“Cuộc gặp tháng Hai” và cơ hội hòa bình trên bán đảo Triều Tiên nhìn từ phía Mỹ

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai mang trong mình kỳ vọng của nhiều phía. Nhưng có lẽ, sự thành công của cuộc gặp còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố bất ngờ. TG&VN xin giới thiệu một góc nhìn về đề tài này qua bài phân tích đăng tải trên The American Conservative.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my Tổng thống Hàn Quốc: Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là bước ngoặt quan trọng cho phi hạt nhân hóa
cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my Mỹ-Triều sẽ tiếp tục đàm phán cấp chuyên viên vào tuần sau

Cuộc đàm phán không dễ dàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thực sự có thể làm nên lịch sử qua cuộc đối thoại vào cuối tháng Hai sắp tới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc thay đổi cả một mối quan hệ đối nghịch chồng chất từ những cuộc đấu khẩu khắc nghiệt, những lời đe dọa hạt nhân và mối hiểm nguy của một cuộc chiến tranh liên Triều lần thứ hai có thể sẽ không phải điều dễ dàng. Điều này chỉ có thể đạt được với tài khéo léo, một tư duy khác biệt và một "ẩn số X" mà Tổng thống Trump có thể đem tới bàn đàm phán.

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mang nhiều kỳ vọng. (Nguồn: The Straits Times)

Và đó mới chỉ là những bước đầu tiên, bởi lịch sử cho thấy nước Mỹ đàm phán với Triều Tiên chưa bao giờ dễ dàng. Thành công chỉ có thể được đảm bảo nếu như cả hai bên cùng có những nhượng bộ thực sự, có thể kiểm chứng và không bị coi là một sự thiệt thòi đối với bên chấp nhận nhượng bộ.

May thay, nước Mỹ đang có một vị Tổng thống không quan tâm đến những căng thẳng trong quá khứ hay là cách mà các chính quyền cũ xử lý hồ sơ Triều Tiên ra sao, và đó chính là một lợi thế lớn. Sự pha trộn giữa chủ nghĩa duy thực, sự chất phác và nỗi ám ảnh cùng với việc chi phối các luồng tin tức của ông Trump đã tạo ra điều có thể được mô tả là kì dị nhưng lại là cơ hội tốt nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên sau này.

Cơ hội tốt nhất

Thành thực mà nói, hướng hành động tốt nhất có lẽ là ông Trump phá vỡ chính sách ngoại giao cũ. Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của ông với Kim Jong-un đã thực sự làm được điều đó. Nhiều người từng nghĩ rằng ông Trump không nên gặp Kim Jong-un nếu không có được những nhượng bộ lớn trước đó, và họ thừa nhận là mình đã sai.

Cuộc gặp của hai nguyên thủ tại Singapore, dù không phi hạt nhân hóa Triều Tiên ngay tức thì, nhưng cũng đã tạo tiền đề cho xây dựng lòng tin và giảm tình trạng căng thẳng mà có lúc đã suýt leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang theo cách chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai.

Dù mọi người có nghĩ gì về ông Trump thì đó cũng là một sự tiến triển rõ rệt. Và khi mọi thứ chưa được suôn sẻ như những gì dư luận kỳ vọng kể từ sau thượng đỉnh Singapore, thì cuộc gặp lần thứ hai này chính là một thời cơ vàng để đưa chính sách ngoại giao của Mỹ trở lại đúng quỹ đạo, tạo lên một nền tảng vững chắc cho tương lai.

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my
"Có đi có lại" dường như là cách tiếp cận thực tế nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai này. (Nguồn: AP)

Vậy lịch sử có thể nói gì về sự kiện này khi nhìn lại những thập kỷ trước?

Kịch bản khả thi nhất của cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai này có thể là Triều Tiên dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon - điều mà Kim Jong-un từng đưa lên bàn đàm phán - để đổi lấy một số lệnh nới lỏng trừng phạt. Mặc dù Washington không muốn giảm bớt áp lực cực đại mình đặt ra trước khi sự phi hạt nhân hóa toàn diện được tiến hành, song cách tiếp cận "có qua có lại" này dường như là con đường thực tế nhất phía trước.

Trong kịch bản này, mỗi bên đều sẽ có một thắng lợi rõ ràng, và cả hai đều có thể tuyên bố với người dân nước mình rằng họ đã có thể đạt được một sự nhượng bộ quan trọng từ bên kia. Kịch bản này cũng cho phép Mỹ và Triều Tiên thử nghiệm sự sốt sắng của bên kia để có thể tiếp tục với những hứa hẹn quan trọng, từ đó gây dựng được những thỏa hiệp khó khăn hơn nữa.

Kỳ vọng một tuyên bố hòa bình

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my
Một bản tuyên bố hòa bình sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc để hướng tới phi hạt nhân hóa. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, dư luận muốn chứng kiến một điều gì đó đặc biệt xảy ra, muốn lịch sử phải nhìn lại cuộc gặp này với sự tự hào, khoảnh khắc mà một trong những nơi cuối cùng mà Chiến Tranh Lạnh vẫn bao phủ rốt cuộc cũng đã khép lại.

Nếu Trump và Kim Jong-un nhất trí kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, đó sẽ là một kỷ lục mang tính lịch sử thực thụ. Mặc dù một hiệp ước hòa bình có lẽ là điều bất khả thi đối với Mỹ, bởi nó cần sự phê chuẩn của Thượng viện, song một bản tuyên bố hòa bình cũng đủ để người ta hiểu rằng sẽ không còn tình trạng chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Lời tuyên bố này sẽ thể hiện một mong muốn rõ ràng là thay đổi mối quan hệ và tạo ra một nền tảng vững chắc để thực hiện những công việc khó khăn hơn hướng tới phi hạt nhân hóa.

Dư luận cần nhớ lại rằng chúng ta đã từng đến gần chiến tranh thế nào hồi năm 2017 và đầu 2018. Điều gì sẽ xảy ra nếu các cuộc đối thoại này sụp đổ và hai bên trở lại với những lời đe dọa hủy diệt hạt nhân, thử nghiệm tên lửa và các cuộc tập trận quân sự?

Thay đổi quan hệ với Triều Tiên và hòa bình thực thụ trên Bán đảo Triều Tiên là một lựa chọn duy nhất. Cần phải đặt mọi lựa chọn lên bàn đàm phán để hướng tới một sự thỏa hiệp mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận.

(Nội dung bài viết phản ánh quan điểm riêng của trang The American Conservative, không thể hiện quan điểm của TG&VN)

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my Hàn Quốc, Mỹ ký thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng cho lực lượng USFK

Ngày 10/2, Hàn Quốc và Mỹ đã ký thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng cho các lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn ...

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my Hàn Quốc tăng chi tiêu cho quân Mỹ đồn trú theo đề nghị của Washington

Ngày 10/2, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận ngắn hạn với Mỹ nhằm tăng chi tiêu trực tiếp cho liên minh này thêm 8,2% ...

cuoc gap thang hai va co hoi hoa binh tren ban dao trieu tien nhin tu phia my Quan hệ liên Triều sẽ tốt lên nếu Thượng đỉnh lần hai thành công

Khi Mỹ và Triều Tiên ấn định ngày và địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh thứ hai, nhiều người ngày càng kỳ vọng ...

Q.T (Theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động