Chuyên gia Đài Loan: Biển Đông 'dậy sóng' thành một tâm điểm của các động thái quân sự

Nguyễn Hoàng
TGVN. Theo các nhà phân tích quốc phòng Đài Loan, các vùng biển xung quanh Đài Loan, trong đó gồm có Eo biển Miyako, Kênh Bashi, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines, dự kiến sẽ trở thành tâm điểm của các động thái quân sự được  tăng cường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su Trung Quốc gia tăng hành vi sai trái 'chưa từng có' ở Biển Đông
chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su Cựu Đô đốc Mỹ: Một cuộc Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở Biển Đông
chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su
Với gia tăng căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Biển Đông "dậy sóng" thành tâm điểm của động thái quân sự. (Nguồn: Getty)

Ông Su Tzu-yun, chuyên gia phân tích cấp cao của Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Đài Loan, đã đưa ra nhận định trên trong một bài viết có tiêu đề "Tính cơ động chiến lược của Mỹ trong việc triển khai lực lượng để đảm bảo an ninh khu vực”.

Trong bài viết, ông Su Tzu-yun cho rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với căng thẳng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và động thái quân sự tăng cường của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông - nơi Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai tàu ngầm hạt nhân và công bố các khu hành chính.

Theo chuyên gia này, sự vắng mặt của các nhóm tàu sân bay của Mỹ trong khu vực nhiều tháng qua do đại dịch, chính sách quân sự hóa, hạt nhân hóa và “nhập tịch hóa” Biển Đông của Bắc Kinh đã ảnh hưởng đến an ninh, ổn định của khu vực cũng như cán cân hạt nhân chiến lược.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ hôm 10/5 đã tuyên bố rằng ít nhất 6 tàu sân bay đã hoạt động trở lại, trong đó gồm các tàu Harry S.Truman, Dwight D.Eisenhower, Ronald Reagan, Nimitz, Abraham Lincoln và Gerald R. Ford, qua đó chấm dứt khoảng trống quân sự ở các khu vực khác nhau.

Theo chuyên gia trên, một điều cần theo dõi là cách Mỹ điều chỉnh Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Su Tzu-yun cũng chỉ ra sự thay đổi căn bản từ “nhiệm vụ hiện diện liên tục của máy bay ném bom” sang cách tiếp cận “có thể dự đoán được về mặt chiến lược nhưng không thể lường trước”, như đã nêu trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ năm 2018.

Bài báo lưu ý một số ví dụ về điều này bao gồm việc điều máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng B-1B của Mỹ đến Biển Hoa Đông và Biển Đông trong những tháng gần đây, trong đó có một vụ hôm 8/5 khi 2 chiếc B-1B đã bay đến Biển Đông qua Kênh Bashi và biển Sulu theo đội hình gọng kìm.

Chuyên gia Su Tzu-yun nhận định rằng liên quan đến các hoạt động triển khai quân sự truyền thống, Mỹ đang tìm cách tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tấn công đổ bộ và đã triển khai các tên lửa chống hạm với lục quân và lính thủy đánh bộ để chặn đường thủy trong trường hợp cần thiết, nhằm hỗ trợ cho hải quân Mỹ.

“Tư duy chiến lược của Mỹ trong việc chống lại sự bành trướng trên không và trên biển của Trung Quốc là thông qua các hoạt động ở bên ngoài để ngăn chặn từ nhiều phía. Về mặt địa chiến lược, Mỹ đang tập trung vào các vùng biển như Eo biển Miyako, Kênh Bashi, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines”, ông Su Tzu-yun nhấn mạnh.

Chuyên gia Su Tzu-yun kết luận rằng cạnh tranh về sức mạnh trên bộ và trên biển sẽ rất quan trọng đối với đời sống chính trị quốc tế và an ninh khu vực trong thời kỳ hậu đại dịch.

chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su

Indonesia xác nhận gửi công hàm lên Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Ngày 31/5, quyền Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah xác nhận, nước này đã chính thức gửi công hàm lên Liên ...

chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su

Không ngừng theo dõi tình hình Biển Đông, động thái nào của Ấn Độ đáng lưu ý?

TGVN. Câu hỏi đặt ra là lợi ích của Ấn Độ là gì, và nước này đối đầu với thách thức Trung Quốc tại Biển ...

chuyen gia dai loan bien dong day song thanh mot tam diem cua cac dong thai quan su

Nguy cơ 'chiến tranh nóng' giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông?

TGVN. Không nơi nào tàu chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc lại “chạm trán” với tần suất nhiều như ở Biển Đông.

(theo Focus Taiwan)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Ngoại trưởng Penny Wong sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khi nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh có chuyến công du Canberra.
Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm ...
Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm cho biết, quá trình hồi phục chấn thương tiến triển tốt nhờ có sự hỗ trợ của chuyên gia người Nhật Bản Ryo Asano.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Chiều 19/3, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Diana Mondino.
Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ phiếu chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động