Chính sách nhập cư thử thách đoàn kết trong EU

Một tuần sau khi hơn 300 người thiệt mạng trong vụ đắm tàu gần đảo Lampedusa, (Italy), lại thêm một chiếc tàu chở khoảng 250 người nhập cư nữa bị đắm ngoài khơi Italy hôm 11/10 vừa qua. Những vụ việc thương tâm liên tiếp này có khiến giới lãnh đạo châu Âu gạt bỏ mâu thuẫn để cùng tìm ra một giải pháp hiệu quả?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu ngày càng tăng. (Ảnh minh họa)

Có thể nói, sau khi hai tàu chở người nhập cư bất hợp pháp vào Italy liên tiếp bị đắm, cướp đi sinh mạng của gần 400 người, vấn đề nhập cư trở thành chủ đề được quan tâm nhất tại châu Âu.

Hệ quả của chính sách khắc nghiệt

Cách nhau vài trăm km đường biển, nhưng mức sống khác biệt là lý do nhiều người châu Phi chấp nhận liều lĩnh vượt biển tìm cuộc sống mới ở châu Âu. Những bất ổn ở Ai Cập, nội chiến ở Syria cũng như ở một số nước Ảrập và châu Phi khác khiến dòng người tị nạn tràn vào châu Âu ngày càng nhiều. Theo thống kê của Cơ quan Quản lý đường biên giới châu Âu (Frontex), năm 2012 đã có hơn 72.000 người nhập cư trái phép vào lục địa này. Còn trong năm nay, trước khi xảy ra thảm nạn ở Italy, hơn 31.500 thuyền nhân đã vượt biển thành công.

Tuy nhiên, Cơ quan Di dân Quốc tế cũng ghi nhận con số 25.000 thuyền nhân đã chết trên Địa Trung Hải trong 20 năm qua trước khi đến được "miền đất hứa" châu Âu. Theo giới phân tích, thảm nạn thuyền nhân châu Phi trên đường đi tìm cuộc sống tươi sáng hơn tại châu Âu bị chết hàng loạt, đã phản ánh chính sách nhập cư khắc nghiệt và bất cập của Liên minh Châu Âu (EU).

Thứ nhất là do chính sách nhập cư của châu Âu quá khắt khe. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng nhập cư, tháng 6/2003, EU đã sửa đổi Thỏa thuận Dublin, theo đó người muốn tị nạn chỉ có thể nộp đơn cho chính quyền quốc gia nơi họ đặt chân đến đầu tiên và việc xét cấp thị thực nhập cảnh cũng trở nên khắt khe hơn. Vì vậy, cơ may một người nước ngoài được một nước thành viên EU cấp thị thực nhập cảnh để xin quy chế tỵ nạn gần như bằng không. Đó là lý do thúc đẩy di dân châu Phi dùng thuyền vượt biển.

Thứ hai là gánh nặng người nhập cư không được phân chia đồng đều giữa các nước EU. Theo Thỏa thuận Dublin sửa đổi, nhiệm vụ ngăn chặn người nhập cư hầu như đặt hoàn toàn lên vai các nước tiếp giáp như Italy, Tây Ban Nha hay Hy Lạp. Các nước này phải chịu áp lực dồn dập của làn sóng nhập cư, trong khi các nước EU khác lại thiếu tinh thần liên đới. Theo luật EU hiện hành, khi thuyền nhân đến nước nào thì chính phủ nước đó phải lo tiếp đón, lo chỗ ăn, ở, xem xét hồ sơ xin tỵ nạn… Các nước thành viên khác có nghĩa vụ hỗ trợ bằng tiền và trang thiết bị. Tuy nhiên, Luật của EU không dự trù phân chia tự động gánh nặng quản lý hồ sơ xin tỵ nạn. Cụ thể, đảo Lampedusa của Italy được coi là cửa ngõ nhập cư của châu Âu vì từ Tunisia và Libya có thể dễ dàng đi tàu tới đây. Tính từ năm 1999, đã có khoảng 200.000 người châu Phi tới Lampedusa. Những cuộc đảo chính và ảnh hưởng của Mùa xuân Ảrập càng khiến số người muốn tới châu Âu gia tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay đã có 30.000 người nhập cư vào Italy, cao gấp 4 lần so với cả năm trước. Vì vậy, Italy dường như quá tải dưới áp lực nặng nề của làn sóng nhập cư.

Nói chung, có nhiều vấn đề để nói về khả năng tiếp nhận người nhập cư và luật tỵ nạn của EU. Ngay trong nội bộ EU, người xin tỵ nạn được đón tiếp cũng khác nhau. Chẳng hạn, dù được trang bị ngày càng hiện đại với hệ thống vệ tinh hay radar thế hệ mới, tuần tra 24/24 trên một địa bàn quá rộng lớn vẫn là nhiệm vụ bất khả thi đối với một nước "cửa ngõ châu Âu" như Italy. Nhiều thuyền nhân vẫn “cập bến” Italy thành công. SPRAR - một chương trình của Italy nhằm mục tiêu hỗ trợ người nhập cư tìm chỗ ở, học ngôn ngữ và tìm việc làm - cũng chỉ có thể hỗ trợ 3.000 người, trong khi số người cần sự giúp đỡ này lên đến 75.000 người.

Hoặc như, trong khi Pháp là một trong những quốc gia hỗ trợ y tế và pháp lý miễn phí cho người xin tỵ nạn, thì tài chính thiếu thốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền con người không được bảo đảm trong các trại tị nạn ở một số nước EU khác. Thực tế, ở các nước Nam Âu hay Đông Âu - nơi kinh tế kém xa những nước phía Tây hay phía Bắc, chỉ một số nhỏ người nhập cư tìm được việc làm và chỗ ở, số khác trở thành dân vô gia cư, không nghề nghiệp. Người tị nạn ở Hungary có thể bị nhốt trong các trại giáo dưỡng nhiều ngày. Bị lạm dụng về thể xác hoặc tinh thần là tình trạng phổ biến ở Hy Lạp... Khủng hoảng kinh tế kéo theo cắt giảm chi tiêu của các chính phủ càng đẩy người nhập cư vào cuộc sống tồi hơn.

EU cần đoàn kết, chia sẻ

Trước thảm nạn người nhập cư ngày một tăng, lãnh đạo các nước EU đều mong muốn giải quyết triệt để vấn đề này, nhưng theo những cách khác nhau. Thủ tướng Italy Enrico Letta yêu cầu đưa hồ sơ nhập cư vào chương trình nghị sự trong cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra tại Bruselles ngày 24-25/10. Còn trong nội bộ của mình, ông Letta mong muốn sửa đổi đạo luật Bossi-Fini, quy định nhập cư trái phép cũng là một tội. Song tờ L'Humanité cho rằng chính quyền của ông Letta khó có thể thực hiện được điều này do đảng liên minh cầm quyền là đảng Dân tộc Tự do của ông Berlusconi phản đối, cho rằng chính sách là “mị dân”.

Trong một thông cáo vừa phát đi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Didier Reynders cũng nhấn mạnh thảm họa chìm tàu tại đảo Lampedusa cho thấy cần thiết phải có một chính sách tổng thể, cân đối và thống nhất về nhập cư cho cả châu Âu, trong đó có việc tăng cường kiểm soát ngoài biên giới, đồng thời yêu cầu phát triển các chương trình nhằm cải thiện điều kiện sống tại quê hương của người tị nạn để họ không rời bỏ đất nước mà đi, đồng thời cần phải tăng cường hợp tác với nước sở tại cũng như nước trung chuyển.

Đặc biệt, ý kiến được quan tâm nhiều nhất là của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz. Ông kêu gọi chia sẻ lại gánh nặng nhập cư giữa các quốc gia EU. Theo ông, đây là một "thử thách đối với tính đoàn kết giữa các thành viên", là "vấn đề mà từng nước EU đều phải đối mặt". Ông Schulz cho rằng, chừng nào các nước thành viên EU chưa đưa ra một chính sách thống nhất, vấn đề sẽ chưa được giải quyết triệt để. Thực tế, theo Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), Đức nhận hơn 77.000 người tị nạn, trong khi Italy chỉ nhận chưa tới 16.000 người (bất chấp việc Đức từ chối khoảng 60% số đơn tị nạn). Trong tình hình kinh tế khó khăn, không quốc gia nào muốn tự động nhận thêm gánh nặng. Hơn nữa, sự lên ngôi của các đảng cực hữu trên khắp châu Âu cũng là nguyên nhân khiến các chính phủ không muốn nới lỏng chính sách nhập cư mà mất lòng cử tri, trong khi các cơ quan của EU được trao quyền định ra chính sách chung về người nhập cư và tị nạn theo Hiệp ước Amsterdam 1999 lại chưa bao giờ sử dụng hiệu quả quyền này.

Hiện tại, để tránh xảy ra thảm nạn Lampedusa, Ủy ban Châu Âu đã thành lập hệ thống giám sát biên giới mới có tên "Eurosur" nhằm giúp các nước EU chia sẻ hình ảnh và dữ liệu thực tế liên quan đường biên giới ngoại khối, từ đó kịp thời phát hiện và phòng, chống tình trạng nhập cư trái phép, đồng thời hỗ trợ cứu nạn trên biển. Tuy nhiên, từ tháng 12 tới, Eurosur mới bắt đầu đi vào hoạt động.

Tóm lại, trước tình hình bất ổn tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông được dự đoán sẽ khiến làn sóng người nhập cư tiếp tục tràn vào châu Âu thời gian tới, bà Cao ủy EU phụ trách các vấn đề nội vụ Cecilia Malmstrom cảnh báo: "Chừng nào châu Âu chưa đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, chính sách nhập cư của châu Âu sẽ vẫn rời rạc, cục bộ, được mỗi nước quyết định dựa trên những cân nhắc chính trị nội bộ".

Hoàng Minh

Đọc thêm

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn ...
Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik sinh năm 1976, từng thi đấu cho 2 CLB hàng đầu Hàn Quốc là Seongnam Ilhwa Chunma và Jeonbuk Hyundai ...
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/5/2024. xổ số miền Trung thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMT 7/5/2024. dự đoán XSMT ...
XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5 - xổ số hôm nay 7/5. kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 7/5/2024. Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. XSMN thứ 3. xo ...
Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Philippines tuyên bố không dùng vòi rồng ở Biển Đông, nói rõ sứ mệnh của lực lượng hải cảnh

Tổng thống Philippines khẳng định nhiệm vụ của hải quân và lực lượng hải cảnh nước này là giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động