Chính sách nông thôn mới ở Trung Quốc Khuyến nông = Tăng quyền

Cuối cùng thì những người nông dân Trung Quốc cũng thở phào nhẹ nhõm với quyết định của Hội nghị Trung ương 3, khoá 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua. Từ đây, họ có thể mua bán, cho thuê và thế chấp quyền sử dụng đất để có lợi nhuận trên thị trường giao dịch đất đai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhu cầu tăng trưởng

 

Những người nông dân ở ngoại ô Shangmatai, cách Bắc Kinh khoảng 90km về phía Đông Nam, gần thành phố cảng Thiên Tân, đang hồi hộp chờ đợi cuộc cải cách đất đai. Những người nông dân này cho biết, chính quyền địa phương đã thu giữ đất của họ để xây một cái hồ nhân tạo nhằm thu hút khách du lịch. Họ không nhận được khoản đền bù nào. Cuối năm ngoái, các luật sư và học giả ở Bắc Kinh trình vụ việc tranh chấp của họ lên các quan chức, cùng với rất nhiều vụ việc khác, như một lý do để nông dân có quyền sở hữu rõ ràng hơn. “Nông dân muốn sửa lại quyền sở hữu đất đai thuộc về chúng tôi”, một tuyên bố do 17 nông dân ở Shangmatai ký vào hồi tháng 3.

 

Đó cũng là nguyện vọng của trên 700 triệu nông dân Trung Quốc (gần 60% dân số Trung Quốc sống ở nông thôn).

 

Kể từ khi các công xã bị phá vỡ ba thập niên trước, các hộ nông dân được hưởng quyền dùng đất trong thời hạn 30 năm. Thời hạn đó đã kết thúc. Đời sống nông dân Trung Quốc có nhiều bước nhảy vọt, nhưng nhu cầu hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp đòi hỏi cách tiếp cận mới. Với những mảnh ruộng manh mún, khoảng 0,67 ha, nhiều hộ dân đã tìm cách gộp lại để mở rộng sản xuất.

 

Hàng triệu nông dân ra thành phố kiếm việc. Ruộng đồng hoang hóa. Nông dân khó có thể làm ăn lớn khi không có quyền sở hữu hay sử dụng chính thức về mặt luật pháp. Đất nông nghiệp vẫn thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, người dân ở thành  thị có thể mua bán đất như một tài sản.

 

Một trong những vấn đề gây “bức xúc” khác là các quan chức địa phương và giới thương nhân thường cấu kết để chiếm đất nông nghiệp, xây cất nhà cửa hoặc biến thành khu công nghiệp.

Bởi thế, nông thôn Trung Quốc ít khi yên bình. Biểu tình. Gây rối. Kiện cáo. Bạo lực. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, có ít nhất 74.000 vụ “khiếu kiện tập thể” của nông dân Trung Quốc hồi năm 2004, thu hút 3,7 triệu nông dân tham gia. Con số này tăng lên 87.000 vụ trong năm 2005, và năm 2006 là 90.000 vụ.

 

Theo ông Hongyuan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc: “Sự vi phạm quyền đất đai của người nông dân diễn ra thường xuyên khi chính quyền địa phương quyết định thay cho nông dân mà không để họ tự quyết định số phận của mình. Vì vậy, Chính phủ phải cải cách chính sách ruộng đất để bảo vệ đầy đủ quyền lợi của nông dân”.

 

Đột phá

 

“Một bước tiến lớn, có ảnh hưởng sâu rộng”, tờ Nhân dân Nhật báo viết về văn kiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn của Hội nghị Trung ương 3, khoá 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chi tiết của chính sách chưa được tiết lộ, song, chủ trương này phải được Quốc hội thể chế hóa thành luật trước khi được ban hành và thực thi.

 

Điểm cốt lõi của chính sách mới là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho những nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp, miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố “quyền sử dụng đất” để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép bán đất sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn với công nghệ canh tác hiện đại. Với những nông dân muốn chuyển ra thành thị sinh sống, chính sách mới sẽ cho họ bán đất để ra thành phố với một khoản vốn khởi nghiệp. Ngoài ra, một hệ thống cơ quan hành chính mới, chuyên về quản lý đất nông nghiệp, cũng sẽ được thành lập.

 

Tuy “nền tảng cơ bản của sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp vẫn không thay đổi”, như khẳng định của truyền thông Trung Quốc, nhưng chính sách này đã góp phần xoa dịu sự phẫn nộ của nông dân Trung Quốc do tình trạng tham nhũng ở nông thôn và sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa nông thôn với thành thị. Sử gia Zhang Lifan, nguyên là nhà nghiên cứu thuộc Viện xã hội Trung Quốc (CASS) nói: “Từ góc độ lịch sử, sự tồn vong của mỗi triều đại đều liên quan đến nông dân và đất đai. Chính sách này sẽ có lợi cho sự ổn định nông thôn và giành được trái tim nông dân”.

 

Con dao hai lưỡi

 

Nhiều học giả Trung Quốc cảnh báo, chính sách mới này có thể là con dao hai lưỡi.

 

“Các biện pháp vừa được thông qua được các nhà kinh tế cho là bước đột phá lớn trong cải cách ruộng đất do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng 30 năm trước, đem lại cho nông dân cơ hội tiến hành quản lý đất trên quy mô lớn và khởi dựng doanh nghiệp mới”, Tân Hoa Xã viết. Những người ủng hộ cho rằng, nếu thực thi nghiêm túc và có hiệu quả, chính sách này sẽ tạo thuận lợi cho công cuộc “tích tụ đất nông nghiệp”, hình thành những nông trại sản xuất lớn. Mô hình này có thể giúp gia tăng sản lượng lương thực, bảo đảm an ninh lương thực và giúp nông nghiệp Trung Quốc cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Giáo sư Xu Xinglin thuộc khoa Kinh tế, Trường Đảng Trung ương cho rằng “bước đột phá này là cần thiết. Nó đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay”.

 

Trong khi đó, nhiều học giả Trung Quốc cảnh báo cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Asia Times Online lập luận: “Nhiều nông dân có thể bán đất để lấy tiền. Họ có thể bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ hoặc chuyển đến sống ở thành phố. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thua lỗ hay không kiếm được việc ở thành phố?”.

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc chưa đủ mạnh để “hấp thụ” hàng chục triệu nông dân bán đất, rồi đổ vào thành phố kiếm việc làm hàng năm. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng việc phân bổ ruộng đất đến gia đình nông dân có ưu điểm là bảo đảm cho mỗi gia đình một phương tiện sinh sống tối thiểu.

 

Theo các học giả, để tiến hành cải cách đất nông nghiệp, Trung Quốc cũng phải thay đổi các hệ thống xã hội khác. Chẳng hạn, Trung Quốc cần cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu, an sinh xã hội, bảo hiểm để những nông dân di cư ra thành phố được chấp nhận như những cư dân đô thị và được hưởng sự đối xử công bằng và những quyền lợi tối thiểu. Những biện pháp trên không được thực hiện, những nông dân mất đất có thể trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội của đất nước.


Năm 1950: Chuyển từ chế độ sở hữu đất đai phong kiến sang chế độ nông dân sở hữu đất đai, phân phối theo sức lao động.

Năm 1953 - 1956: Cải tạo nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, chuyển từ chế độ nông dân sở hữu đất đai sang hợp tác xã, phân phối theo chế độ bình quân.

Năm 1958 - 1977: Thực hiện chế độ hợp tác xã quy mô lớn, phân phối theo chế độ bình quân.

Năm 1978 - 1998: Chuyển từ hợp tác xã sang chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, phân phối theo sức lao động.

Năm 1999: Làng Tiểu Cang, Tỉnh An Huy thực hiện thí điểm chuyển nhượng sở hữu đất đai tập thể.

Năm 2001: Nghiên cứu cải cách chế độ chuyển nhượng quyền kinh doanh đất đai.

 

(Nguồn: wikipedia.org)

 

Mai Thảo (Tổng hợp từ Economist, Asia Times, NYT, Xinhua News…)

Đọc thêm

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Mỹ: Thời tiết khắc nghiệt kéo dài, lốc xoáy mạnh, mưa đá nghiêm trọng

Nước Mỹ trải qua 10 ngày liên tiếp xảy ra lốc xoáy, số trận lốc xoáy được dự báo sẽ tiếp tục tăng, thời tiết khắc nghiệt kéo dài tới ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 7/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 7/5/2024.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số ngày 6 tháng 5. xổ số hôm nay 6/5/2024

XSMN 6/5 - kết quả xổ số ngày 6 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. SXMN 6/5. xổ số miền ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 7/5/2024: Bạch Dương tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 7/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động