Đại dịch Covid-19 và các nền kinh tế mới nổi: Những bước lùi khó cưỡng

Tường Vy
Bài báo ‘Bước thụt lùi nghiêm trọng ở các nước mới nổi’ được đăng trên báo Le Monde mới đây cho rằng đại dịch Covid-19 đã cản trở bước tiến của các nền kinh tế mới nổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo rằng nhiều việc làm đã mất trong khủng hoảng Covid-19 sẽ bị “xóa sổ” vĩnh viễn. (Nguồn: DW)
Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo rằng nhiều việc làm sẽ bị “xóa sổ” vĩnh viễn, nguyên do là chuyển đổi số trong đại dịch Covid-19. (Nguồn: DW)

Các thống kê chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của các quốc gia mới nổi có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây và hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.

Thực tế đáng ngại

Đối với hãng xe hơi Ford, thị trường Ấn Độ chỉ còn là quá khứ.

Ngày 9/9, nhà sản xuất ô tô Mỹ thông báo sẽ rút khỏi nước này sau khi ghi nhận khoản thua lỗ hơn 2 tỷ USD trong 10 năm qua. Đây là kết cục đáng buồn và bất ngờ đối với một tập đoàn mà chỉ vài năm trước vẫn xem đất nước châu Á 1,3 tỷ dân này là một trong những thị trường ô tô hứa hẹn nhất hành tinh.

Năm 2020, Harley-Davidson cũng đã phải rời bỏ Ấn Độ. General Motors đã rút lui vào năm 2017.

Trước thực tế này, chuyên gia nghiên cứu Rebecca Ray của Trung tâm chính sách phát triển tại toàn cầu thuộc Đại học Boston (Mỹ), nhận định: “Việc các công ty lớn có vốn đầu tư dài hạn như Ford phải rút khỏi một quốc gia mới nổi như Ấn Độ là điều đáng lo ngại. Cho dù sự suy thoái của nước này bắt đầu từ chục năm trước, nhưng rõ ràng khủng hoảng Covid-19 đang làm trầm trọng thêm xu hướng đó”.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 phá vỡ khái niệm “mới nổi” phổ biến vào những năm 2000, khi các ngân hàng đầu tư và công ty tư vấn sử dụng khái niệm này để chỉ các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh và hội nhập hoàn toàn vào kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, kể từ năm 2020, tất cả các nước ngoại trừ Trung Quốc đều lao dốc từ đỉnh cao.

Với một số nước, như Ấn Độ và Mexico, quá trình này diễn ra rất nhanh, với tốc độ suy thoái lần lượt là 8,7% và 9,1% vào năm 2020.

Nới rộng khoảng cách

Đánh giá theo tốc độ tăng trưởng, các quốc gia mới nổi không còn tạo thành một nhóm đồng nhất do khoảng cách ngày càng bị nới rộng tính đến thời điểm năm 2020.

Xét trong cùng khu vực, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines giảm 9,5% trong khi của Việt Nam tăng 2,9%.

Suy thoái kinh tế được kiềm chế ở châu Á, song lại được thể hiện rất rõ ở Nam Mỹ.

Trong khi đó, ở châu Phi, dù tốc độ tăng trưởng nhìn chung cao hơn so với phần còn lại của thế giới trong giai đoạn trước đại dịch (3,6% so với 2,7% vào năm 2019), nhưng thành quả này đã rơi về dưới mức trung bình toàn cầu kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Phó Giám đốc Trung tâm phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Federico Bonaglia nêu lên một thực tế khác: “Thời gian khủng hoảng, trong khi việc sử dụng các dịch vụ y tế từ xa bùng nổ ở Trung Quốc và Indonesia, thì cả Lào và Campuchia lại rơi vào tình trạng thiếu điện”.

Trong khi đó, tầng lớp trung lưu, một chỉ số khác chỉ sự phát triển ở các nước mới nổi, cũng bị thu hẹp với cuộc sống của hàng triệu gia đình đang rơi xuống dưới mức nghèo khổ.

Trong một báo cáo được công bố vào năm 2020, Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng các quốc gia có thu nhập trung bình sẽ chiếm đến 80% trong số 100-150 triệu người rơi vào cảnh cùng cực của thế giới do hậu quả của khủng hoảng Covid-19.

Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Nam Á, tiếp theo là khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara. Những tầng lớp nghèo mới này chủ yếu làm việc trong khu vực phi chính thức, trong lĩnh vực sản xuất hoặc xây dựng và sống tập trung ở các đô thị.

Tăng tốc chuyển đổi số

Các nước mới nổi chống chọi với khủng hoảng yếu hơn các nền kinh tế phát triển. Các chuyên gia cho rằng nguyên do là các nước giàu sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào hơn và các ngân hàng trung ương có thể làm mọi cách để bảo vệ nền kinh tế của họ.

Khủng hoảng y tế dường như không ảnh hưởng nhiều đến châu Phi và Đông Nam Á trong năm 2020, nhưng cuối cùng đã giáng những đòn nặng nề vào các khu vực này trong những tháng gần đây, chủ yếu do việc tiếp cận vaccine khó khăn hơn.

Năm 2020, các thị trường mới nổi đã chứng kiến đồng tiền của họ giảm giá hơn 20% so với đồng USD. (Nguồn: CNN)
Năm 2020, các thị trường mới nổi chứng kiến đồng tiền giảm giá hơn 20% so với đồng USD. (Nguồn: CNN)

Tháng 4/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nhiều việc làm đã mất trong khủng hoảng Covid-19 sẽ bị “xóa sổ” vĩnh viễn, do các lực lượng chuyển đổi số hóa và tự động hóa dây chuyền sản xuất tăng tốc rất nhanh trong 18 tháng qua.

Trong thời kỳ khủng hoảng, những robot phục vụ bàn đầu tiên đã xuất hiện trong các nhà hàng và thực tế, công nghệ kỹ thuật số đã xâm chiếm mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Tháng 4/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nhiều việc làm đã mất trong khủng hoảng Covid-19 sẽ bị “xóa sổ” vĩnh viễn, do các lực lượng chuyển đổi số hóa và tự động hóa dây chuyền sản xuất đã tăng tốc rất nhanh trong 18 tháng qua.

Các công việc đòi hỏi ít kỹ năng, hoặc lương thấp, tập trung ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, là những công việc bị đe dọa nhiều nhất.

Ví dụ, trong một báo cáo công bố tháng 5/2021, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ước tính từ nay đến năm 2022, ở Ấn Độ sẽ có khoảng 3,16 triệu việc làm trong ngành công nghệ thông tin biến mất vì tự động hóa.

Các quốc gia mới nổi sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc tự động hóa các công việc hoặc robot hóa nhân công, với 85% việc làm bị đe dọa trong 20 năm tới, so với 45% ở Mỹ.

Gánh nặng nợ nần

Cuộc khủng hoảng cũng làm tăng gánh nợ của các quốc gia mới nổi vào ở đúng thời điểm các nước cần phục hồi kinh tế hơn bao giờ hết.

Theo số liệu mới nhất từ Viện tài chính quốc tế (IIF), một hiệp hội các tổ chức tài chính có chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới, nợ của các quốc gia mới nổi (trừ Trung Quốc) đạt kỷ lục mới là 36.000 tỷ USD trong quý II/2021.

Nợ công tăng vọt từ 52% lên 62% GDP trong khoảng thời gian từ quý IV/2019 đến quý II/2021, trong khi tỷ trọng của khoản hoàn trả đang tăng lên cao hơn.

Báo cáo công bố ngày 15/9 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển cho biết, trong năm 2020, các thị trường mới nổi đã chứng kiến đồng tiền của họ giảm giá hơn 20% so với đồng USD, khiến giá trị các khoản nợ bằng ngoại tệ tăng lên.

Quyết định tăng lãi suất ở Mỹ, dù nhỏ nhất, cũng có thể dẫn đến tình trạng dòng vốn chảy ra từ các nước mới nổi, làm suy yếu đồng tiền bản địa và tăng chi phí nợ, trong khi quá trình phục hồi kinh tế của họ đang diễn ra chậm và muộn hơn nhiều.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các địa phương cần chủ động xây dựng đề án khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các địa phương cần chủ động xây dựng đề án khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19

Ngày 14-15/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 3 Hội nghị trực tuyến về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã ...

ASEAN chung tay cùng các nước đối tác thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch

ASEAN chung tay cùng các nước đối tác thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch

Ngày 13/9, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53, các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động