Xung đột ở Belarus, cuộc chiến Nagorno-Karabakh và những điều ẩn chứa (kỳ cuối)

Cuộc chiến Armenia-Azerbaijan: Cờ ngoài bài trong

Minh Vũ
TGVN. Chiến sự Armenia và Azerbaijan cho thấy chuyện gì cũng có nguồn gốc, nhưng quyết định vẫn là ý chí chính trị và cách xử lý xung đột. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bắt nguồn từ tranh chấp Nagorno-Karabakh đã diễn ra từ trăm năm trước. Nagorno-Karabakh từng là giao điểm của các đế chế Ottoman, Nga và Ba Tư, chứa trong mình những mâu thuẫn, lúc âm ỉ, lúc bùng phát xung đột và không ít lần xảy ra chiến tranh (năm 1980, 1992, 1994…).

cuoc chien giua armenia va azerbaijan co ngoai bai trong
Súng một lần nữa nổ ở khu vực Nagorno-Karabakh, xung đột giữa Armenia và Azerbaijan chưa hề được tháo gỡ. (Nguồn: Getty)
Tin liên quan
Ván cờ Belarus và chuyện ‘bắt cá hai tay Ván cờ Belarus và chuyện ‘bắt cá hai tay'

Căn cốt của nó là mâu thuẫn giữa hai cộng đồng dân cư chính, vấn đề chủ quyền lãnh thổ và ý chí chính trị của lãnh đạo Armenia và Azerbaijan.

Xét về địa lý, Nagorno-Karabakh nằm gọn trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng ở đây người Armenia lại chiếm số đông. Nagorno-Karabakh đã mấy lần chuyển “hộ khẩu” theo những cách khác nhau.

Năm 1921, Azerbaijan và Armenia là thành viên của Liên Xô, chính quyền Liên bang quyết định sáp nhập Nagorno-Karabakh vào Azerbaijan (tương tự như sáp nhập Crimea vào Ukraine), nhưng giao quyền tự trị. Năm 1980, cơ quan lập pháp Nagorno-Karabakh bỏ phiếu đòi độc lập với Azerbaijan, muốn trở về Armenia, dẫn đến bạo lực, xung đột sắc tộc giữa cộng đồng người Armenia theo Cơ đốc giáo và cộng đồng người Azeri theo đạo Hồi.

Cuối năm 1991, Nagorno-Karabakh tổ chức trưng cầu dân ý, tuyên bố độc lập, xung đột bùng phát thành chiến tranh giữa Armenia và Azerbaijan năm 1992.

Năm 1994, quân đội Armenia tiến công chiếm Nagorno-Karabakh, thành lập Cộng hòa tự trị Artsakh, nhưng không được quốc tế công nhận. Tháng 5/1994, dưới sự dàn xếp của Nga, hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn, giao Nagorno-Karabakh cho Armenia lâm thời quản lý. Nhưng xung đột, cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh vẫn âm ỉ kéo dài.

Vẫn là những thỏa hiệp, những quyết định chính trị, còn ngòi nổ xung đột liên quan đến mâu thuẫn sắc tộc, ý chí của người dân và chủ quyền lãnh thổ đối với Nagorno-Karabakh cơ bản vẫn chưa được tháo gỡ.

Xung đột leo thang, cờ ngoài bài trong

Từ ngày 27/9, quân đội Azerbaijan quyết định tiến công giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh. Cuộc chiến lần này có những điểm khác với các xung đột, chiến tranh trước đó. Về quy mô, cả Armenia và Azerbaijan đều sử dụng lực lượng lớn với nhiều vũ khí hạng nặng, hiện đại như máy bay, UAV, pháo binh, tên lửa phòng không, xe tăng, xe thiết giáp…

Cuộc chiến diễn ra ác liệt cả trên thực địa và truyền thông. Hai bên đổ lỗi cho nhau, công bố sát thương lớn đối phương. Chỉ trong vòng 3 ngày, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố xóa sổ 2 tiểu đoàn, tiêu diệt 2.300 quân, phá hủy 130 xe tăng, thiết giáp, bắn rơi máy bay của Armenia… Phía Armenia nói tiêu diệt 130 binh sĩ, làm bị thương 200 người, phá hủy 29 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi máy bay của Azerbaijan…

Tổn thất lớn là có thật, hàng trăm dân thường thiệt mạng, nhưng cả hai bên đều không thừa nhận số liệu của đối phương và thông tin cũng chưa được kiểm chứng. Ngày 1/10, có tin máy bay Azerbaijan ném bom một thành phố của Armenia, đẩy xung đột lên bước leo thang mới nguy hiểm.

Tin liên quan
Căng thẳng với Azerbaijan, Armenia tập trận với Nga Căng thẳng với Azerbaijan, Armenia tập trận với Nga

Điểm khác biệt thứ hai là có sự can dự của bên ngoài. Nga bán vũ khí cho Azerbaijan nhưng quan hệ gần gũi hơn với Armenia. Nga và Armenia đã ký thỏa thuận thành lập “Lực lượng phòng thủ khu vực chung Nam Caucasus” tháng 12/2015 và thỏa thuận thành lập đơn vị quân đội hỗn hợp của hai nước tháng 11/2016.

Hiện Nga có căn cứ quân sự trên lãnh thổ Armenia. Armenia là thành viên của tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), thực chất là một liên minh quân sự do Nga đứng đầu. Armenia có quyền yêu cầu Nga, CSTO can thiệp khi lãnh thổ bị nước khác tiến công.

Tuy nhiên, điểm bất lợi lại do hành xử của Armenia. Dù được giúp đỡ rất nhiều, nhưng Armenia lại có những hành động ném đá sau lưng Nga, bày tỏ thân thiện với Mỹ. Armenia đã tham gia cuộc tập trận mang tên “Noble Parthner 2017- Đối tác cao quý” tại Gruzia cùng Anh, Mỹ.

Truyền thông Armenia đưa tin bình luận không tốt về Nga, có bộ trưởng còn đề xuất loại bỏ tiếng Nga! Armenia không ủng hộ Nga sáp nhập Crimea, dù sự kiện này có nét tương tự với Nagorno-Karabakh, công dân Crimea phần đông là người gốc Nga, bày tỏ muốn trở về với Nga.

Có lẽ Armenia không muốn làm mất lòng Ukraine, nhưng Ukraine lại ủng hộ Azerbaijan!

Azerbaijan sử dụng vũ khí của Nga và cả của phương Tây, do Thổ Nhĩ Kỳ, Israel cung cấp (có nguồn tin nước ngoài nói Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ trực tiếp bằng máy bay, radar).

Thổ Nhĩ Kỳ là bên thứ ba công khai ủng hộ Azerbaijan cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán, có những tuyên bố hiếu chiến: Nga, Pháp, Mỹ không nên can thiệp vào tiến trình hòa bình cho Azerbaijan và Armenia; thỏa thuận ngừng bắn bền vững chỉ đạt được khi những kẻ xâm lược Armenia rút khỏi Nagorno-Karabakh.

cuoc chien giua armenia va azerbaijan co ngoai bai trong
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan trong xung đột với Armenia. (Nguồn: Getty)

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan cũng có căn nguyên. Cộng đồng dân tộc Turk sinh sống ở Azerbaijan và tiếng Thổ là ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở nước này. Theo nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia có quan hệ với Tổ chức công nhân người Kurd (PKK), bị liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Đa số người dân Armenia theo Cơ đốc giáo, còn phần đông người dân Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi.

Có nguồn tin nước ngoài nói lực lượng Hồi giáo được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ đã tới Azerbaijan chiến đấu chống Armenia. Vùng Nagorno-Karabakh nằm gần hai đường ống dẫn dầu và khí đốt (Baku-Tbilisi-Ceyhan và Trans-Anatolian) sang Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ và EU quan tâm.

Sâu xa hơn, sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh còn nhằm đặt điều kiện, mặc cả với Nga trên các địa bàn chiến lược khác (Syria, Lebanon, Iran).

Ông Richard Giragosian, Giám đốc trung tâm nghiên cứu khu vực ở Yerevan, Armenia nhận xét: Xung đột xảy ra nhiều thế kỷ mà không có sự quan tâm từ bên ngoài, giờ đây đã trở thành một phần trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nhà nghiên cứu quốc tế dự báo, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan có thể đóng cửa biên giới vùng trời, ngăn chặn máy bay Nga hỗ trợ Armenia và chi viện cho lực lượng Nga đóng quân trong căn cứ quân sự trên đất Armenia.

Dư luận lo ngại cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo họ, cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh mang bóng dáng của chiến tranh ủy nhiệm.

Ánh sáng cuối đường hầm - vẫn còn xa

Cuộc chiến thường kết thúc khi một bên thất bại, hoặc cả hai bên bị tổn thất lớn buộc phải chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn; hoặc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép, các “trung gian hòa giải” vào cuộc tích cực.

Tranh chấp ở Nagorno-Karabakh liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vị thế của chính phủ, quân đội trong đối nội, đối ngoại, nên cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố không muốn dừng lại. Tương quan lực lượng, sức mạnh quân sự nghiêng về Azerbaijan, nhưng về tổng thể, chênh lệch cũng không quá lớn, khó có bên nào có thể giành thắng lợi áp đảo, nhanh chóng.

Nếu Azerbaijan được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ thì Armenia có Nga và CSTO. Tuy nhiên, do các điều khoản của Hiệp ước, tình hình thực tế và những hệ lụy khó lường nên khả năng can thiệp quân sự cũng rất thấp.

Caucasus được xem là sân sau của Nga, nhưng Mỹ và phương Tây đang nhòm ngó. Nga vừa củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Armenia vừa muốn mở rộng, nâng tầm quan hệ đối tác với Azerbaijan. Do đó, Nga vẫn muốn giữ khoảng cách nhất định để thực thi vai trò trung gian hòa giải.

Xét về nhiều mặt, trong bối cảnh hiện nay, xung đột ở Nagorno-Karabakh không phải là điểm nóng mà các nhà chính trị, ngoại giao quốc tế, các nước lớn phải đặc biệt chú ý, ưu tiên giải quyết. Nga, Pháp, Mỹ và một số nước khác bày tỏ quan ngại, yêu cầu hai bên ngừng bắn ngay lập tức. Liên hợp quốc dự kiến tổ chức cuộc họp bàn về Nagorno-Karabakh. Nhưng hành động thực tế chưa nhiều.

Đóng vai trò “trung gian hòa giải” có thể là nhóm Minsk do Nga, Pháp và Mỹ chủ trì. Trong đó, vai trò của Nga được cho là quan trọng nhất, vì Nga có quan hệ với cả hai bên, đã nhiều lần dàn xếp ngừng bắn thành công. Nga muốn giữ ổn định vùng Caucasus và nâng cao vị thế thông qua dàn xếp cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan, nhưng ra tay vào thời điểm nào và theo cách nào cũng là việc phải tính toán.

Trước mắt, Armenia và Azerbaijan cần ngừng bắn. Tiếp theo là đàm phán do Nga và Nhóm Minsnk làm “trung gian hòa giải”, nhằm tìm kiếm thỏa thuận mà cả Armenia và Azerbaijan không cảm thấy bị mất mặt. Có thể thỏa thuận duy trì Nagorno-Karabakh theo hình thức khu tự trị lâm thời, do một Hội đồng điều hành gồm đại diện của các cộng đồng dân cư, đại diện hai nước quản lý; dưới sự giám sát quốc tế, bảo đảm lợi ích chính đáng, hài hòa của cư dân, của cả Armenia và Azerbaijan.

Các bước tiếp theo sẽ quyết định thông qua đàm phán, thương lượng, điều chỉnh yêu sách. Con đường giải quyết triệt để vấn đề Nagorno-Karabakh còn lâu dài, nhiều phức tạp.

Biến động lịch sử để lại cho đương đại nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có sự xáo trộn biên giới lãnh thổ, di cư, hình thành cộng đồng kiều dân trên lãnh thổ quốc gia, mầm mống bất ổn, xung đột. Điều quyết định là ý chí chính trị và đối sách phù hợp của các quốc gia liên quan.

Dùng sức mạnh quân sự chỉ giải quyết được phần ngọn. Các biện pháp chính trị, ngoại giao mà không tính đến yếu tố lịch sử, tình hình thực tế, nhất là ý chí của nhân dân, khó bền vững lâu dài. Tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm, để cho bên ngoài lợi dụng, chi phối, biến lãnh thổ nước mình thành nơi thử nghiệm vũ khí, tranh giành lợi ích chiến lược của các nước lớn, sẽ là hậu họa khôn lường.

Câu chuyện ở Belarus và Nagorno-Karabakh không phải là duy nhất trên thế giới. “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố”, sử dụng kiều dân phục vụ cho ý đồ chiến lược vẫn là cách thức ưa dùng của một số nước lớn.

Việt Nam có quan hệ với cả Belarus, Armenia và Azerbaijan nên không tránh khỏi chuyện nhạy cảm trong ngoại giao. Tình hình Việt Nam không giống những nơi đó. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cân bằng quan hệ với các nước lớn tạo cho ta vị thế, uy tín cao.

Nhưng bài học từ xung đột ở Belarus, Nagorno-Karabakh và các khu vực khác vẫn có giá trị, để ngăn ngừa từ sớm, từ xa các thách thức.

MV

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Có gì trong tuyên bố chung của Nga-Mỹ-Pháp khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức phản ứng?

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Có gì trong tuyên bố chung của Nga-Mỹ-Pháp khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức phản ứng?

TGVN. Ngày 1/10, Nga, Pháp và Mỹ đã ra tuyên bố chung về tình hình xung đột Armenia-Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh trên cương vị ...

Xung đột Armenia-Azerbaijan: S-300 vô hiệu, 130 xe bọc thép bị phá hủy, Armenia hối thúc Nga-Mỹ-Pháp tích cực

Xung đột Armenia-Azerbaijan: S-300 vô hiệu, 130 xe bọc thép bị phá hủy, Armenia hối thúc Nga-Mỹ-Pháp tích cực

TGVN. Ngày 30/9, văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Azerbaijan đã thống kê thiệt hại nặng nề của lực lượng Armenia trong giao tranh ...

Chìa khóa giải quyết căng thẳng Armenia-Azerbaijan nằm ở… Nga?

Chìa khóa giải quyết căng thẳng Armenia-Azerbaijan nằm ở… Nga?

TGVN. Với lợi ích và công cụ cần thiết, Nga có thể là chìa khóa then chốt trong tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt xung ...

Minh Vũ

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà điều tra thẩm vấn
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động