Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Vy Anh
Ukraine đã và sẽ có thể sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng của phương Tây, tuy nhiên vẫn đang nỗ lực thuyết phục được đồng ý cho sử dụng nhằm tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, với mong muốn thay đổi cục diện xung đột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Điểm mặt, chỉ tên' những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm lên chuyện
Một loạt cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các mục tiêu của Nga thời gian qua là do Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) do Mỹ tài trợ. (Nguồn: AFP)

ATACMS hữu hiệu và Storm Shadow lợi hại

Báo Vedomosti của Nga cho biết, Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã nhận được một số hệ thống tên lửa tầm xa của phương Tây, nhưng với yêu cầu "không được phép sử dụng để tấn công những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga". Ukraine hiện đang tích cực yêu cầu phương Tây dỡ bỏ hạn chế này.

Tin liên quan
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Những loại vũ khí quan trọng gồm tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ mặt đất của Mỹ và tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP-EG phóng từ trên không của Pháp-Anh, được chuyển giao cho Kiev từ năm 2023.

Dưới đây là thông số kỹ thuật, tính năng và giá trị của các hệ thống tên lửa tầm xa mà phương Tây cung cấp cho Ukraine:

Thứ nhất, ATACMS của Mỹ là tên lửa chiến thuật đất đối đất, sử dụng nhiên liệu rắn, do Lockheed Martin phát triển vào những năm 1980 nhưng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991.

ATACMS là phiên bản được cải tiến từ MGM-140, MGM-164 và MGM-168 (trong các container phóng chúng được ghi là M39, M48 và M57). Phiên bản dành cho “bộ binh” được phóng từ bệ phóng đa năng MLRS M270, cũng như hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M142 HIMARS. 4 xe phóng đầu tiên đã chính thức được chuyển giao cho Ukraine cuối tháng 6/2022 để sử dụng với các tên lửa khác.

Biến thể ATACMS MGM-168, được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 2001, mang đầu đạn phân mảnh nổ mạnh WDU-18/B. Tầm bắn của phiên bản này là 300 km. MGM-164 được đưa vào sử dụng từ năm 2004. Đầu đạn của nó cũng là loại có sức nổ phân mảnh mạnh WDU-18/B, tầm bắn 300 km, hệ thống dẫn đường “hỗn hợp” (quán tính và GPS) và hơn 500 tên lửa đã được sản xuất.

Theo The Wall Street Journal, đợt giao hàng tên lửa ATACMS bí mật đầu tiên với tầm bắn ngắn cho Kiev, không nêu rõ mẫu mã, diễn ra mùa Thu 2023.

Thứ hai là Storm Shadow/SCALP của Pháp-Anh. Đây là loại tên lửa hành trình tầm xa tàng hình. Storm Shadow của Anh được British Aerospace phát triển từ năm 1994, bản tương tự của Pháp là SCALP-EG do công ty Matra phát triển.

Không giống như ATACMS, tên lửa phóng từ trên không này là loại tên lửa “không đối đất” nên phương tiện vận chuyển nó là máy bay chiến đấu. Ban đầu, nó được điều chỉnh để sử dụng cho chiến đấu cơ Tornado của Anh, cũng như Rafale và Mirage 2000 của Pháp.

Sự khác biệt giữa phiên bản tên lửa của Anh và Pháp là ở tính năng tích hợp vào máy bay. Ví dụ, Storm Shadow năm 2015 được tích hợp với chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của châu Âu. Tuy nhiên, không có loại máy bay nào như vậy trong phiên chế của không quân Ukraine. Và những chiếc F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất được chuyển đến Kiev vào tháng 8 vừa qua, một năm sau khi nhận được các tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG đầu tiên.

Do đó, trong suốt thời gian qua, chúng đã được tích hợp cho máy bay ném bom Su-24 của Liên Xô thuộc phiên chế VSU.

Quân đội Ukraine đã sở hữu các tên lửa này với tầm bắn tối thiểu 250 km từ tháng 8/2023.

'Điểm mặt, chỉ tên' những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm lên chuyện
Tên lửa hành trình tầm xa Taurus của Đức. (Nguồn: AFP)

Taurus linh hoạt và JASSM xuyên phá

Thứ ba là Taurus của Đức. Đây là loại tên lửa hành trình do công ty Taurus Systems GmbH phát triển và sản xuất.

Từ năm 1994, Taurus được phát triển trên cơ sở bom chùm DWS39 của Thụy Điển (đưa vào sử dụng năm 1995).

Taurus được sử dụng từ năm 2005. Tên lửa này có cùng mục tiêu tấn công và chức năng như Storm Shadow/SCALP của Pháp-Anh là sở chỉ huy, boongke, sân bay và đường băng, cơ sở hạ tầng cảng...

Loại vũ khí này có một số phiên bản khác nhau về tầm bắn và đầu đạn sử dụng. Với bản Taurus KEPD 350 “cơ bản”, động cơ Williams P8300-15 giúp tên lửa bay được 500 km.

Trọng lượng đầu đạn tương đương với Storm Shadow/SCALP-EG - khoảng 480 kg. Đầu đạn là MEPHISTO song song hai giai đoạn để phá hủy các mục tiêu dưới lòng đất, boongke và các công trình. Hệ thống dẫn đường “hỗn hợp” (quán tính và GPS).

Taurus KEPD 350 được tích hợp để sử dụng cho nhiều loại máy bay chiến đấu như: Panavia PA-200 Tornado IDS và Eurofighter Typhoon EF-2000 của châu Âu, Saab JAS-39C Gripen của Thụy Điển, F-15K và F/A-18A của Mỹ.

Một tên lửa Taurus KEPD 350 có giá khoảng 1 triệu USD. Đức sở hữu khoảng 600 tên lửa loại này, được điều chỉnh cho Panavia PA-200 Tornado IDS và Eurofighter Typhoon EF-2000. Tây Ban Nha có 45 tên lửa, Hàn Quốc có hơn 250 quả (sử dụng cho chiến đấu cơ F-15K).

Ukraine liên tục yêu cầu chính phủ Đức chuyển giao tên lửa Taurus song đều bị từ chối. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần giải thích rằng ông không muốn cuộc xung đột leo thang bất chấp những lời chỉ trích trong chính phủ và quốc hội. Tháng 2/2024, Quốc hội Đức đã bỏ phiếu với đa số phiếu chống lại việc chuyển giao Taurus cho VSU.

Thứ tư là JASSM của Mỹ (có thể sẽ được chuyển giao). Đây là loại tên lửa hành trình tầm thấp, được tập đoàn Lockheed Martin phát triển từ năm 1995 và bắt đầu sản xuất từ năm 1998.

Tầm bay của bản tên lửa AGM-158A với động cơ Teledyne CAE J402-CA-100 là 370 km, với phiên bản JASSM-ER sử dụng động cơ Williams F107-WR-105, tầm bắn lên tới 980 km.

Đầu đạn tên lửa có trọng lượng tương đương với các tên lửa nói trên và cũng được dùng để chống lại các boongke và mục tiêu dưới lòng đất: đầu đạn xuyên phá WDU-42/B (nặng khoảng 450 kg).

Hệ thống dẫn đường “hỗn hợp”: Quán tính cùng với hiệu chỉnh dựa trên dữ liệu GPS và các phép đo địa hình (nghĩa là dựa trên bản đồ “số hóa” khu vực).

Nhìn chung, các đặc điểm của tên lửa có thể được gọi là tương tự như Storm Shadow/SCALP, nhưng có tầm bắn gấp đôi với bản nâng cấp và có lẽ có sức xuyên phá kém hơn chúng. Một tên lửa JASSM, tùy thuộc vào cấu hình, có thể có giá từ 900.000 đến 1,5 triệu USD.

Tình hình ở Kursk: Ukraine đặt 'đầu não' chiến dịch ngay tại chiến địa, Nga tố có 'bàn tay' phương Tây, hé lộ kế hoạch mới để 'phản đòn'

Tình hình ở Kursk: Ukraine đặt 'đầu não' chiến dịch ngay tại chiến địa, Nga tố có 'bàn tay' phương Tây, hé lộ kế hoạch mới để 'phản đòn'

Cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Nga và Lực lượng vũ trang Ukraine ở tỉnh Kursk, miền Tây nước Nga, đã bước sang ...

Ba Lan mạnh tay chi 26 tỷ USD viện trợ Ukraine

Ba Lan mạnh tay chi 26 tỷ USD viện trợ Ukraine

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 25/8 cho biết nước này đã chi khoảng 100 tỷ zloty (26 tỷ USD), tương đương 3,3% tổng ...

Ukraine 'tất tay' ở Kursk, Nga sẽ chơi 'đòn chí mạng' để chấm dứt tất cả xung đột?

Ukraine 'tất tay' ở Kursk, Nga sẽ chơi 'đòn chí mạng' để chấm dứt tất cả xung đột?

Trận chiến của Nga với Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) ở tỉnh Kursk có thể là giai đoạn cuối của chiến dịch quân ...

Chuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không sợ rủi ro

Chuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không sợ rủi ro

Theo tư vấn của bà Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm chiến thắng quốc tế Ukraine, nếu tất cả các nước phương Tây tạo ...

Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, Moscow sẽ giành chiến thắng từ "kế hoạch vô vọng" của phương Tây đối với Ukraine.

(theo Vedomosti)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (21-31/12): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét; Trung-Nam Trung Bộ và Đông Tây Nguyên mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (21-31/12): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét; Trung-Nam Trung Bộ và Đông Tây Nguyên mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực trong 10 ngày tới (từ đêm 21/12 đến ngày 31/12) theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý các sự cố

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý các sự cố

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố ở ngoài khơi bờ biển Kochi nhằm trao đổi ...
Cùng gần 3.000 chiến sĩ và nghệ sĩ ngược dòng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cùng gần 3.000 chiến sĩ và nghệ sĩ ngược dòng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Gần 3.000 chiến sĩ, nghệ sĩ góp mặt trong Chương trình Con đường lịch sử - điểm nhấn 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Chương trình nghệ thuật chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Chương trình nghệ thuật chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Tối 20/12 tại Vientiane, chương trình biểu diễn xiếc hữu nghị Lào-Việt Nam được tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các của mình, với việc đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng ...
Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội tới Ukraine

Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội tới Ukraine

Tình hình Ukraine: Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí, thảo luận về khả năng điều quân đội.
Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng 'vạ miệng' với ông Trump

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng 'vạ miệng' với ông Trump

Chính trị gia Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng chỉ trích ông Donald Trump.
Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người bị thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người bị thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm là người Saudi Arabia.
Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động