Cứu người tị nạn là cứu châu Âu

Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nghiêm trọng hơn là đe dọa làm tan rã liên minh hùng mạnh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuu nguoi ti nan la cuu chau au EU không thể làm ngơ trước bài học Brexit
cuu nguoi ti nan la cuu chau au Xu hướng liên kết nội khối đe dọa tương lai EU

George Soros là tỷ phú người Mỹ, Chủ tịch Quỹ Tài chính Soros. Ngày 12/9 vừa qua, ông đã đưa ra những ý kiến đang suy ngẫm về vấn đề người tị nạn trong một bài viết đăng trên mạng Project Syndicate. TG&VN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc (*).

Phản ứng đơn lẻ

Làn sóng người tị nạn tràn vào châu Âu đã làm dấy lên tâm lý bài ngoại, đồng thời tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các đảng phái dân tộc chủ nghĩa - vốn được giới phân tích dự đoán sẽ giành chiến thắng trong đợt bầu cử sắp tới tại Pháp, Hà Lan, Đức…

Thay vì đoàn kết để chống lại những nguy cơ chung, các nước thành viên EU ngày càng không muốn hợp tác với các đối tác trong liên minh. Họ theo đuổi chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình, đặc biệt là áp dụng biện pháp hạn chế người nhập cư mà không quan tâm đến các nước láng giềng, chẳng hạn thiết lập hàng rào tại biên giới. Hành động đó đang làm chia cắt châu Âu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do đi lại giữa các nước thành viên cũng như phá vỡ những tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới.

cuu nguoi ti nan la cuu chau au
Hungary đã thiết lập hàng rào ở biên giới để ngăn người tị nạn. (Nguồn: IBTimes)

Một số phản ứng đơn lẻ của EU đối với tình trạng nhập cư, chẳng hạn như thỏa thuận hạn chế người tị nạn đi qua ngả Đông Âu với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang bộc lộ nhiều kẽ hở. Trước tiên, đây không phải là một thỏa thuận giữa Ankara và toàn thể EU, mà được đề xuất và thúc đẩy bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bên cạnh đó, châu Âu cũng không đủ ngân sách để triển khai hiệu quả thỏa thuận này, đồng thời có thể khiến Hy Lạp - vốn đang gặp nhiều khó khăn kinh tế và cơ sở hạ tầng - thành điểm trung chuyển người tị nạn.

George Soros là tác giả của nhiều cuốn sách về tài chính như “Mô hình mới của các thị trường tài chính: Cuộc khủng hoảng năm 2008 và ý nghĩa của nó”, “Bi kịch của Liên minh châu Âu”…

Điều quan trọng nhất là phản ứng của các nước EU không mang tính tự nguyện hay chủ động. Liên minh đang cố gắng áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cho từng quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nhiều chính phủ đã kịch liệt phản đối chính sách này, công khai từ chối nhận người tị nạn, thậm chí trả những người này về lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh đó, châu Âu cần một chính sách nhập cư và tị nạn toàn diện, thống nhất. Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ diễn ra một lần, mà sẽ còn tiếp diễn trong tương lai bởi nhiều lý do, chẳng hạn như suy giảm nhân khẩu ở châu Âu trong khi dân số lại đang tăng quá nhanh ở châu Phi, hay những xung đột vũ trang và chính trị không hồi kết ở Trung Đông - Bắc Phi.

Thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp rắc rối ngay từ khi mới bắt đầu. Một quy định then chốt trong thỏa thuận - người nhập cư vào châu Âu có thể bị trả ngược về Thổ Nhĩ Kỳ - đã cho thấy kẽ hở pháp lý nghiêm trọng. Bởi lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là “quốc gia an toàn” cho người tị nạn Syria, đặc biệt là từ sau cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 vừa qua.

Vấn đề bức thiết

Vậy chiến lược giải quyết toàn diện cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu cần những yếu tố gì? Đầu tiên, EU cần trực tiếp đón nhận người tị nạn từ các nước thành viên “tuyến đầu” (như Hungary, Hy Lạp…) theo cách an toàn và trật tự. Điều này sẽ khiến dư luận đồng tình hơn là việc tiếp nhận ồ ạt, vô trật tự như hiện tại. EU cũng cần kiểm soát tốt các tuyến biên giới của mình. Hình ảnh những dòng người tị nạn “rồng rắn” nối đuôi nhau tràn vào các nước Đông – Nam Âu, hay những người dân Bắc Phi lênh đênh trên các con thuyền ọp ẹp, đã khiến dư luận bức xúc, thậm chí phẫn nộ.

cuu nguoi ti nan la cuu chau au
Những người châu Âu vượt biển đến châu Âu trên những con tàu tồi tàn, cũ nát. (Nguồn: AFP)

Bên cạnh đó, EU nên nhanh chóng xây dựng cơ chế phù hợp để giúp người tị nạn tái định cư. Tuy nhiên, liên minh không nên ép buộc các quốc gia phải tiếp nhận quá nhiều người tị nạn, bởi điều này có thể khiến các nước thành viên liên minh bất mãn với chính sách chung của khối. Thay vào đó, EU có thể tham khảo mô hình của Canada trong việc dung hòa lợi ích giữa người nhập cư và những nước tiếp nhận họ.

Trên thực tế, việc tiếp nhận người tị nạn có thể mang đến những tác động tích cực đối với nền kinh tế EU. Trong bối cảnh dân số châu Âu đang có xu hướng già đi, lực lượng lao động nhập cư có thể đóng góp vào sáng tạo khoa học – công nghệ cũng như phát triển kinh tế quốc dân.

Bên cạnh việc xử lý những thách thức nội khối, châu Âu cần chú trọng hơn chính sách đối với Trung Đông và châu Phi – nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay. Thay vì sử dụng các quỹ phát triển để phục vụ lợi ích của mình, EU có thể đưa ra những sáng kiến thực chất hơn nhằm giúp đỡ các nước kém phát triển ở Trung Đông, châu Phi. Các biện pháp mà EU nên tính tới là tạo công ăn việc làm cho người dân ở các khu vực này, qua đó góp phần hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt vào châu Âu.

Cuối cùng, EU cần tìm kiếm thêm những nguồn lực tài chính cho chính sách nhập cư của mình. Ước tính, châu Âu cần khoảng 30 tỷ USD/năm để giải quyết khủng hoảng tị nạn, đặc biệt là ứng phó với những thách thức nguy cấp trước mắt.

Có thể nói, trong tình hình hiện nay, những đề xuất nói trên là cần thiết để EU xoa dịu dư luận, hạn chế sự hỗn loạn nhập cư, xây dựng quan hệ cùng có lợi với các nước Trung Đông - Bắc Phi cũng như tuân thủ nghiêm túc các cam kết nhân đạo quốc tế.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn là một trong nhiều khủng hoảng mà châu Âu đang phải đối mặt, song nó thực sự là vấn đề rất bức thiết. Việc giải quyết tốt khủng hoảng tị nạn sẽ giúp tạo điều kiện xử lý các vấn đề khó khăn khác như khủng hoảng nợ công Hy Lạp, Brexit, hay những đe dọa từ Nga... Có thể nói, cơ hội của EU là khá mong manh, nhưng liên minh vẫn có thể đạt thành công nếu có một chiến lược đúng đắn.

(*)  Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

cuu nguoi ti nan la cuu chau au Áo đề xuất hội nghị thượng đỉnh của "10 nước tuyến đầu"

Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 24/9 để bàn về vấn đề người tị nạn.

cuu nguoi ti nan la cuu chau au Nội bộ Đức bất đồng sâu sắc về chính sách người tị nạn

Các chính đảng Đức đang bất đồng sâu sắc khi Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đề xuất chính sách người tị nạn ...

cuu nguoi ti nan la cuu chau au "Vạn lý trường thành Calais"

Chính quyền Anh xác nhận triển khai dự án xây dựng một bức tường rào giáp thành phố cảng Calais của Pháp nhằm ngăn dòng ...

Quang Chinh (dịch)

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động