Đầu cơ lương thực đe dọa toàn cầu

“Kiểm soát dầu - bạn kiểm soát các quốc gia; kiểm soát lương thực - bạn kiểm soát con người”, câu nói của Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đang dần được những tài phiệt đầu cơ hiện thực hóa…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dau co luong thuc de doa toan cau Campuchia: Khi lũ lụt và hạn hán song hành
dau co luong thuc de doa toan cau Châu Phi đối mặt nạn đói

Trang Global Justice Now (Mỹ) mới đây tiếp tục nhắc nhở nhân loại rằng các biến động về giá lương thực không thực sự do thiếu hụt nguồn cung thực tế hiện nay. Chính các nhà  đầu tư “tham lam”, như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Barclays Capital mới đang chi phối thực phẩm toàn cầu thông qua các thị trường hàng hóa. Những hành động đó đang đẩy hàng trăm triệu người dân vào cảnh nghèo đói.

Kẻ phá rào

Các nhà kinh tế cho biết, từ trước đến nay đầu cơ quy mô nhỏ luôn tồn tại trên thị trường lương thực. Nông dân X tự bảo vệ bản thân trước thời tiết xấu và các nguy cơ khác bằng cách đồng ý bán trước vụ thu hoạch cho thương nhân Y. Cách đó giúp nông dân X đảm bảo một mức giá cố định để ông ta đầu tư thêm vào công việc trong khi thương nhân Y cũng có lợi. Trong một năm thất bát nông dân X vẫn có lãi, nhưng trong một năm bội thu thương nhân Y có lợi hơn nhiều.

Quy trình “lập hàng rào” này được kiểm soát chặt chẽ và hoạt động hiệu quả. Do đó yếu tố cung - cầu quyết định giá lương thực trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào giữa thập niên 1990. Sau chiến dịch vận động hành lang dữ dội của các ngân hàng, quỹ đầu tư và các chính trị gia theo đuổi thị trường tự do ở Mỹ và Anh, các quy định kiểm soát thị trường nông lương dần dần bị bãi bỏ.

dau co luong thuc de doa toan cau
Trẻ em tại Nairobi (Kenya) được Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cung cấp bữa ăn. (Nguồn: AFP)

Các hợp đồng mua và bán lương thực bị biến thành các “sản phẩm phái sinh” kiểu như giấy tờ chứng khoán. Giới thương nhân chẳng biết gì về nông nghiệp cũng có quyền nhảy vào mua và bán các “sản phẩm phái sinh” này một cách tự do giống như buôn chứng khoán. Và hậu quả là một thị trường ảo “đầu cơ lương thực” ra đời. Ca cao, nước trái cây, đường, ngũ cốc, thịt và cà phê trở thành hàng hóa trao đổi toàn cầu giống như dầu thô, vàng và kim loại.

Đến khi thảm họa thị trường địa ốc xảy ra vào năm 2006 ở Mỹ, các ngân hàng, quỹ đầu tư, thương nhân chuyển hàng tỉ USD đầu tư vào những loại hàng hóa an toàn, đặc biệt là lương thực. “Chúng tôi phát hiện tình trạng đầu cơ lương thực vào năm 2006, nhưng khi đó nó chưa phải là một yếu tố quan trọng”,- Giám đốc Công ty Masters Capital Management (Mỹ) Mike Masters cho biết. Ngay sau đó, đầu cơ lương thực tăng vọt từ năm 2007-2008. Phong trào phát triển thế giới (WDM) ở Anh ước tính, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến nay, các ngân hàng và quỹ đầu tư đã đổ 200 tỉ USD vào thị trường lương thực.

Thị trường “chỉ mua”

Trên thực tế, giờ đây thị trường lương thực đã bị các ngân hàng, quỹ đầu tư làm méo mó. “Ví dụ ở một quốc gia có tin thời tiết xấu khiến vụ mùa gạo thất bát, thông thường giá gạo sẽ tăng thêm 1 USD/kg. Nhưng khi có các doanh nghiệp nhảy vào đầu cơ, giá gạo sẽ tăng thêm 2-3 USD/kg và gây hỗn loạn thị trường”, chuyên gia Mike Masters nói. Đặc phái viên LHQ về quyền tiếp cận thực phẩm Olivier de Schutter nhận định: “Rõ ràng là giá bột mì, ngô và gạo tăng cao không phải do vụ mùa hay dự trữ thấp, mà do giới thương gia phản ứng với thông tin về thời tiết bất lợi và đầu cơ để kiếm lời”.

Các chuyên gia nhận định, thị trường lương thực đối với các ngân hàng và quỹ đầu tư cũng là một sân chơi đầy lợi nhuận. Đối với người nghèo thì chỉ là một mẩu bánh mì, nhưng đối với một kẻ đầu cơ thì đó là tài sản.

Năm 1991, Goldman Sachs đã đưa ra một sản phẩm đầu tư mới, một phái sinh liên quan đến 24 loại nguyên liệu thô. Từ kim loại hay năng lượng quý đến cafe, cacao, gia súc, ngô, thịt lợn, đậu nành và lúa mì. Họ cân nhắc giá trị đầu tư của mỗi yếu tố, tổng hợp thành một phép toán, giản lược những tổ hợp phức tạp để trở thành công thức toán học đơn lẻ và được biết đến với tên gọi chỉ số hàng hóa Goldman Sachs (GSCI). Chưa đến một thập kỷ, các ngân hàng lớn có thể nắm giữ phần lớn thị trường ngũ cốc, một cơ hội mà kể từ Đại khủng hoảng 1929-1933, thời kỳ mà chỉ những người thực sự làm việc với sản xuất thực phẩm mới thống trị thị trường nông lương.

Cấu trúc của GSCI không quan tâm tới mô hình mua-bán, bán-mua truyền thống hàng thế kỷ nay. Sản phẩm phái sinh mới lạ này được xây dựng để mua hàng hóa và chỉ để mua. Điều này làm chuyển dịch từ đầu tư hàng hóa sang một loại hình giống đầu tư cổ phiếu - các loại tài sản mà trong đó bất kỳ ai có thể đầu tư tiền và tích lũy đến hàng thế kỷ.

dau co luong thuc de doa toan cau
Những đứa trẻ trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ nạn đói hoành hành. (Nguồn: Getty)

Điều này nhằm mục đích biến sản phẩm lương thực thành một loại tài sản giống như chứng khoán, có thể để cả hàng thập niên mà không hư hại. Một khi thị trường hàng hóa được “hô biến” trở nên giống thị trường chứng khoán, các ngân hàng có thể mong chờ dòng tiền chảy vào. Nhưng điều đó phá hỏng bản chất tự nhiên của các thị trường hàng hóa. Thay vào đó, nó khiến các ngân hàng chỉ lo đi mua cho dù giá cả như thế nào. Và như vậy, giá hàng hóa chỉ có tăng và tăng.

Các ngân hàng bắt đầu nhận thấy đây là cơ hội có thể kiếm lời tốt. Hàng chục nhà đầu cơ ở Phố Wall đã theo chân Goldman Sachs, trong đó có những tên tuổi lớn như Barclays, Deutsche Bank, Pimco, JP Morgan Chase, AIG, Bear Stearns, và Lehman Brothers. Làn sóng đầu cơ này không chỉ tạo ra những cơn “sóng thần” ở thị trường Mỹ, mà trên cả thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (EPI), các nhà đầu cơ trước đây chỉ bằng 1/5 số lượng những người trực tiếp “làm nông nghiệp” như nông dân, chủ kho và các nhà phân phối lương thực trong thị trường lương thực phái sinh. Nhưng nay, tỷ lệ này đã đảo chiều “ngoạn mục” thành 4/1.

Người no, kẻ đói

Ngày nay, các ngân hàng và nhà giao dịch chiếm vị trí cao nhất trong “chuỗi thức ăn”, “ăn” hết lợi nhuận của mọi người. Dưới đáy chuỗi này là nông dân. Đối với họ, giá lương thực cao hiển nhiên là điều đáng mừng. Nhưng giới đầu cơ hàng hóa đã khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn đối với nông dân, từ hạt giống đến phân bón và dầu diezel (để chạy máy nông nghiệp). Một hệ quả khác của giá lương thực tăng cao là hàng triệu người trên thế giới lâm vào cảnh đói kém.

Tính đến năm 2014, khoản đầu cơ lương thực của các ngân hàng, quỹ đầu cơ đã tăng lên 126 tỷ USD - gấp đôi so với năm 2008. Cùng với đó giá lương thực toàn cầu đã tăng đến 94% từ năm 2000-2015. Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, việc giá lương thực cơ bản ở mức cao kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy khoảng 115 triệu người vào cảnh đói nghèo năm 2008, nâng tổng số người nghèo đói toàn cầu lên khoảng 925 triệu. Các gia đình thường chi tiêu hơn 60% túi tiền cho thực phẩm, và theo thống kê của FAO, việc đẩy giá lương thực lên cao rõ ràng là tác nhân chính gây ra thảm họa đói nghèo này.

Mặc dù các chính phủ sẵn sàng áp dụng hạn mức đối với đầu cơ lương thực, nhưng khó khăn lớn nhất đối với các nhà quản lý là làm sao xác định được mức đầu cơ nào là quá nhiều. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thế nào là đầu cơ quá mức, dù ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng thao túng thị trường của các quỹ đầu tư.

Tuy nhiên, trước những hệ quả nghiêm trọng của việc lũng đoạn giá lương thực, vào tháng 6/2011, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử về nỗ lực toàn cầu ngăn chặn giá nông sản leo thang. Bản thỏa thuận trên có các nguyên tắc chủ chốt như: tăng tính minh bạch của thị trường nông nghiệp, tăng sản lượng và năng suất nông phẩm, hợp tác chính sách toàn cầu trong quản trị nông phẩm, giảm tác động của nạn tăng giá ở các nước dễ bị tổn thương nhất bằng cách thành lập kho dự trữ lương thực nhân đạo khẩn cấp và cuối cùng là kiểm soát các thị trường tài chính nhằm chống lại nạn đầu cơ gây tăng giá quá mức.

Có thể nói, đây chính là bước tiến quan trọng giúp các quốc gia tự tin hơn trong công tác chống đầu cơ lương thực. Tháng 1/2014, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đạo luật hạn chế sử dụng các công cụ tài chính để đầu cơ hàng hóa thực phẩm như: đường, lúa mì và ngô. Còn chính quyền Mỹ đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa đạo luật Dodd-Frank về kiểm soát giao dịch hàng hóa vượt qua các rào cản từ phố Wall.

dau co luong thuc de doa toan cau Tháng 4, giá lương thực, thực phẩm toàn cầu tiếp tục tăng

Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp chủ yếu do tác động từ việc tăng giá dầu cọ và một số loại ngũ cốc ...

dau co luong thuc de doa toan cau Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng thiếu lương thực

Thiên tai và chiến tranh đã khiến 34 quốc gia không có đủ lương thực cung cấp cho người dân.

dau co luong thuc de doa toan cau Việt Nam tham gia dự án khu vực do FAO tài trợ

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Việt Nam tham gia Dự án khu vực “Sáng kiến khu vực - Tăng trưởng xanh dương - Áp ...

Minh Tuấn (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động