TIN LIÊN QUAN | |
Lý do cuộc đua Tổng thống Mỹ vẫn là tâm điểm chú ý | |
Quỹ vận động tranh cử của bà Clinton đạt số tiền kỷ lục |
Năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm của LHQ, tiến trình bầu chọn Tổng Thư ký được thực hiện một cách minh bạch hoàn toàn thay vì bỏ phiếu kín như trước đây. Cụ thể, các quốc gia thành viên được quyền đề cử ứng viên, và các ứng viên sẽ phải tham gia vào những cuộc tranh luận công khai để chứng minh năng lực bản thân.
Từ đầu năm đến nay, đã có 5 cuộc bỏ phiếu thăm dò diễn ra tại Hội đồng Bảo an LHQ. Từ kết quả của những cuộc bỏ phiếu đó, ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí Tổng Thư ký mới của LHQ là cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres - người luôn đứng đầu danh sách các ứng viên. Mới đây nhất, trong cuộc bỏ phiếu hôm 26/9, ông Guterres nhận được 12 phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng và 2 phiếu chống trong tổng số 15 phiếu.
Các ứng cử viên tham gia cuộc đua vào vị trí Tổng thư ký LHQ tham gia tranh luận. (Ảnh: Reuters). |
Ngoài lợi thế được nhiều nước ủng hộ, ông Guterres còn có điểm mạnh là kinh nghiệm nhiều năm công tác trên cương vị người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR). Vấn đề người tị nạn, nhập cư đang là một trong những thách thức hàng đầu của LHQ và kinh nghiệm của ông Guterres trong lĩnh vực này sẽ là một lợi thế rất lớn.
Tuy nhiên, những lợi thế nói trên của ông Guterres vẫn chưa thể đảm bảo cho ông một chiến thắng. Theo quy định, muốn trở thành Tổng Thư ký, một ứng viên phải nhận được ít nhất 9 phiếu bầu trong Hội đồng Bảo an và không bị bất kỳ thành viên thường trực nào của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu phủ quyết.
Ông Guterres đang vướng phải trở ngại rất lớn khiến ông được dự đoán có thể sẽ thất bại. Đó là khả năng ông bị Nga dùng quyền phủ quyết gạt ra khỏi cuộc đua. Thời gian qua, Moscow liên tục nhấn mạnh rằng họ muốn một người Đông Âu đảm nhận vị trí Tổng Thư ký, cụ thể là ứng viên người Bulgaria - bà Irina Bokova, người đứng đầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO).
Trong các cuộc bỏ phiếu thăm dò, tuy không giành được vị trí cao như cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha nhưng bà Bokova lại có lợi thế khác. Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc bầu chọn Tổng Thư ký là chế độ xoay vòng đại diện của các khu vực trên thế giới. Các quốc gia Đông Âu, trong đó có Nga, cho rằng họ chưa bao giờ có một Tổng Thư ký và lần này phải đến lượt họ.
Tuy nhiên, cuộc đua giành chiếc ghế Tổng Thư ký LHQ đúng là kịch tính đến phút chót khi vào những giờ phút cuối cùng, Bulgaria bất ngờ thay đổi sự lựa chọn của mình khi không ủng hộ bà Bokova mà đề cử một nhân vật khác - bà Kristalina Georgieva - Cao ủy Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) về tài chính và ngân sách. Sự thay đổi vào phút chót này là do bà Bokova được Nga ủng hộ nhưng không được Mỹ, Anh tin tưởng.
Như vậy, hai ứng viên nổi bật nhất cho chiếc ghế Tổng Thư ký LHQ đến giờ này lại đối mặt với sự phản đối của những Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an có tiếng nói quyết định. Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ sẽ khiến cho cuộc bầu chọn Tổng Thư ký khó khăn hơn rất nhiều.
Việc tìm kiếm một ứng cử viên đáp ứng được mong muốn của Nga, Mỹ không phải là điều đơn giản. Mọi việc phải chờ đến cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định ở LHQ ngày 5/10. Trong bối cảnh tồn tại mâu thuẫn giữa những nước thành viên có tiếng nói quyết định, chắc chắn cuộc đua giành chiếc ghế Tổng Thư ký LHQ còn chứa đựng nhiều bất ngờ.
LHQ kêu gọi đảm bảo chỗ ở thỏa đáng cho mọi người Thông điệp được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon nêu ra nhân dịp kỷ niệm Ngày Định cư thế giới năm nay ... |
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội đồng Nhân quyền LHQ Đoàn Việt Nam tham dự khóa họp 33 Hội đồng Nhân quyền LHQ, do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Dương Chí Dũng dẫn đầu, ... |
Cuộc đua của các “ông lớn” ở Cuba Cuba đang là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các thế lực kinh tế thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... |