TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Chính phủ Thụy Sỹ huy động mọi tiềm lực chống dịch bệnh | |
Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha thông tin về tình hình người Việt trong dịch Covid-19 |
Các kệ hàng vốn bày giấy vệ sinh giờ đây đã trống trơn. (Nguồn: AFP) |
Những ngày qua, có một hình ảnh đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới: từ Mỹ tới Pháp, tới Australia, các kệ hàng trong siêu thị vốn thường bày các loại giấy vệ sinh đều trống trơn. Đó là kết quả của cơn sốt đổ xô đi tích trữ hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh.
Chính xác thì có điều gì ở những cuộn giấy vệ sinh đang khiến người dân ở các nước trên thế giới đổ xô đi mua, thậm chí một số trường hợp người ta còn va chạm để tranh giành nhau những cuộn giấy vệ sinh như trong các đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua?
Lý thuyết trò chơi
Theo các chuyên gia, câu trả lời nằm ở lý thuyết trò chơi: Nếu mọi người chỉ mua những gì mình cần, thì sẽ không có sự thiếu hụt hàng hóa. Nếu ai đó bắt đầu mua sắm điên cuồng, chiến lược tối ưu nhất cho bạn là bắt chước theo.
Nhưng điều này không giải thích được một cách đầy đủ - giấy vệ sinh không thể cứu bạn khỏi sự lây nhiễm và chúng ta cũng chẳng thấy có cơn sốt tích trữ tương tự đối với các mặt hàng chủ chốt khác như thực phẩm đóng hộp - điều mà rõ ràng là cần thiết.
“Tôi nghĩ nó bị gắn vào những hình ảnh gây ấn tượng trên mạng xã hội, vì rõ ràng là các gói hàng là khá đặc trưng và nó trở nên có liên quan trong tâm trí mỗi người như một biểu tượng của sự an toàn”, Steven Taylor, tác giả của cuốn “The Psychology of Pandemics” (tạm dịch là “Tâm lý học của các Đại dịch”) nói với AFP.
“Con người ta cảm thấy cần làm gì đó để khiến bản thân và gia đình an toàn, vì còn điều gì khác mà họ còn có thể làm ngoài việc rửa tay và tự cô lập chính mình?”, Taylor, giáo sư tâm thần học tại Đại học Brishtish Columbia, nói.
Một giả thuyết khác mà Taylor đặt ra có gốc rễ từ sự ác cảm đối với những thứ khiến chúng ta cảm thấy ghê tởm, đặc biệt là khi ai đó cảm thấy bị đe dọa với việc nhiễm bệnh.
“Và vì thế, tôi nghĩ đây cũng là một lý do họ đổ xô đi mua giấy vệ sinh vì điều đó là một cách để tránh sự ghê tởm”, ông nói.
Tâm lý muốn kiểm soát
Các nhà kinh tế học cũng cho rằng mọi người có thể tìm cách loại bỏ một mối hiểm họa theo cách tương đối dễ dàng và hời hợt hơn là làm điều gì đó đáng làm để giảm thiểu các mối rủi ro một cách nhiều nhất có thể.
Điều này còn được biết đến với “khuynh hướng rủi ro bằng 0”.
Người dân đổ xô đi mua giấy vệ sinh ở Australia. (Nguồn: Facebook) |
“Suy đoán của tôi là chúng ta muốn có cảm giác kiểm soát được mọi thứ và phải hạn chế hầu bao”, theo Farasat Bokhari - một nhà kinh tế học tại Đại học East Anglia ở Anh.
“Vì thế chúng ta sẽ đi mua những thứ có giá rẻ mà chúng ta có thể mua để có thể tích trữ với suy nghĩ rằng, trước sau gì chúng ta cũng sẽ dùng đến nó”, ông nói.
Một mặt hàng khác đắt đỏ hơn nhưng cần thiết hơn để tích trữ có lẽ là các loại thực phẩm có thể để lâu được. Nhưng nếu các loại thịt đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, các loại mỳ sợi khô không phải là những loại đồ ăn mà bạn ưa thích, thì có lẽ bạn sẽ chỉ tốn tiền cho chúng vì cuối cùng bạn sẽ vứt bỏ chúng đi nếu kịch bản tồi tệ nhất không trở thành hiện thực.
Theo Taylor, rất nhiều hành vi cư xử mà chúng ta thấy hiện nay đã từng xảy ra trong các đợt dịch bệnh trước đây, trong đó có cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm gần 700.000 người Mỹ thiệt mạng và khiến người dân trong cơn hoảng loạn đổ xô đến các cửa hàng, hiệu thuốc và tích trữ hàng hóa.
Ở thời điểm đó, thậm chí còn nổi lên thuyết âm mưu rằng virus cúm có thể là vũ khí sinh học của Đức.
Nói về mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch hiện nay, giáo sư Taylor cho rằng nó có cả những điểm cộng và điểm trừ.
“Nó khiến những hình ảnh, những video ấn tượng lan truyền khắp thế giới, nó khiến người ta rơi vào cảm giác cấp bách và bị đe dọa”, theo ông Taylor.
Mặt khác, mạng xã hội có thể có lợi ích lớn về mặt hỗ trợ xã hội, đặc biệt là nếu bạn phải tự cách ly. Vậy chúng ta có được trù định từ trước cho sự sụp đổ của tính kết nối xã hội hay không nếu dịch bệnh kéo dài? Theo Taylor, lịch sử cho câu trả lời “không”.
“Việc gây náo loạn và các hành vi xấu trong các dịch bệnh trước đây là không mấy phổ biến - nó có xảy ra, nhưng phản ứng cốt yếu vẫn nằm trong trật tự, con người đến với nhau, với sự đoàn kết, giúp đỡ nhau và làm những gì tốt nhất trong tổng thể một cộng đồng để đối phó với điều này”, ông nói.
| Champions League thay đổi kế hoạch chưa từng có vì Covid-19? TGVN. Do ảnh hưởng của Covid-19, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đang tính tới kế hoạch vô cùng táo bạo để giải đấu Champions ... |
| Kinh tế châu Á đang tiệm cận suy thoái vì Covid-19? TGVN. Theo tờ Nikkei Asia Review, năm 2020 mới trôi qua được gần ba tháng, song 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực châu ... |
| Chuyên gia Hàn Quốc nhận định gì về Covid-19? TGVN. Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) tiếp tục lan rộng, các chuyên gia y tế ... |