàn tất triển khai các tên lửa đánh chặn PAC-3 tại tỉnh Okinawa để sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó đe dọa lãnh thổ nước này. Không dừng ở đó, Nhật Bản cũng sẽ triển khai PAC-3 tại các khu vực huấn luyện của Lực lượng phòng vệ ở Tokyo là Ichigaya, Narashino và Asaka.

Theo AP, mới đây nhất, hôm 7/4, 3 tàu khu trục lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đã rời cảng để tới các vùng biển gần CHDCND Triều Tiên, nhằm sẵn sàng ứng phó với kế hoạch của Bình Nhưỡng phóng tên lửa đẩy mang vệ tinh. Trong số 3 tàu trên, tàu Kirishima và Chokai được trang bị tên lửa đánh chặn PAC-3 đã rời căn cứ Sasebo ở tỉnh Nagasaki để tới vùng biển phía Đông Trung Quốc; còn tàu Myoko rời căn cứ Maizuru ở tỉnh Kyoto để tới biển Nhật Bản. 450 lính tên lửa của Nhật cũng được huy động tới đảo Ishigaki thuộc Okinawa để đánh chặn tên lửa Triều Tiên trong đợt này, tờ Mainichi của Nhật cho hay.

Báo Yomiuri Shimbun ngày 18/3 dẫn lời giới chức Nhật Bản tin rằng khả năng Triều Tiên kiên quyết thực hiện kế hoạch là rất cao. Vì thế, nếu tên lửa Unha-3 bay về hướng lãnh thổ Nhật Bản, Lực lượng phòng vệ nước này sẽ bắn chặn lập tức. Trong thư gửi Tổ chức Hàng hải Quốc tế của LHQ, Bình Nhưỡng cho biết bộ phận thứ hai của tên lửa dự kiến sẽ rơi cách miền Bắc Philippines 190km về phía Đông. Bộ phận đầu tiên của tên lửa sẽ rơi cách bờ biển phía Tây Hàn Quốc khoảng 140km tại vùng biển quốc tế giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản lo ngại tên lửa hoặc các mảnh vỡ của chúng có thể rơi xuống các đảo ở phía Nam nước này vì năm 1998, Triều Tiên từng phóng tên lửa bay qua đảo Honshu của Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương.

Hàn Quốc

Trong khi đó, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc dẫn nguồn hải quân nước này cho biết sắp huy động tàu khu trục King Sejong đến gần bờ biển Byeonsan trên Hoàng Hải, mà tàu này vốn cũng được sử dụng với mục đích tương tự vào năm 2009 khi Triều Tiên bắn thử tên lửa Taepodong-2. Ngoài ra, tàu khu trục Yulgok Yi I có trang bị tên lửa cũng đang trên đường xuống phía Nam đến đảo Jeju. Nguồn tin trên cũng cho biết các tàu khu trục này đều được trang bị hệ thống công nghệ tiên tiến nhất để có thể xác định chính xác thời điểm tên lửa được phóng, đường bay và bắn hạ khi tên lửa chệch quỹ đạo.

Hơn nữa, theo AFP, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Lee Myung Bak tiết lộ họ đang đàm phán với Mỹ để điều chỉnh thỏa thuận ký năm 2001 - tăng tầm bắn tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc nhằm đối phó với Triều Tiên. Năm 2001, Mỹ - Hàn đã ký thỏa thuận về việc giới hạn tầm bắn các tên lửa đạn đạo Hàn Quốc phải dưới 300km, trong khi thực tế Hàn Quốc đã chế tạo được tên lửa có tầm bắn 1.500km. Tên lửa Triều Tiên hiện nay có thể bao khắp lãnh thổ Hàn Quốc, thậm chí vươn tới căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và Guam.

Mỹ

Dù vận dụng mọi biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, nhưng Mỹ vẫn không thể ngăn Triều Tiên phóng vệ tinh. Vì vậy, theo AP, cùng với tuyên bố ngừng kế hoạch viện trợ lương thực cho Triều Tiên, Mỹ cũng thể hiện lập trường cứng rắn khi quyết định sẽ điều động từ 5-6 tàu khu trục từ Hạm đội 7 đến Hoàng Hải, căn cứ Okinawa (Nhật Bản) và vùng biển gần Philippines nhằm đáp lại kế hoạch phóng tên lửa đẩy vệ tinh của Triều Tiên. Theo đó, các tàu khu trục của Mỹ được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, sẽ bắn hạ tên lửa đối phương khi bay chệch quỹ đạo.

Bên cạnh đó, tháng trước Mỹ cũng triển khai hệ thống radar di động tiên tiến SBX-1 ở khu vực biển Thái Bình Dương. SBX-1 có khả năng xác định chính xác mục tiêu cách xa 2.000km, gấp đôi khả năng phát hiện của tàu khu trục, sau đó có thể bắn hạ tên lửa mục tiêu. Tuy nhiên, Mỹ cũng chưa công bố chính thức về việc radar này được lắp đặt vì Triều Tiên phóng tên lửa, mà một quan chức cấp cao của Mỹ chỉ gọi việc triển khai SBX-1 là để “phòng ngừa”.

Philippines

Mang tâm trạng lo lắng không kém, chính phủ Philippines đã họp khẩn nhằm bàn các biện pháp đối phó với kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên. Theo đó, Cơ quan Quản lý và Ngăn chặn nguy cơ thảm họa Philippines tuyên bố sẽ lập vùng cấm bay và cấm đi lại trên biển ở phía Bắc nước này từ 12-16/4, thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa. Cục Hàng không Dân dụng cũng cho biết sẽ đổi hướng 20 chuyến bay quốc tế đi và đến từ Nhật, Hàn Quốc thời gian này. Theo Daily Inquirer, Manila muốn hạn chế tối đa nguy cơ từ mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống đất liền để kịp thời thông báo cho người dân tìm nơi trú ẩn, do lo ngại tên lửa sẽ bay chệch hướng.

Chính phủ Philippines cũng nhờ Mỹ giúp theo dõi tên lửa Triều Tiên vốn có một bộ phận dự kiến sẽ rơi gần nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nói với báo chí: “Dĩ nhiên chúng tôi cần sự giúp đỡ của Mỹ để theo dõi tên lửa vì chúng tôi không có khả năng đó... Chúng tôi cần biết chi tiết để cảnh báo người dân, những người nằm trong đường bay của tên lửa”.

CHDCND Triều Tiên

Về phía mình, Bình Nhưỡng vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch phóng vệ tinh đúng dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Hiện nay, 10.000 chuyên gia tên lửa đang làm việc tại Triều Tiên để phục vụ cho hoạt động này. Hơn nữa, nhà nghiên cứu Joel Wit của Viện Mỹ-Triều Tiên thuộc ĐH Johns Hopkins cũng nhận định, “các hình ảnh vệ tinh mới nhất là bằng chứng quan trọng về việc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa như dự kiến”.

Quan chức ngoại giao cao cấp Triều Tiên Ri Gun nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ sử dụng những quyền cơ bản của mình... Chúng tôi mời một nhóm thanh sát tới quan sát vụ phóng vệ tinh. Như vậy họ sẽ chứng kiến và hiểu được mục đích của vụ phóng vệ tinh này”. Để làm rõ, Phó Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật vũ trụ Triều Tiên cũng công bố chi tiết Kwangmyongsong-3 có trọng lượng 100kg, có thể bay cao tối đa 500km. Vệ tinh này có tuổi thọ 2 năm, được lắp đặt máy ảnh để chụp các dữ liệu quan sát phát hiện nguồn tài nguyên rừng, cảnh báo thiên tai và thu thập dữ liệu để dự báo thời tiết chính xác hơn. Đặc biệt, tên lửa này sẽ phần lớn bay qua vùng biển không có người ở.

Song mặc các “giải thích” của Bình Nhưỡng, các nước trên đều tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó bay vào lãnh thổ của họ. Tất nhiên, trên thế giới chưa từng có trường hợp một nước nào bắn hạ tên lửa mang vệ tinh của nước khác, nên khả năng các nước trên bắn hạ tên lửa Triều Tiên khó xảy ra. Tuy nhiên, về phía mình, theo KCNA, CHDCND Triều Tiên vẫn khẳng định nhất quán vệ tinh này mang bản chất hòa bình và tuyên bố việc đánh chặn vụ phóng vệ tinh của nước này sẽ là “hành động gây chiến” và có thể dẫn tới “hậu quả khủng khiếp”.

Chính Minh



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Armenia luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực

Armenia luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Armenia.
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Quốc hội Campuchia mới đây phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông Prak Sokhonn làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia Đông Nam Á này.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động