Choáng ngợp tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ | |
Mỹ đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford |
Tàu sân bay vẫn có những tính năng ưu việt. |
Sức mạnh của tàu sân bay được thể hiện rõ ở Thái Bình Dương. Năm 1942, Hải chiến Midway là cuộc chiến đầu tiên của các tàu sân bay, và chiến thắng quyết định của Mỹ là một lời xác minh quan trọng cho tiềm năng của tàu sân bay. 3/4 thế kỷ sau, chủ đề tàu sân bay vẫn cuốn hút các lực lượng hải quân trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên của mình, chiếc Varyag thời Liên Xô cũ (nay là Liêu Ninh). Hiện, một chiếc tàu sân bay sản xuất ở trong nước là 001A đã đi vào hoạt động, trong khi chiếc tàu sân bay thứ ba (Lớp 002) đang trong quá trình xây dựng.
Những gương mặt mới
Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh lớn của Trung Quốc trong khu vực, cũng đang đẩy nhanh nỗ lực. Hải quân Ấn Độ đang trong quá trình xử lý hai tàu sân bay mới, một từ chiếc Admiral Gorshkov 45.000 tấn (Ấn Độ mua năm 2004 và đã tân trang thành chiếc ISN Vikramaditya), và chiếc ISN Vikrant chế tạo ở trong nước, hiện đang tham gia các hành trình trên biển. Trong khi đó, một tàu sân bay bản địa khác cũng có thể được sản xuất, nâng tổng số tàu sân bay của Ấn Độ lên 3 chiếc.
Các tàu sân bay hiện nay của cả Ấn Độ và Trung Quốc đều dựa trên một thiết kế “trượt tuyết”: có một đường dốc cong trên boong tàu cho phép máy bay có thể cất cánh mà không cần sử dụng bộ phóng máy bay phức tạp và đắt đỏ.
Quan trọng hơn, những nước chưa từng vận hành tàu sân bay, hoặc đã từ bỏ tàu sân bay từ nhiều thập kỷ trước, cũng đang suy nghĩ lại về điều này. Đáng chú ý, Nhật Bản có thể sẽ sớm sở hữu chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Cuối năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) tuyên bố sẽ cải tạo hai chiến “tàu khu trục trực thăng” lớp Izumo 27.000 tấn – vốn là các tàu chiến lưỡng cư mui trần – thành các tàu có khả năng làm bệ phóng cho các máy bay cánh cố định. Cùng lúc, MSDF còn tiết lộ sẽ mua 42 máy bay F-35B, biến thể cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng (STOVL) của chiếc Máy bay chiến đấu -35; và hầu hết trong số này có khả năng sẽ được triển khai trên các tàu nói trên.
Không chịu thua kém, Hàn Quốc mới đây công bố đang xây dựng một tàu sân bay 30.000 tấn, được trang bị đường bay dốc theo kiểu “trượt tuyết” có khả năng vận hành loại máy bay STOVL như chiếc F-35B. Chiếc tàu này có thể vận hành tới 16 máy bay STOVL và chuyên chở tới 3.000 lính hải quân.
Singapore cũng được cho đang xem xét mua máy bay F-35B có thể được triển khai trên một tàu chiến lưỡng cư mui trần mà nước này đang xây dựng.
Và cuối cùng, Nga cũng đang triển khai chiếc “tàu sân bay nặng ký” Kuznetsov. Mặc dù thường xuyên neo đậu ở cảng nhà với Hạm đội phương Bắc của Nga, chiếc Kuznetsov này cũng có thể sẽ được triển khai đến Thái Bình Dương.
Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore... là những gương mặt mới tham gia vào hoạt động sản xuất và vận hành tàu sân bay. |
Nhân tố thay đổi cuộc chơi hay là “Thỏi nam châm hút tên lửa hành trình”?
Điều đáng nói cơn sốt tàu sân bay tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang diễn ra bất chấp những tranh cãi ngày càng gia tăng về giá trị của chúng. Đặc biệt, với thực tế về mối đe dọa đặt ra từ sự nổi lên của các tên lửa siêu thanh, nhiều người cho rằng những tàu hải quân lớn như tàu sân bay sẽ rất dễ bị nguy hiểm.
Các tàu sân bay từng được gọi là “những thỏi nam châm thu hút tên lửa hành trình” ngay từ khi các tên lửa hành trình chống hạm (ASCMs) đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960. Chẳng hạn, trong giai đoạn Chiến tranh Falklands năm 1982, chiếc HMS Sheffield và hai tàu chở hàng đã bị các ASCM Exocet bắn chìm. Trong những năm 1990, mối đe dọa này chuyển sang các ASCM siêu âm (chẳng hạn như chiếc 22 Sunburn mà Trung Quốc mua của Nga), trong khi những năm 2000 lại chứng kiến các tên lửa đạn đạo chống hạm (như là chiếc DF-21D của Trung Quốc) trở thành “sát thủ tàu khu trục” mới mà không có vũ khí phòng thủ nào có thể chống lại nó.
Lý do tàu sân bay có tầm quan trọng trường tồn
Tính chất dễ bị tổn thương của các tàu sân bay trong gian đoạn chiến tranh là có thực, và lâu nay vẫn là vậy. Các máy bay cảm tử của Nhật từng đánh chìm ít nhất ba tàu sân bay trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Về lý thuyết, rất nhiều thứ dễ bị nguy hiểm trong các cuộc tấn công thời chiến, bao gồm tàu nổi, sân bay, bến cảng, các trạm radar, hầm phóng tên lửa, trung tâm chỉ huy… Mấu chốt ở đây là phải đảm bảo sự phòng vệ tốt hơn.
Trong khi đó, giá trị của tàu sân bay vẫn vượt trội hơn so với tính dễ bị tổn thương của nó. Chúng có sức ảnh hưởng đáng kể trong các hoạt động ở thời bình, với bề mặt rộng lớn, an toàn để có thể thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai.
Trong các tình huống khủng hoảng hay trong các giai đoạn căng thẳng quốc tế, chúng còn được sử dụng như những tín hiệu có sức mạnh - Mỹ luôn thích gọi các siêu tàu sân bay của mình có giá trị như “100.000 tấn chính sách ngoại giao quốc tế”.
Quan trọng nhất, trong các chiến dịch quân sự, các tàu sân bay vẫn luôn là vô giá. Bất chấp tính dễ bị tổn thương của nó, Anh luôn coi tàu sân bay là công cụ cung cấp sự hỗ trợ hàng không đối với các lực lượng trên bộ và trên biển của họ trong Chiến tranh Falklands; nếu không có những chiếc máy bay Harrier cất cánh từ các tàu sân bay, những tổn hại của Anh đã lớn hơn rất nhiều.
Những hạn chế về kỹ thuật không đáng kể
Khi không có các cuộc chiến tranh toàn diện, các nhóm tàu sân bay tác chiến lại trở thành những công cụ hàng hải hữu ích cho vấn đề an ninh, bao gồm phòng không, các hoạt động chống tàu ngầm, và thu thập thông tin tình báo. Thêm vào đó, giá trị răn đe của chúng là không phải bàn cãi.
Tính đến nay, hầu hết các tàu sân bay hiện nay hay trong tương lai chắc chắn đều có những hạn chế đáng kể. Hầu hết chúng đều nhỏ và chỉ có thể chuyên chở một số ít máy bay chiến đấu cánh cố định, đặc biệt nếu so sánh với các tàu siêu chuyên chở của Mỹ (chiếc tàu san bay Lớp 001A của Trung Quốc chỉ vận hành được tối đa 32 máy bay J-15, tức là chỉ khoảng một nửa sức chứa của tàu sân bay Mỹ”.
Thêm vào đó, thiết kế trượt tuyết rất hạn chế số lượng máy bay có thể cất cánh cùng một lúc, đồng thời còn giảm bớt tính hiệu quả của bản thân chiếc máy bay đó: máy bay phải tốn rất nhiều nhiên liệu, theo đúng nghĩa là một thùng xăng đầy, và không thể chở thêm nhiều vũ khí khác.
Đó là những hạn chế về kỹ thuật, song chúng có thể được khắc phục trong những bản thiết kế mới. Và như vậy, bất chấp tính dễ bị tổn thương của mình, giá trị của tàu sân bay vẫn luôn vững bền.
| Choáng ngợp tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ Không chỉ là tàu sân bay mạnh nhất và mới nhất của Hải quân Mỹ, USS Gerald R. Ford còn được xem là hàng không ... |
| Mỹ cử tàu sân bay tới Florida cứu trợ sau bão Irma Một tàu sân bay và các tàu hải quân khác đã được gửi đến Florida để hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ ... |