(Ảnh minh họa) |
Chủ trương của TT Obama đó là "thoát thân" ra khỏi Iraq càng sớm càng tốt và thay vào đó là sự củng cố lực lượng nhằm tăng cường chống chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan.Xét đến kế hoạch này, nội trong năm nay lực lượng quân đội của Mỹ tại Afghanistan có thể tăng lên đến con số 60000 người. Các chính sách của ông Obama đối với chính quyền Taliban đó là mềm dẻo mà lại cứng rắn. Theo các chính sách của Obama thì, đầu tiên Mỹ sẽ tiến hành chính sách tiếp cận với phái ôn hòa của Taliban, cùng với họ đàm phán và tiến hành “chia rẽ” Taliban. “Ý đồ” của Obama là chỉ tấn vào công phái “cứng đầu” của Taliban mà thôi. Để thực hiện được điều này, ngày 17/2 Ông Obama đã phê duyệt quyết định tăng thêm 17000 binh linh đến Afganistan.
Các chính sách ngoại giao của Mỹ sau khi được điều chỉnh, nó đã làm khuấy động xu hướng phát triển của Trung Á, trung Đông, Nam Á, tạo ra những luồng phản ánh không giống nhau của các bên như Nga, NATO, Iran.
Mỹ: chính sách ôn hòa – con đường thiết thực?
Nước Mỹ đang dùng chính sách ôn hòa với mục tiêu là con đường ngoại giao thiết thực. Sự hóa giải các thế lực trong nội bộ Afganistan cho thấy một tín hiệu từ chính phủ của tân TT Obama - tìm kiếm sự hòa hợp với Thế giới Hồi giáo. Trong chuyến công du của tân Ngoại trưởng Mỹ đến châu Á, bà đã đến thăm đến quốc gia hồi giáo lớn nhất – Indonesia, đây là một tín hiệu tích cực từ phía Mỹ trong việc hòa hợp với các nước Hồi giáo. Trong chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Hilary, bà cũng bày tỏ hy vọng rằng phía Mỹ đang tìm kiếm những cơ hội được hợp tác với Syria, đồng thời phát đi tín hiệu Mỹ sẵn sàng có những đàm phán tích cực với phía Iran.
Trong bối cảnh muốn tiếp cận các nước Hồi giáo, chỉ cần Obama gửi thêm quân đến Afghanistan với bất kỳ lý do gì, ngay cả là khởi xướng một cuộc chiến chống khủng bố quy mô lớn thì Obama cũng đang rơi vào vòng luẩn quẩn như của Chính quyền Bush.
Tổng thống Afganistan - Hamid Karzai - bày tỏ rất hoan nghênh các chính sách mới của TT Obama đối với chính quyền Taliban. Trong hoàn cảnh này, Mỹ rất muốn tìm kiếm việc hòa giải với các phần tử ôn hòa của Taliban. Tuy nhiên kết quả của những chính sách này vẫn nằm ở phía trước, tất cả cần đến thời gian kiểm nghiệm.
Nga bảo mật phạm vi thế lực
Trong cộng đồng các quốc gia độc lập CIS, Nga vẫn đang nỗ lực thành lập một liên minh quyền lực để có thể chống chọi lại Mỹ và NATO. Đầu tháng 2/2009, cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) gồm Nga và 6 quốc gia láng giềng diễn ra tại Moscow, đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận trong việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh của CSTO. Sự quan tâm của lực lượng phản ứng nhanh này chính là Trung Á, với tổng nhân lực lên đến 20 nghìn người. Điều đáng nói đó là, khi các nước thành viên bị nước ngoài tấn công, thì nước đó sẽ nhận được sự hỗ trợ về sức mạnh từ các nước còn lại.
Nước Nga luôn muốn cảnh giác hải quân Mỹ khi tiến hành những tiếp cận vào Trung Á, vì thế Nga luôn đưa ra nhiều phương thức để tiếp cận với miền đất hứa này. Với khoản cho vay 2 tỷ USD, đầu tháng 2 Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev đã chính thức ký một sắc lệnh đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ. Căn cứ này đóng vai trò vô cùng quan trọng với Mỹ vì nó là tuyến đường tiếp tế chính cho binh lính Mỹ tại chiến trường Afghanistan.
Ngoài ra, năm 2003, Nga đã sớm thiết lập căn cứ quân sự tại Kant gần thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, cách căn cứ quân sự Mamas của Mỹ chỉ 20 km.
Nhưng các quốc gia tại châu Á luôn nhất quán một chính sách ngoại giao bình đẳng, thậm chí Chính phủ Kyrgyzstan cũng không muốn có các mối quan hệ với Mỹ. Để có thể lập lại hòa bình, Mỹ vẫn chưa tiến hành lập bất cứ một căn cứ quân sự nào tại các quốc gia Trung Á. Nga và Mỹ luôn bày tỏ mong tìm cách để cải thiện các mối quan hệ, cùng đối mặt với các thách thức lớn của thế giới. Hai nước luôn muốn một lần nữa kiểm nghiệm mối quan hệ của mình.
Iran trở thành chủ đề "nóng"
Các chính sách với Iran là chìa khóa thành công cho các chính sách của Mỹ tại khu vực Trung Á, và cũng là nhân tố nhằm làm dịu bớt tình hình căng thẳng tại Trung Đông như Iraq, Afganistan, đồng thời Mỹ có thể đặt các quan hệ trực tiếp với Syria, Lebanon, Afghanistan và Palestine.
Iran từ trước đến nay luôn muốn cùng với Mỹ thiết lập mối quan hệ bình thường hóa, thừa nhận Iran. Phía Iran cho rằng vấn đề hạt nhân của Iran dưới thời TT Bill Clinton không trở nên gay gắt như bây giờ. Dưới chính quyền TT Bush, Mỹ đã xung khắc với Iran về vấn đề này. Phía Iran đang đợi những điều chỉnh từ chính quyền TT Obama.
Tình hình Afghanistan cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy Iran tìm kiếm những cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ. Chủ tịch Quốc hội Iran, Ali Larijani - người tham dự Hội nghị An ninh kéo dài 3 ngày tại Munich (Đức) cho biết, Iran nguyện hợp tác cùng các nước khác, mở ra một cánh cửa mới cho hòa bình và an ninh của khu vực. Phó TT Mỹ Biden cũng cho biết, Mỹ cũng sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Iran nếu nước này từ bỏ chương trình hạt nhân, nước Mỹ sẽ tặng cho Iran “một phần thưởng lớn”.
Theo VITINFO