Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?

Hương Trâm
TGVN. Nếu trước kia, bản thân các ứng cử viên không phát biểu trước công chúng để kêu gọi bỏ phiếu, thì giờ đây, các cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã trở thành các chiến dịch hàng tỷ USD, bao gồm nhiều hình thức quảng cáo, chiến lược truyền thông trên mạng xã hội và nhiều cuộc diễn thuyết lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cùng nhìn lại sự thay đổi trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ trong nhiều năm qua.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ vào năm 1858 và năm 2020. (Nguồn: Getty Images)

Cuối những năm 1800: Các ứng cử viên bắt đầu những chiến dịch diễn thuyết công cộng ngay trước hiên nhà. Ông James Garfield là ứng cử viên Tổng thống đầu tiên thực hiện chiến dịch diễn thuyết trước hiên nhà vào năm 1880. Đến năm 1896, ông William McKinley đã tiến hành chiến dịch này tại một đường ray gần nhà, nơi các nhà báo và công chúng có thể dễ dàng tiếp cận.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Hình ảnh ông William McKinley thực hiện một bài phát biểu tranh cử trước hiên nhà tại nhà riêng của ông ở Bang Ohio. (Nguồn: AP)

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Sau đó, chuỗi sự kiện trong khuôn khổ chiến dịch vận động nơi các ứng cử viên có thể tự quảng bá bản thân trước đám đông đã trở thành thông lệ. Cựu Tổng thống Ronald Reagan cũng đã từng áp dụng cách thức vận động tranh cử này để tiếp cận người dân tại trung tâm mua sắm Topanga tại bang California. (Nguồn: Getty Images)

Năm 1858: Cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống Abraham Lincoln và Steven Douglas đã đặt nền móng cho những diễn đàn tranh luận Tổng thống trong thời hiện đại.

Hai ứng cử viên Tổng thống Abraham Lincoln và Steven Douglas đã tham gia 7 cuộc tranh luận trong cuộc đua vào thượng viện Illinois năm 1858. Đó được đánh giá là cuộc tranh luận bầu cử đáng chú ý đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Ông Lincoln đã thua trong cuộc bầu cử, nhưng việc tham gia vào các cuộc tranh luận đã nâng cao danh tiếng của ông và khiến ông trở thành một ứng cử viên Tổng thống được yêu mến.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Hai ứng cử viên Tổng thống Abraham Lincoln và Steven Douglas tranh luận tại Galesburg, Illinois, năm 1858. (Nguồn: Getty Images)

Năm 1960: Hai ứng cử viên John F.Kennedy và Richard Nixon đã tham dự cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên được phát sóng trên truyền hình.

Cuộc tranh luận được phát sóng rộng rãi đã thay đổi cách cử tri nhìn nhận và đánh giá khả năng của các ứng viên. Trên truyền hình, ông Kennedy tỏ ra bình tĩnh và niềm nở, trong khi ông Nixon tỏ ra lo lắng. Những người theo dõi cuộc tranh luận trên vô tuyến cho rằng, ông Kennedy chiếm ưu thế, trong khi những người nghe trên đài phát thanh nghĩ rằng, chiếc ghế Tổng thống sẽ thuộc về ông Nixon. Kết quả là ông Kennedy đã giành chiến thắng.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Hai ứng cử viên Richard Nixon và John F. Kennedy tham gia một cuộc tranh luận trên truyền hình trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 1960. (Nguồn: Getty Images)

Năm 1992: Cuộc tranh luận theo mô hình tòa thị chính trên truyền hình được tổ chức lần đầu tiên, dù mô hình này đã bắt nguồn từ những năm 1600.

Các cuộc họp tại tòa thị chính đầu tiên ở Mỹ được tổ chức tại thành phố Dorchester, bang Massachusetts năm 1633. Mô hình này đã lại xuất hiện trong cuộc bầu cử năm 1992 giữa hai ứng cử viên George H.W. Bush và Bill Clinton. Điều này đã khiến phong cách tranh luận trở nên gần gũi hơn với công chúng. Sức cuốn hút và kỹ năng hùng biện trước đám đông của cựu Tổng thống Clinton đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ấy.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Ứng cử viên George H. W. Bush và Bill Clinton tại cuộc tranh luận ở tòa thị chính năm 1992. (Nguồn: Getty Images)

Năm 2012 đến nay: Sự xuất hiện của mạng xã hội đã thay đổi cách thức theo dõi cuộc tranh luận Tổng thống, giúp công chúng có thể đồng thời tương tác và thể hiện quan điểm của mình trên các nền tảng này.

Mạng xã hội đã giúp công chúng thể hiện quan điểm tại các cuộc tranh luận Tổng thống năm 2012 giữa ứng cử viên Mitt Romney và Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Hiện nay, các cuộc tranh luận Tổng thống đuợc phát trực tuyến trên nhiều nền tảng khác nhau. Năm 2020, hơn 73 triệu cử tri Mỹ đã xem cuộc tranh luận lần thứ nhất giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden trên truyền hình.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Công chúng đã có thể đồng thời tương tác và thể hiện quan điểm của mình trên mạng xã hội về cuộc bầu cử Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Thay đổi về những sản phẩm và huy hiệu: Trước khi được bầu làm Tổng thống thứ 9 của Mỹ, ông William Henry Harrison đã bị các đối thủ chế giễu vì sự chậm chạp của mình. Như một tờ báo từng viết: “Nếu cho ông ấy một thùng rượu táo và trả lương 2000 USD một năm, ông ấy sẽ chỉ ngồi lì trong cabin gỗ của mình.”

Đảng của ông Harrison đã tận dụng tình huống này để tạo điểm nhấn trong chiến dịch tranh cử của ông. Họ gọi ông Harrison là ứng cử viên “cabin gỗ và rượu táo” và đối lập ông với Tổng thống Martin Van Buren, người được cho là có ít tương tác với người dân. Trong chuỗi hoạt động tranh cử năm 1840, ông Harrison đã biến các cabin bằng gỗ thành các cửa hàng bán vật phẩm lưu niệm mang chủ đề các căn nhà gỗ.

Chiến lược này đã phát huy tác dụng và đem lại chiến thắng cho cựu Tổng thống Harrison. Các huy hiệu trong chiến dịch trở nên phổ biến khi ghim cài được cấp bằng sáng chế vào năm 1896.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Những sản phẩm và huy hiệu cho chiến dịch tranh cử đã được đưa ra và trở thành một chiến lược phổ biến từ giữa những năm 1800. (Nguồn: Getty Images)
Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Các chiến dịch tranh cử Tổng thống sau đó vẫn tiếp tục sử dụng huy hiệu như một phương thức quảng bá tới công chúng. Trong suốt cuộc bầu cử vào năm 2008, ông Obama đã nêu cao thông điệp: “Chúng ta có thể làm được” trên huy hiệu của mình. (Nguồn: Getty Images)
Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Đến thời ông Trump, các món đồ lưu niệm không chỉ dừng lại ở những huy hiệu mà còn được “nâng cấp” thành nhiều sản phẩm đa dạng khác như biển báo, áo phông, cốc sứ, mũ và thậm chí là khẩu trang trong đại dịch Covid-19. Một ví dụ điển hình là hình ảnh ông Trump cùng chiếc mũ đỏ với dòng chữ “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. (Nguồn: AP)

Hình thức quảng cáo: Vào những thập kỷ 50 và 60, các cuộc vận động được phát sóng dưới dạng quảng cáo trên truyền hình.

Ứng cử viên Tổng thống Dwight Elsenhower là người đầu tiên phát hành các đoạn quảng cáo dài 30 giây trên vô tuyến vào năm 1952. Các đoạn quảng cáo chính trị này đã giúp ông trở nên nổi tiếng.

Bên cạnh đó, phải kể đến quảng cáo “hoa cúc” tai tiếng của ông Lyndon Johnson với sự góp mặt của một cô bé đếm những cánh hoa cúc cô đang ngắt, ám chỉ tới tiếng đếm ngược của vụ nổ bom nguyên tử. Đoạn phim này đã giúp hạ bệ chiến dịch của ứng cử viên của đảng đối lập Barry Goldwater vào năm 1964.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Quảng cáo truyền hình của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Bill Clinton. (Nguồn: Getty Images)
Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
Hiện nay, quảng cáo vẫn được sử dụng, các ứng cử viên đã có thể tấn công đối thủ một cách trực diện và thường xuyên hơn nhờ mạng xã hội. Trong số đó, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump là nổi tiếng hơn cả với những dòng tweet trên Twitter.

Hình thức gây quỹ: Trước đây, các ứng viên Tổng thống chưa từng trực tiếp kêu gọi gây quỹ cho kế hoạch tranh cử của mình.

Ông Andrew Johnson là ứng cử viên đầu tiên đưa ra khái niệm gây quỹ cho chiến dịch, dù số tiền này không dành riêng cho bản thân ông. Thay vào đó, các khoản gây quỹ đã hỗ trợ ông thực hiện chiến dịch Thung lũng năm 1828 trong đó, bao gồm chiến lược truyền thông và các tổ chức của nhân dân.

Trong những năm kế tiếp, các chính trị gia bắt đầu vận động quyên góp, dẫn đến luật tài chính vận động tranh cử đầu tiên được đưa vào sổ sách vào năm 1867. Các gia đình giàu có liên tục mở rộng ảnh hưởng và củng cố địa vị của mình bằng những khoản quyên góp hào phóng.

Đối với chiến dịch tranh cử năm 1896, ông William McKinley đã nhận được hơn 16 triệu USD, một khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó.

Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?
2 nam ca sỹ Paul Simon và Art Garfunkel cùng ứng viên George McGovern tổ chức buổi gây quỹ năm 1972. (Nguồn: Getty Images)

Vào thế kỷ XX, các ứng viên đã kết hợp với những người nổi tiếng để tổ chức các buổi gây quỹ trong khuôn khổ chiến dịch tranh cử của mình.

Ông Warren Harding đã hợp tác cùng nhiều ngôi sao điện ảnh và thực hiện một chiến dịch tranh cử Tổng thống thành công vào năm 1920.

Bên cạnh đó, cựu Tổng thống Kennedy cũng nhận được sự hỗ trợ của ban nhạc Rat Pack vào năm 1960. Sau này vào năm 1972, ứng viên George McGovern đã cùng Paul Simon và Art Garfunkel tổ chức buổi biểu diễn gây quỹ, mặc dù sau đó, ông vẫn thua trước cựu Tổng thống Richard Nixon.

Đến năm 2020, các ứng viên có thể huy động được những khoản tiền đáng kinh ngạc. Chiến dịch của ứng cử viên Joe Biden đã huy động được số tiền kỷ lục, 383 triệu USD vào tháng 9/2020. Được biết, hơn một nửa trong số đó đến từ các khoản quyên góp trực tuyến. Trung bình, mỗi nhà tài trợ đã đóng góp 44 USD.

Đến ngày 14/10, con số tiền huy động của ông Biden đã lên tới 938 triệu USD, trong khi đó, Tổng thống Donald Trump huy động được 596 triệu USD.

Bầu cử Mỹ 2020: Những 'di sản' đáng giá có khiến ông Trump được lựa chọn?

Bầu cử Mỹ 2020: Những 'di sản' đáng giá có khiến ông Trump được lựa chọn?

TGVN. Trong nhiệm kỳ 4 năm, Tổng thống Trump đã có nhiều chính sách 'giải tỏa' được tâm lý của người Mỹ, những 'di sản' ...

Bầu cử Mỹ 2020: Điểm lại nhiệm kỳ đầy biến động của Tổng thống Trump

Bầu cử Mỹ 2020: Điểm lại nhiệm kỳ đầy biến động của Tổng thống Trump

TGVN. Ông Trump đã trải qua nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm đầy biến động với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc và cuộc chiến ...

Bầu cử Mỹ 2020: Không xác nhận kết quả vào đêm bầu cử, thế giới chờ đợi đến ngày nào?

Bầu cử Mỹ 2020: Không xác nhận kết quả vào đêm bầu cử, thế giới chờ đợi đến ngày nào?

TGVN. Ngày 2/11, các quan chức thực thi pháp luật tại các bang ở Mỹ tuyên bố họ không chịu áp lực nào trong việc ...

(theo Insider)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động