Thời gian qua, các nước phương Tây và Nga đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột nóng nổ ra ở Ukraine. Trong đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc thượng đỉnh trực tuyến, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhiều quốc gia cũng đã gặp nhau tại Geneva, Brussels và Vienna.
Các cuộc đàm phán cuối cùng giữa Ukrane, Đức, Pháp và Nga theo Định dạng Normandy diễn ra vào năm 2019 tại Paris. (Nguồn: NY Times) |
Vào lúc 18h ngày 26/1, các phái đoàn của Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã gặp nhau tại Paris. Phó Thủ tướng Dmitri Kozak đại diện Nga tham dự cuộc đàm phán trên, trong khi đại diện bên phía Ukraine là cố vấn tổng thống Andriy Yermak.
Ngoài ra, cuộc đàm phán còn có sự tham dự của các cố vấn ngoại giao cho Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Cuộc gặp này đánh dấu sự hồi sinh của hình thức đàm phán theo thể thức Normandy, một cuộc đàm phán ngoại giao được tập hợp định kỳ, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Cụ thể, cuộc đàm phán này được thành lập vào ngày 6/6/2014, khi các nhà lãnh đạo của 4 quốc gia trên gặp nhau bên lễ lễ kỷ niệm 70 năm Ngày đổ bộ ở Normandy (Pháp) trong Thế chiến II. Đây cũng là lần đầu tiên ông Putin gặp cựu Tổng thống Ukraine Petro O. Poroshenko kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine.
Định dạng Normandy đã giúp tạo ra một thỏa thuận ngừng bắn ở vùng Donbass (miền Đông Ukraine), được gọi là hiệp định Minsk, nhưng Nga và Ukraine đã vấp phải nhiều tranh cãi về các vấn đề khác, bao gồm việc giải tán các nhóm vũ trang trong khu vực, và lệnh ngừng bắn đã nhiều lần bị vi phạm.
Nhóm Normandy không hoạt động từ năm 2016 đến năm 2019, khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi một nỗ lực mới để giải quyết xung đột ở phía Đông nước này. Ông Zelensky đã mô tả định dạng này là "nền tảng duy nhất cho các cuộc đàm phán về một giải pháp hòa bình ở miền Đông Ukraine".
Theo một số nhà phân tích, thế thức Normandy này có những ưu điểm riêng. Với việc không có sự tham gia của Mỹ, cuộc đàm phán giúp các bên tham gia không bị sa lầy vào các tranh chấp song phương giữa Mỹ và Nga.
Trong khi đó, Pháp và Đức, với tư cách là các cường quốc lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) và là những nước bị thiệt hại nhiều nhất về mặt kinh tế bởi các lệnh trừng phạt của EU chống lại Nga, hoàn toàn có đủ ảnh hưởng chính trị để tiến hành các cuộc đàm phán nghiêm túc với Moscow.
Cuộc gặp lần này được đánh giá là chưa đem lại nhiều hiệu quả. Bởi trong quá khứ, các cuộc đàm phán theo thể thức Normandy thường có sự xuất hiện của lãnh đạo các quốc gia, chứ không phải là các quan chức cấp cao.
Sau cuộc đàm phán kéo dài 8 giờ, đại diện 4 nước ra tuyên bố chung tái khẳng định: “Các bên ủng hộ việc tuân thủ vô điều kiện lệnh ngừng bắn, bất chấp những bất đồng trong các vấn đề liên quan thực thi thỏa thuận Minsk”.
Ngoài ra, phía Ukraine cũng xác nhận, vòng đàm phán tiếp theo của các cố vấn chính trị theo thể thức Normandy sẽ được tổ chức ở thủ đô Berlin (Đức) trong vòng hai tuần nữa.
Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine Andriy Yermak bày tỏ hy vọng rằng, tại cuộc họp ở Berlin sắp tới, các bên sẽ đưa ra những sáng kiến thúc đẩy tiến trình hòa bình.
| Đàm phán Normandy: Hơn 8 giờ thảo luận, Nga-Pháp nói khó khăn, 4 nước ra tuyên bố chung Vào lúc 18h ngày 26/1, các phái đoàn của Nga và Ukraine đã gặp nhau tại thủ đô Paris của Pháp trong khuôn khổ cuộc ... |
| Ngoại trưởng Đức đôn đáo, tìm cách giảm nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng trong vấn đề Ukraine, ngày 14/1, người phát ngôn Bộ Ngoại ... |