Cuộc bầu cử bất thường của Pháp

Đó là nhận định của ông Dominique Moisi, đồng sáng lập Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), trong một bài viết mới đây trên Project Syndicate. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc bau cu bat thuong cua phap Bầu cử Pháp: Ứng cử viên E.Macron giành thêm nhiều sự ủng hộ
cuoc bau cu bat thuong cua phap Bầu cử Pháp: 5 ứng cử viên tranh luận trực tiếp trên truyền hình

60 năm sau khi ký kết Hiệp ước Rome, Pháp đã sẵn sàng cho một cuộc bầu cử có thể hàn gắn hoặc phá vỡ Liên minh châu Âu (EU).

Điều gì cũng có thể xảy ra

Chiến thắng của ông Emmanuel Macron, một ứng cử viên có quan điểm trung dung và ủng hộ EU, có thể là một bước ngoặt tích cực, đưa Pháp rời xa chủ nghĩa dân túy và tăng cường quan hệ với Đức. Tuy nhiên, nếu cử tri Pháp trao quyền Tổng thống cho bà Marine Le Pen, thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), kế hoạch kết nối châu Âu trong dài hạn coi như kết thúc.

cuoc bau cu bat thuong cua phap
Bà Le Pen và ông Macron. (Nguồn: Fdesouche)

Rõ ràng, FN có ảnh hưởng nhất định trong hệ thống chính trị Pháp. Cha của bà Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen sáng lập FN năm 1972 và nắm quyền lãnh đạo đến năm 2011, khi con gái ông lên tiếp quản. Tuy nhiên, thành công trong việc tranh cử của đảng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Mặc dù ông Jean-Marie đã lọt vào vòng hai cuộc bầu cử năm 2002, nhưng cuối cùng đã thua một vố đau khi tất cả các đảng phái hợp tác ủng hộ cho ông Jacques Chirac.

Giống như cha mình, bà Le Pen có thể sẽ lọt vào vòng hai bầu cử năm nay. Các cuộc thăm dò cho thấy bà sẽ giành được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng đầu tiên. Dù vậy, nhiều người tin rằng bà sẽ thất bại trước ông Macron. Nhưng chiến thắng của những người theo chủ nghĩa dân tuý vào năm 2016 - đặc biệt là việc bỏ phiếu Brexit tại Anh và cuộc bầu cử đưa ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ - đã cho thấy điều gì cũng có thể xảy ra.

Thế giới nín thở dõi theo

Các giai đoạn đặc biệt đôi khi có lợi cho sự nổi lên của những nhân vật đặc biệt. Ông Macron đang lan toả sự lạc quan tới cộng đồng người dân Pháp, vốn hoang mang giữa những bạo lực, bê bối tham nhũng và hỗn loạn ý thức hệ.

Vợ của Macron đùa rằng ông Macron tự cho mình là Joan of Arc, một nông dân người Pháp đã cứu nước Anh thời Trung Cổ. Về ngoại hình, Macron gợi lên dáng dấp của một vị tướng trẻ, Napoléon Bonaparte, trong chiến dịch đầu tiên của ông ở Italy. Một số người nhìn thấy ở Macron một nhân vật lãng mạn bước ra từ tiểu thuyết của nhà văn Stendhal, một Fabrice del Dongo hiện đại, người quyết định không chỉ là khán giả mà phải là nhân vật chính. Ông thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua sự kết hợp năng lượng trẻ trung, sự tự tin, khéo léo chính trị, kỹ năng kỹ thuật, và sự cân bằng.

cuoc bau cu bat thuong cua phap
Về ngoại hình, dáng dấp của ông Macron gợi nhớ đến Napoleon Bonaparte. (Nguồn: Le Monde)

Trên thực tế, cả hai đảng chính ở Pháp – đảng xã hội và đảng bảo thủ – đều khó có thể lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử. Sự chối từ các đảng phái truyền thống này phản ánh sự phản đối Tổng thống thuộc đảng xã hội François Hollande. Tỷ lệ ủng hộ của người dân dành cho ông đã hạ xuống rất thấp (có lúc chỉ còn 4%) khiến cho ông không có ý định kéo dài thêm một nhiệm kỳ nữa. Điều này cũng phản ánh khả năng nhiều cử tri sẽ không đi bỏ phiếu. Đây là điều không bình thường đối với một quốc gia có bầu cử tổng thống rất nghiêm túc như Pháp.

Nhiều người Pháp coi cuộc bầu cử này như một chương trình truyền hình thực tế. Nó có thể hấp dẫn, nhưng rất ít người tin rằng vô số vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử sẽ được giải quyết, từ thất nghiệp đến khủng bố - an ninh đến hưu trí cho đến đạo đức chính trị...

Người Pháp giờ đây sẽ có cơ hội để trở thành diễn viên thay vì chỉ là khán giả. Họ có thể bầu ứng cử viên yêu thích, giống như người Mỹ đã làm trong năm 2008, khi họ chọn ông Barack Obama. Hoặc họ có thể bầu ứng cử viên gây nhiều lo ngại, như người Mỹ đã làm vào năm 2016, khi ông Donald Trump được chọn. Trong cả hai trường hợp, sự lựa chọn của họ – tương tự như sự lựa chọn của người Mỹ - sẽ có tác động nhất định đến thế giới.

Tất nhiên, Pháp không phải là Mỹ, và sẽ có tầm quan trọng chiến lược ít hơn đối với thế giới. Nhưng Pháp rất quan trọng đối với EU. Và, theo một cách nào đó, sự hiểu biết và khôn khéo của bà Le Pen về mặt chính trị có thể nguy hiểm hơn cả ông chủ mới của Nhà Trắng. Đó là lý do vì sao thế giới đang nín thở dõi theo cuộc bầu cử bất thường nhất này của Pháp.

cuoc bau cu bat thuong cua phap Bầu cử Pháp: Ứng cử viên Fillon chính thức bị truy tố

Trong số các tội danh mà ông Fillon bị truy tố có tội lạm dụng công quỹ. 

cuoc bau cu bat thuong cua phap Bầu cử Pháp: Các ứng viên chỉ trích Chính phủ về tình trạng bạo lực

Hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Pháp đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ Pháp "thiếu hành động" sau khi xảy ra vụ ...

cuoc bau cu bat thuong cua phap Bầu cử Pháp: Ông François Fillon bị nghi dính bê bối tài chính

Đây có thể thêm một đòn giáng vào tham vọng tranh cử của ông Fillon khi uy tín của ứng cử viên này đang giảm ...

Bảo Ngọc (theo Project Syndicate)

Xem nhiều

Đọc thêm

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động