Chuyện luận tội phế truất Tổng thống Mỹ: Trước gắng, sau cố

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Câu chuyện luận tội phế truất Tổng thống ở Mỹ chính thức được đưa ra Quốc hội xem xét. Tại sao phe Dân chủ quyết tâm theo đuổi việc này đến vậy? Tác động sẽ thế nào? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Chuyện điều trần luận tội Tổng thống Mỹ - Xét dễ, xử khó
chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Câu chuyện phế truất Tổng thống ở nước Mỹ: Không nguy thì cũng hại
chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co

Nước Mỹ có chuyện kinh thiên động địa khi lần thứ tư trong lịch sử có Tổng thống đương nhiệm bị Hạ viện đưa ra luận tội phế truất. (Ảnh minh họa. Nguồn: Twitter).

Sự khởi đầu chính thức của quá trình luận tội phế truất Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của nước Mỹ cũng đã đến khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đề nghị Uỷ ban tư pháp của Hạ viện soạn thảo điều khoản cho Hạ viện phê chuẩn. Việc này được phê chuẩn ở Hạ viện sẽ không khó khăn gì bởi phe Đảng Dân chủ hiện có đa số ở đây và quyết định phê chuẩn có thể được thông qua với đa số thông thường.

Sau đấy đến lượt Thượng viện Mỹ phán xét. Vì ở đây phe Đảng Cộng hoà của ông Trump chiếm đa số mà muốn phế truất ông Trump thì phải có ít nhất hai phần ba trong tổng số 100 thành viên của Thượng viện đồng tình cũng như vì phe Đảng Cộng hoà hiện quyết tâm bảo vệ ông Trump đến cùng và bằng mọi giá chứ không phải muốn buông bỏ ông Trump nên ở vào thời điểm hiện tại mà dự liệu thì có thể chắc chắn được là ông Trump sẽ không bị phế truất như hai người tiền nhiệm xa là ông Andrew Johnson năm 1868 và ông Bill Clinton năm 1998, cũng chẳng bị buộc phải từ chức để tránh bị phế truất như ông Richard Nixon năm 1974.

Những tác động trái chiều

Dù vậy, nước Mỹ vẫn có chuyện kinh thiên động địa khi lần thứ tư trong lịch sử đến nay có tổng thống đương nhiệm bị Hạ viện chính thức quyết định luận tội phế truất. Ông Trump tuy chắc không bị phế truất nhưng chỉ với như thế không thôi thì không thể nói được là qua được vụ việc này mà không bị hề hấn gì.

Ở đây có những tác động trái chiều nhau. Một mặt, việc phe Đảng Dân chủ tiếp tục dấn tới với chuyện luận tội phế truất tổng thống vừa ép buộc vừa khích lệ Đảng Cộng hoà đoàn kết thống nhất nội bộ và những bộ phận cử tri trung thành với ông Trump ở Mỹ càng thêm quyết tâm giúp ông Trump được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới ở Mỹ. Trên phương diện này, ông Trump có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ hơn sau khi bị Quốc hội tiến hành phế truất.

Bạn có thể quan tâm:
chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Chuyện luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump: Bắt đầu giật mình!
chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Đảng Dân chủ Mỹ: Vớt vát vô vọng

Nhưng mặt khác, việc bị Quốc hội luận tội phế truất vẫn gây tai hại cho ông Trump. Không bị nó đánh gục thì ông Trump cũng vẫn bị nó đánh đau, không bị sứt đầu thì cũng bị mẻ trán, không bị mất quyền bởi Quốc hội thì vẫn có rủi ro tăng và nguy cơ cao bị cử tri trừng phạt trong cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ. Cử tri không nghĩ và quyết như chính trị gia. Có những người không đồng tình với việc phe Đảng Dân chủ quyết tâm luận tội phế truất ông Trump không phải vì không muốn ông Trump bị phế truất mà vì muốn dùng lá phiếu bầu của mình trong cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ để buộc ông Trump phải ra khỏi Nhà Trắng.

Đã đâm lao phải theo lao

Phe Đảng Dân chủ không phải không đủ tỉnh táo về lý trí để nhận thức được rằng phe Đảng Cộng hoà trong thượng viện sẽ không tham gia hạ bệ quyền lực hiện tại của ông Trump, nhưng vẫn kiên quyết thúc đẩy việc này. Nguyên do chính là trong nội bộ đảng này đang có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm sang phía tả và coi trọng việc xác định lại bản sắc chính trị của đảng này cấp thiết hơn là việc nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống tới. Nguyên nhân chính là phe này đã khởi động tiến trình và đến lúc này phải tiếp tục tiến trình chứ không còn có thể dừng lại được nữa. Phe này phải tận dụng mọi cơ hội và lý do hiện có được để gây khó dễ và bất lợi cho ông Trump trong cuộc vận động tranh cử, làm cho người này bị sa sút uy tín trong cử tri Mỹ.

Nguyên nhân chính còn là nếu triển vọng chuyện luận tội phế truất ông Trump càng không sáng sủa và hứa hẹn đối với phe Đảng Dân chủ thì phe này càng phải kết thúc chóng vánh chuyện Quốc hội luận tội và phế truất ông Trump bởi chiến thắng của ông Trump trong cuộc đấu luận tội phế truất này càng đến gần ngày bầu cử tổng thống mới ở Mỹ mới ngã ngũ thì chỉ càng thêm có lợi cho ông Trump và càng thêm tai hại cho phe Đảng Dân chủ nói chung và cho bất cứ ai được đảng này đề cử làm ứng cử viên tổng thống nói riêng.

Cho nên bây giờ đối với phe Đảng Dân chủ, việc theo đuổi ý định dùng Quốc hội luận tội phế truất ông Trump là quyết sách đúng đắn hay sai lầm không còn quyết định và quan trọng bằng việc tiếp tục theo đuổi nó và nhanh chóng kết thúc nó để tập trung vào cuộc chơi quyền lực đáng giá nhất. Về cơ bản, ông Trump có thể vững tâm, cho dù không thể không xua tan được hết mọi lo ngại và vẫn phải lưu tâm phòng ngừa rủi ro.

chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Chuyện phế truất Tổng thống Mỹ: Kẻ sứt đầu, người mẻ trán

TGVN. Câu chuyện điều tra nhằm phế truất Tổng thống Trump đang ngày càng nóng lên ở Mỹ. Bản chất của chuyện này là gì? ...

chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Điều tra luận tội: Chủ tịch Hạ viện bật đèn xanh, Nhà Trắng nói nên thấy 'hổ thẹn', ông Trump tuyên bố

TGVN. Ngày 5/12, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo Hạ viện Mỹ chuyển sang giai đoạn luận tội Tổng thống DonaldTrump, Nhà Trắng ...

chuyen luan toi phe truat tong thong my truoc gang sau co Vụ điều tra luận tội Tổng thống Trump: Phe Dân chủ công bố dự thảo 300 trang, Nhà Trắng phản ứng

TGVN. Ngày 3/12, phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã công bố một bản dự thảo báo cáo dài 300 trang, trong đó tóm ...

Dịch Dung

Đọc thêm

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động