Chênh vênh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản tính kế hoạch B

Báo Nikkei số ra gần đây có bài viết với tiêu đề “Cạm bẫy ràng buộc với Mỹ - con đường Nhật Bản nên chọn vì an ninh châu Á”. Sau đây là những nhận định chính. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b Việt Nam đánh giá cao vai trò của JBIC trong phát triển hạ tầng, năng lượng
chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b KTS Nhật Bản giành "Nobel" của ngành kiến trúc năm 2019

Xa Washington là bão tố

Đàm phán Mỹ - Triều gặp nhiều trắc trở, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiến triển. Trong bối cảnh đó, vấn đề an ninh của Nhật Bản, vốn phó thác rất nhiều vào Mỹ, giờ sẽ ra sao?

Đây là điều mà không chỉ Tokyo, mà nhiều đồng minh khác của Washington, cũng đang vắt óc suy nghĩ. Mỹ hiện tại đã dừng công việc được gọi là “cảnh sát toàn cầu” dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama. Ngay cả khi ông Donald Trump thôi giữ chức Tổng thống sau 2 năm hoặc 6 năm nữa, xu thế này có lẽ cũng không thể đảo ngược.

Tất nhiên đối với Nhật Bản, trong khi vẫn kiên trì quan hệ đồng mình với Mỹ thì Australia và châu Âu có thể là giải pháp tốt và họ buộc phải hết mình với giải pháp này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là đã đề cử trao giải Nobel hòa bình cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, đổi lại Nhật Bản không bị bất lợi trong vấn đề Triều Tiên. Không có gì là sai khi ông Abe đang thể hiện hết mình trong mối quan hệ cá nhân với ông Trump, tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ.

chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP)

Song ngay cả khi Nhật Bản đảm bảo được một liên minh chặt chẽ với Mỹ thì trong tương lai không thể nói trước được việc sức mạnh của Mỹ sẽ không suy yếu. Vì vậy, không chỉ núp dưới cái ô bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản trong thời đại này phải chuẩn bị cho những nguy cơ mới như vậy.

Thực tế này ít nhiều lý giải ngân sách quốc phòng cao kỷ lục của Nhật Bản trong những năm gần đây, cũng như sự sốt sắng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, nhằm chính thức công nhận Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và cho phép JSDF tác chiến tại nước ngoài. Song theo tính toán năm 2012 của Giáo sư Yasuhiro Takeda, Đại học Phòng vệ Nhật Bản, nếu Nhật Bản từ bỏ phụ thuộc vào quân đội Mỹ và xây dựng hệ thống phòng vệ đạt tiêu chuẩn, nước này sẽ phải bỏ ra một khoản kinh phí là 23.000 tỷ yen (tương đương 205,6 tỷ USD).

Trường hợp Nhật Bản phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân, chi phí sẽ ở mức khổng lồ hơn, chưa kể đến sức ép quốc tế. Do đó, lựa chọn thay thế cơ chế đồng minh Nhật - Mỹ rất khó thành hiện thực. Việc có thể tự xây dựng sức mạnh răn đe bao gồm cả vũ khí hạt nhân do Mỹ cung cấp là cực kỳ khó khăn.

Nhìn về phía Tây

Dù vậy, việc tìm kiếm một kế hoạch B là điều cần thiết và Nhật Bản cần thảo luận, tiếp xúc với các đồng minh của Mỹ như Australia và Pháp. Ngày 19/2, các quan chức Nhật Bản và Australia đã tổ chức đối thoại kín cấp chuyên gia và quan chức về tình hình quốc tế. Chiến lược an ninh phụ thuộc vào Mỹ cần được thay thế bằng một chiến lược khác độc lập hơn, tối đa hóa lợi ích an ninh quốc gia.

Về phía Australia, tháng 7/2018, các cựu quan chức quốc phòng Australia đã đưa ra chính sách quốc phòng với khái niệm kế hoạch B bao gồm 10 mục. Những cuộc thảo luận của các nhà chiến lược quân sự đã bắt đầu. Nội dung chính là việc trang bị đầy đủ, mở rộng sức mạnh quân sự bằng các tàu ngầm hạt nhân, chi phí quốc phòng và tăng cường binh sĩ. Tuy nhiên, một bộ phận chuyên gia Nhật Bản quan ngại rằng thiếu vắng sức mạnh hạt nhân răn đe của Mỹ, Nhật - Australia sẽ không thể tự bảo vệ bản thân mình.

Điều này khiến họ nhìn về sáng kiến Quân đội châu Âu của Pháp. Trong số các nước đồng minh của Mỹ, Pháp là nước đầu tiên có kế hoạch B. Quốc gia này đang tiếp tục duy trì sức mạnh phòng vệ tự chủ như sở hữu vũ khí hạt nhân, gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tháng 6/2018, ý tưởng về một liên minh quân sự tự nguyện ở châu Âu mà không có Mỹ được Pháp đưa ra. Trường hợp châu Âu gặp nguy hiểm, liên minh này sẽ can thiệp mà không phụ thuộc vào Mỹ. Đáp lại lời kêu gọi của Pháp, 10 nước châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan… cho biết sẽ quyết định tham gia liên minh này. Lý do mà Pháp đề xuất một liên minh quân sự riêng cho châu Âu là giả định trong tình huống xấu nhất.

chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập về ý tưởng Quân đội châu Âu ngày 12/11. (Nguồn: The Independent)

Tất nhiên Tokyo sẽ không thể áp dụng y nguyên cách tiếp cận của Paris và Canberra, khi xung quanh nước này là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Đối với Nhật Bản, sức nặng trong quan hệ với Mỹ lớn hơn hẳn so với Pháp và Australia. Vì vậy, bên cạnh việc coi trọng quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, Tokyo cần xem xét nhiều hơn đến những nước khác khi liên minh với Washington sụp đổ.

Trong chiến lược phòng vệ của Nhật Bản có 5 lựa chọn. Hai lựa chọn thực tế nhất là xoay quanh trục đồng minh Nhật - Mỹ và hệ thống an ninh khu vực do Mỹ dẫn đầu. Điều này một lần nữa tái khẳng định, việc kiên trì lộ trình này và theo đuổi nó là nguyên tắc lớn nhất của Nhật Bản. Dù có lo lắng như Pháp và Australia, Nhật Bản cũng không thể bỏ qua được liên minh với Mỹ. Để không rơi vào khủng hoảng, Nhật Bản nên thảo luận về 3 lựa chọn còn lại và xem xét cẩn thận các nội dung mà nước này đang thiếu.

Tài chính khó khăn, dân số giảm, Nhật Bản không dễ dàng để có thể gia tăng sức mạnh quân sự lớn như Australia và Pháp. Do đó, Tokyo cần phải tăng cường quan hệ hợp tác sâu sắc về quốc phòng với các nước khác, đồng thời ổn định quan hệ với Trung Quốc. Sự kết hợp giữa các yếu tố chiến lược, đồng thời mở rộng sự lựa chọn là con đường mà Nhật Bản nên hướng tới.

chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b Nga phản đối việc xúc tiến đàm phán với Nhật Bản về hiệp ước hòa bình

Nga xem liên minh Mỹ - Nhật là nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đáng kể tới mối quan hệ Nhật - Nga, và yêu ...

chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b Dư luận Nhật Bản đánh giá tích cực về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên

Nhiều báo lớn ở Nhật Bản đã đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 1/3. 

chenh venh quan he voi my nhat ban tinh ke hoach b Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai: Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump

Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ...

(theo Nikkei)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động