TIN LIÊN QUAN | |
Mất tích 5 năm, chàng trai đến hơn 10 nước không cần hộ chiếu | |
Thủ tướng Đức: Eurozone vẫn phải là một khối |
Sergei Guriev,
Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu
Tuy nhiên, Brexit không hẳn là dấu hiệu cho sự sụp đổ của EU, thay vào đó, sự kiện này nên được nhìn nhận như lời kêu gọi các nước cùng nhau giải quyết các vấn đề chung của Liên minh.
Một số nhà lãnh đạo ở châu Âu đã tỏ ra hưởng ứng lời kêu gọi này bằng cách hối thúc các nước thành viên EU “hoàn thiện liên minh”. Họ lập luận rằng nếu không có Anh, EU lại càng có thể nâng cao hội nhập, bởi các thành viên còn lại trong Liên minh có nhiều điểm tương đồng. Các nước này cũng dễ nhất trí hơn trong các vấn đề mà trước đây London thường phản đối, chẳng hạn như việc hình thành liên minh ngân hàng, chương trình bảo hiểm thất nghiệp chung của EU, hay chuyện phân bổ số lượng người tị nạn.
Cờ của Vương quốc Anh và EU, bên ngoài trụ sở EU tại Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters) |
Tất cả sáng kiến kể trên đã được bàn thảo trong thời gian dài, song đều không thể biến thành một chương trình hành động trên thực tế. Các nước EU đều gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai sáng kiến. Rõ ràng, Anh không phải là nhân tố duy nhất cản trở quá trình hội nhập sâu hơn của EU.
Những người phản đối hội nhập châu lục thường dựa trên những đề xuất cụ thể, song thường có xu hướng thiên vị một số nước hơn các nước còn lại trong EU. Trong một số trường hợp, đề xuất có thể mang lại lợi ích cho tất cả, song lại khiến một vài nước phải trả giá quá đắt. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều quốc gia chủ chốt ở EU chuẩn bị bầu cử quốc gia, cộng với việc các lực lượng chống lại giới tinh hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ, nhiều nhà lãnh đạo không sẵn sàng mạo hiểm số phận chính trị của mình để thử nghiệm các biện pháp cải cách.
Lấy vấn đề giải quyết người tị nạn làm ví dụ. Trong bối cảnh các nước Trung - Đông Âu không chấp nhận hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn của Liên minh, có ý kiến cho rằng EU có thể cho phép người tị nạn chọn quốc gia mà họ muốn đến. EU có thể dùng ngân sách để trang trải chi phí, hoặc dùng trái phiếu mới được ban hành gần đây.
Dù vậy, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối, bởi các nước cần nhiều người nhập cư nhất cũng là những nước có nền kinh tế mạnh, và do đó lại không cần nhiều đến ngân sách của EU. Đó là chưa kể, ngay ở nền kinh tế “đầu tàu” và giàu mạnh của EU như Đức, việc đón nhận những người tị nạn cũng vấp phải những cản trở từ phía cộng đồng sở tại. Trên thực tế, những vụ tấn công khủng bố trong thời gian qua đã khiến xã hội Đức phần nào có thái độ dè chừng với làn sóng người tị nạn.
Cải cách không phải là chuyện đơn giản. Công cuộc cải cách trong EU không phải là việc “một sớm một chiều”, mà là sự phát triển một cách liên tục thông qua xây dựng các thể chế bền vững. Nếu EU duy trì sự cởi mở và nền dân chủ, khối này được kỳ vọng vẫn sẽ tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên minh cần đảm bảo rằng các nước thành viên nhận được lợi ích một cách công bằng.
Sứ mạng khó khăn của bà Mogherini trong chuyến thăm Mỹ Chuyến thăm nhằm xác định những điểm chung với chính quyền mới của Mỹ sau một loạt quan điểm gây bất đồng giữa Tổng thống ... |
EU có thể đàm phán thương mại với nhiều nước khác thay Mỹ Nếu thỏa thuận thương mại tự do của Liên minh châu Âu (EU) với Mỹ không còn khả thi dưới thời chính quyền tân Tổng ... |
Lượng sinh viên châu Âu tại Anh giảm 7% Theo số liệu thống kê mới nhất, số lượng học sinh, sinh viên nộp đơn vào các trường đại học tại Vương quốc Anh đã ... |