Cuộc bầu cử quyết định vận mệnh châu Âu

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 không chỉ quyết định vận mệnh của nước Pháp mà còn của cả châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au Bầu cử Pháp: Bà Le Pen bị tước quyền miễn trừ truy tố
cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au Bầu cử Pháp: “Ẩn số” Macron liên tục bị chỉ trích

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 được cho là thú vị nhất trong lịch sử các kỳ bầu cử, hứa hẹn mang đến một biến động to lớn. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập nền Cộng hòa thứ Năm năm 1958, đảng Xã hội và đảng Cộng hòa có thể bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Tổng thống theo đảng Xã hội François Hollande không được ủng hộ đến nỗi ông đã quyết định không tái tranh cử. Ứng cử viên đảng trung hữu Cộng hòa François Fillon vuột mất cơ hội của mình vì cáo buộc trả số tiền lên đến 1 triệu Euro cho vợ và con qua các công việc ảo.

Cử tri Pháp có thể sẽ phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên mới nổi: lãnh đạo nhiệt huyết của Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen, hoặc cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron của phong trào tự do "En Marche!" (Tiến bước!).

Kết quả của việc phân chia lại quyền lực sẽ có ảnh hưởng vươn xa ra ngoài biên giới nước Pháp, ảnh hưởng đến tương lai Liên minh châu Âu (EU).

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au
Bà Marine Le Pen. (Nguồn: Getty Images)

"Những người khốn khổ"

Cử tri Pháp đang tỏ ra giận dữ khi Pháp chìm trong bất ổn về an ninh, kinh tế và chính trị.

Kinh tế Pháp từ lâu đã chậm chạp, với hệ thống nhà nước tiêu tốn tới 57% GDP. 1/4 thanh niên Pháp đang thất nghiệp. Thậm chí trong số những người có công ăn việc làm, ít người có thể tìm thấy công việc ổn định như cha mẹ của họ từng có. Đối mặt với các loại thuế cao và các quy định nặng nề, những người có ý muốn kinh doanh từ lâu đã ra nước ngoài, thường là tới London (Anh).

Thêm vào đó, bất ổn về an ninh, các cuộc tấn công khủng bố liên tục đã làm người dân trở nên căng thẳng, buộc họ phải sống trong tình trạng khẩn cấp và tiếp xúc với những khác biệt văn hóa sâu sắc ở một đất nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất châu Âu.

Những vấn đề này đã được dồn nén qua nhiều thập kỷ, nhưng cả cánh hữu lẫn cánh tả đều không thể giải quyết được những vấn đề này. Nỗ lực nghiêm túc gần đây nhất của Pháp là vào năm 1990, dưới thời Tổng thống Jacques Chirac. Thế nhưng cuộc cải cách kinh tế, chế độ lương hưu bảo hiểm xã hội đã sụp đổ trước các cuộc đình công lớn. Ông Nicolas Sarkozy đã nói về một kế hoạch cải tổ lớn, nhưng nó đã không thể vượt qua khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Tổng thống Hollande đã có một khởi đầu tồi tệ khi đưa ra một mức thuế suất lên tới 75%, khiến ông nhận được sự ủng hộ quá ít ỏi để có thể làm bất cứ điều gì.

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au
Tổng thống Pháp Francois Hollande. (Nguồn: Politico)

Làn gió mới

Cả ông Macron và bà Le Pen khai thác sự thất vọng đó. Nhưng họ nhìn thất bại của nước Pháp dưới góc nhìn đối lập và đưa ra cách sửa chữa hoàn toàn khác nhau.

Bà Le Pen đổ lỗi cho lực lượng bên ngoài và hứa sẽ giúp cử tri bằng việc dựng lên nhiều rào cản và tạo ra phúc lợi xã hội lớn hơn. Bà cho rằng toàn cầu hóa là một mối đe dọa cho tình trạng việc làm tại Pháp và EU là “một con quái vật chống dân chủ”. Bà tin rằng Hồi giáo ủng hộ khủng bố, khiến thậm chí việc mặc váy ngắn ở nơi công cộng trở thành một điều nguy hiểm. Bà thề sẽ đóng cửa nhà thờ Hồi giáo, hạn chế dòng người nhập cư xuống mức thấp nhất, cản trở thương mại nước ngoài, từ bỏ đồng Euro để hồi sinh đồng Franc và kêu gọi một cuộc trưng cầu rời khỏi EU.

Ông Macron lại suy nghĩ theo một thiên hướng hoàn toàn ngược lại và tin rằng sự cởi mở hơn sẽ làm cho Pháp mạnh hơn. Ông kiên quyết ủng hộ thương mại, cạnh tranh, nhập cư và EU. Ông coi trọng việc thay đổi văn hóa và gián đoạn công nghệ. Theo ông, để nhiều người Pháp có được việc làm hơn, cần giảm hệ thống bảo hộ lao động cồng kềnh. Mặc dù chưa đưa ra những chính sách cụ thể hơn, ông Macron muốn thể hiện rằng mình là một người ủng hộ cuộc cách mạng toàn cầu hóa.

Nếu phân tích kĩ, có thể thấy rằng cả hai người đều có những điểm yếu. Thành công của bà Le Pen chỉ là biến một đảng cực hữu của mình thành một đảng có tiếng nói. Trong khi đó, chương trình tự do hóa của cựu Bộ trưởng Kinh tế Macron sẽ ít bạo dạn hơn so với ông Fillon, người đã hứa sẽ cắt 500.000 biên chế nhà nước và cắt giảm bộ Luật Lao động. Cả hai người sẽ gặp khó khăn trong việc ban hành chương trình nghị sự của họ. Ngay cả khi thắng thế, đảng của bà Le Pen sẽ không giành được đa số trong Quốc hội, trong khi ông Macron chỉ nhận được sự ủng hộ từ một phía.

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron. (Nguồn: Politico)

Mở cửa hay đóng chặt?

Tuy nhiên, dù là ai chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, họ cũng sẽ đại diện cho việc phủ nhận hiện trạng. Một chiến thắng của ông Macron sẽ cho thấy chủ nghĩa tự do vẫn còn hấp dẫn đối với người châu Âu. Một chiến thắng cho bà Le Pen sẽ làm cho Pháp thu mình hơn. Việc bà Le Pen kéo Pháp ra khỏi Khu vực sử dụng đồng Euro có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.

Chỉ với 2 tháng còn lại, dường như bà Le Pen khó có thể giành chiến thắng. Các cuộc thăm dò cho thấy bà có thể vượt qua vòng 1 nhưng sẽ thất bại ở vòng 2. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử lạ lùng này, điều gì cũng có thể xảy ra.

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au “Nóng” cuộc đua bầu cử Tổng thống Pháp

Càng đến gần ngày bầu cử Tổng thống, không khí chính trị nước Pháp càng “nóng” hơn, đặc biệt là sau khi các bê bối ...

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au Bà Le Pen phản đối Pháp ở lại EU

Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, bà sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Pháp rời ...

cuoc bau cu quyet dinh van menh chau au Bầu cử tổng thống Pháp: Phe cánh tả bầu cử sơ bộ vòng hai

Ngày 29/1, phe cánh tả Pháp đã tiến hành bỏ phiếu sơ bộ vòng hai để chọn ứng cử viên chung tham gia cuộc bầu ...

Minh Quân (theo The Economist)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động