Cuộc chiến của những sai lầm

Nhân kỷ niệm 40 năm Nghị quyết 242 của LHQ về kêu gọi thành lập một nền hòa bình công bằng và lâu dài dựa trên việc rút quân đội Israel khỏi vùng đất chiếm đóng năm 1967 và Hội nghị Hòa bình Annapolis về Trung Đông đang tổ chức tại Mỹ, TG&VN xin giới thiệu về cuộc chiến có ảnh hưởng rất lớn đến bản đồ chính trị tại Trung Đông này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Rạng sáng ngày 5/6/1967, cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba đã được phát động bằng việc không quân Israel ném bom các sân bay của Ai Cập. Lần đầu tiên, sức mạnh quân sự của Nhà nước Do Thái và sức mạnh đoàn kết của thế giới Ảrập được kiểm chứng. Cuộc chiến tranh chỉ diễn ra trong 6 ngày, những thiệt hại về con người và vật chất không quá lớn, nhưng những hậu quả mà nó để lại còn kéo dài cho tới tận ngày nay.

Từ sai lầm của Ai Cập…

Từ đầu năm 1967, hầu hết các nhà quan sát và các chuyên gia phân tích đều cho rằng khó có khả năng tái diễn một cuộc chiến tranh giữa những người Ảrập và người Israel. Mặc dù từ năm 1964, căng thẳng trong khu vực không ngừng tăng lên bắt nguồn từ cuộc chạy đua vũ trang giữa Israel và Ai Cập, nhưng tất cả đều tin rằng Israel đang đánh giá quá cao mối đe dọa đến từ Ai Cập nhằm giành được những khoản viện trợ khổng lồ từ Mỹ cũng như là một cam kết đảm bảo an ninh trong trường hợp bị tấn công. Sự vượt trội về quân sự của Israel và tình trạng chia rẽ giữa xu hướng "cấp tiến" và "bảo thủ" trong thế giới Ảrập càng khiến người ta tin rằng nếu hòa bình là không thể, thì chiến tranh cũng khó xảy ra.

Nhưng ở Cairo lúc đó người ta lại đánh giá hoàn toàn khác. Không hề che dấu ý định xóa sổ nhà nước Do Thái, Tổng thống Nasser cho rằng Israel không thể tiến hành chiến tranh nếu không có viện trợ của nước ngoài, đồng thời cũng không thể chiến đấu đồng thời trên cả hai mặt trận, với cả Ai Cập và Syria cùng một lúc. Đúng là lúc đó có vẻ như không một cường quốc châu Âu nào sẵn lòng ủng hộ hết mình cho Israel, trong khi Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ai Cập tỏ ra sẵn sàng gây chiến và cho rằng quân đội của họ đủ mạnh để đánh bại đối phương, nhưng lại đánh giá quá thấp đối thủ, thậm chí không biết rằng Israel chỉ chờ một cái cớ để giành sự ủng hộ chính trị của Mỹ và Anh cho một hành động quân sự ở quy mô lớn. Về phần mình, Tel Aviv ý thức được rằng đất nước Israel nhỏ bé khó có khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công, và cách tốt nhất là chuyển chiến trường sang lãnh thổ của đối phương. Yitzhak Rabin, khi đó là Tổng Tư lệnh quân đội, đã vạch ra một vành đai an ninh lý tưởng cho Israel chạy từ Litani, qua thung lũng sông Jordan cho tới kênh đào Suez, và kế hoạch này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu có được sự ủng hộ của quốc tế.

…đến sự mập mờ của các nước lớn

Điều Tel Aviv chờ đợi đã đến. Ngày 14/5/1967, quân đội Ai Cập tiến vào bán đảo Sinai thay thế lực lượng mũ nồi xanh của Liên hợp quốc, và Israel nhận thấy họ đã mất một trong những vùng đất quan trọng giành được trong cuộc chiến tranh năm 1956. Ngày 22/5, Nasser ra lệnh phong tỏa eo biển Tiran nằm giữa vịnh Akaba và biển Đỏ, làm dấy lên lo ngại về "một vụ Suez" mới. London và Washington coi đó là một hành động xâm lược, nhưng lại không có biện pháp cứng rắn như trong vụ kênh đào Suez năm 1956, mà chỉ yêu cầu Cairo bảo đảm cho tàu bè quốc tế ra vào vịnh Akaba. Ai Cập thẳng thừng từ chối bởi họ có được sự ủng hộ chính trị của Mátxcơva. Tất cả những điều đó khiến ông Nasser thêm ảo tưởng về sức mạnh của mình, trong khi nguy cơ cả khu vực Trung Đông, với nguồn tài nguyên giàu có, sẽ rơi vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô khiến Mỹ và Anh quyết định bật đèn xanh cho Tel Aviv. Ngày 3/6, Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk công khai tuyên bố: "Không còn chỗ cho một giải pháp thương lượng". Ngày hôm sau, cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Walter Rostow khẳng định sự cần thiết của một cuộc chiến tranh mới và kết quả của nó là thắng lợi của Israel.

Và hậu quả

Quân đội hùng mạnh của Israel không cần phải chờ gì hơn nữa. 7h45 ngày 5/6/1967, không quân Israel bất ngờ oanh kích dữ dội các sân bay của Ai Cập, mở màn cuộc chiến. Và chỉ trong 6 ngày, Israel đã chiếm được toàn bộ dải Gaza, khu bờ Tây sông Jordan, cao nguyên Golan, bán đảo Sinai và thành phố Thánh Jerusalem, mở rộng lãnh thổ lên gấp 4 lần và đẩy thêm hơn 400.000 người dân Palestine đi tị nạn ở Jordan.

Cuộc chiến tranh rõ ràng là một bước ngoặt đối với Israel cũng như khu vực Trung Đông. Với thắng lợi vang dội này, Israel đã khẳng định là một siêu cường quân sự ở khu vực, thậm chí là trên phạm vi quốc tế. Nền kinh tế Israel cũng được hưởng lợi không ít với những khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ. Sự mở rộng lãnh thổ đã tạo điều kiện thúc đẩy sự trở về của người Do Thái, làm biến đổi cơ cấu dân số trong khu vực. Sau 40 năm, số người Do Thái đã tăng từ 2,4 lên 5,5 triệu người.

Nhưng có một thứ đã bị đánh cắp sau cuộc chiến này, đó chính là hòa bình. Có thể nói, cuộc chiến tranh năm 1967 là cuộc chiến cuối cùng mà Israel giành thắng lợi. Kể từ đó đến nay, Israel đã dính líu vào 6 cuộc xung đột khác và đều kết thúc bằng một sự rút lui hay thất bại. Cuộc chiến tranh Kippour năm 1973 kết thúc bằng việc Israel buộc phải rút khỏi bán đảo Sinai; cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982 và năm 2006 đều kết thúc bằng việc rút quân vô điều kiện; phong trào Intifada lần thứ nhất dẫn đến việc ký kết hiệp định Oslo; và phong trào Intifada lần thứ 2 dẫn tới việc phá bỏ các khu định cư ở dải Gaza. Các cuộc chiến tranh trên đã làm khoảng 5.000 người Do Thái và 50.000 người Ảrập ở Ai Cập, Syria, Lebanon và Palestine thiệt mạng, nhiều thành phố, làng mạc bị tàn phá; và Trung Đông trở thành vùng đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố cắm rễ và phát triển.

Có thể nói, cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 là kết quả của một chuỗi những sai lầm từ tất cả các bên. Và trên hết, 40 năm sau, ngày thứ 7 của cuộc chiến tranh này vẫn chưa được khép lại.

Chí Thành

Đọc thêm

Quốc gia EU nổi giận vì hành động Ukraine bít cửa trung chuyển khí đốt Nga, tuyên bố xem xét tung đòn đáp trả

Quốc gia EU nổi giận vì hành động Ukraine bít cửa trung chuyển khí đốt Nga, tuyên bố xem xét tung đòn đáp trả

Ukraine có thể phải đối mặt các biện pháp trừng phạt liên quan quyết định ngừng trung chuyển khí đốt Nga sang Slovakia và các thành viên EU.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/1 và sáng 4/1: Lịch thi đấu La Liga - Valencia vs Real Madrid; Ligue 1 - Nice vs Rennes

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/1 và sáng 4/1: Lịch thi đấu La Liga - Valencia vs Real Madrid; Ligue 1 - Nice vs Rennes

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/1 và sáng 4/1: Lịch thi đấu La Liga - Valencia vs Real Madrid; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - Granada vs ...
HLV Kim Sang Sik: Chúng ta không phải sợ đội tuyển Thái Lan nữa

HLV Kim Sang Sik: Chúng ta không phải sợ đội tuyển Thái Lan nữa

Với tinh thần hưng phấn, HLV Kim Sang Sik khẳng định đội tuyển Việt Nam không có lý do để run sợ khi gặp tuyển Thái Lan.
Biển Đen: Dầu rò rỉ tràn ra khắp bãi biển, Nga nói thấp hơn ước tính nhưng thừa nhận gặp khó trong việc thu gom

Biển Đen: Dầu rò rỉ tràn ra khắp bãi biển, Nga nói thấp hơn ước tính nhưng thừa nhận gặp khó trong việc thu gom

Dầu rò rỉ từ sự cố hai tàu chở dầu gặp nạn ở eo biển Kerch đang lan đến các bãi biển khác trong khu vực Biển Đen.
'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và ...
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng vừa được Chính phủ ...
Quốc gia EU nổi giận vì hành động Ukraine bít cửa trung chuyển khí đốt Nga, tuyên bố xem xét tung đòn đáp trả

Quốc gia EU nổi giận vì hành động Ukraine bít cửa trung chuyển khí đốt Nga, tuyên bố xem xét tung đòn đáp trả

Ukraine có thể phải đối mặt các biện pháp trừng phạt liên quan quyết định ngừng trung chuyển khí đốt Nga sang Slovakia và các thành viên EU.
Biển Đen: Dầu rò rỉ tràn ra khắp bãi biển, Nga nói thấp hơn ước tính nhưng thừa nhận gặp khó trong việc thu gom

Biển Đen: Dầu rò rỉ tràn ra khắp bãi biển, Nga nói thấp hơn ước tính nhưng thừa nhận gặp khó trong việc thu gom

Dầu rò rỉ từ sự cố hai tàu chở dầu gặp nạn ở eo biển Kerch đang lan đến các bãi biển khác trong khu vực Biển Đen.
Động lực mới cho quan hệ Ấn Độ-Maldives

Động lực mới cho quan hệ Ấn Độ-Maldives

Ngoại trưởng Maldives Abdulla Khaleel là quan chức nước ngoài đầu tiên đến thăm Ấn Độ trong năm mới 2025.
Điểm tin thế giới sáng 3/1: Mỹ duy trì 'cánh cửa mở' với Nga, ông Yoon Suk Yeol kháng lệnh bắt giữ, Italy triệu Đại sứ Iran

Điểm tin thế giới sáng 3/1: Mỹ duy trì 'cánh cửa mở' với Nga, ông Yoon Suk Yeol kháng lệnh bắt giữ, Italy triệu Đại sứ Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/1.
Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Trước khi ‘rời bến’, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thăm nước này

Chuyến thăm của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan có thể là tiếp xúc cấp cao cuối cùng giữa Ấn Độ và chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.
Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh điều đó tại họp báo thường kỳ đầu tiên trong dịp năm mới.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Phiên bản di động