Đối ngoại nhân dân - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Đức

Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng
Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Đức
Nhìn lại quan hệ Việt Nam-Đức, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, vốn có lịch sử dài hơn thế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tháng 10 năm nay, Việt Nam và Đức tổ chức kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Trong bài đăng trên Báo Thế giới & Việt Nam ngày 11/10, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã khẳng định: “Được xây dựng trên nền tảng của tình hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung về hòa bình và phát triển, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức sau một thập niên triển khai đã có những bước chuyển biến vượt bậc về nhiều mặt”.

Tuy nhiên, tổng kết 10 năm Đối tác chiến lược Việt-Đức (11/10-2011-11/10/2021) và 46 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (23/9/1975-23/9/2021), sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, vốn có lịch sử dài hơn thế.

Đối ngoại nhân dân - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Đức
Ngày 6/5/2020, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam-Đức trao 80.000 khẩu trang y tế vải kháng khuẩn, chống giọt bắn để ủng hộ nhân dân Đức chống Covid-19. Tổng trị giá số quà tặng lên tới 1,4 tỷ đồng. (Nguồn: VUFO)

“Trong cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau”

Trong thế kỷ XX khi nhân dân ta đang tiến hành các cuộc chiến đấu lâu dài bảo vệ nền độc lập và thống nhất dân tộc, thì ở châu Âu xa xôi, những người bạn Đức cả ở Đông và Tây cũng dấy lên phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Việt Nam.

Đó không chỉ là những cuộc biểu tình xuống đường của học sinh, sinh viên thế hệ 68 trên các đường phố CHLB Đức khi đó, gióng lên hồi chuông phản đối chiến tranh, bạo lực và cường quyền ngay ở các nước phương Tây. Những hoạt động này cũng giúp nhân dân Đức hiểu biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra ở nước Việt Nam xa xôi.

Đó còn là nguồn sức mạnh tinh thần rất to lớn, giúp nhân dân ta đứng vững và chiến thắng trong cuộc chiến tranh gian khổ trường kỳ vì biết là mình không đơn độc và ở khắp nơi trên thế giới luôn có những người bạn ủng hộ mình.

Các cuộc đấu tranh của phong trào học sinh, sinh viên Tây Đức và Tây Berlin chuyển từ việc kêu gọi ủng hộ cho nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam sang kêu gọi các lực lượng tiến bộ ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Họ đã giương cao lá cờ xanh đỏ của Mặt trận trong các cuộc biểu tình ở Berlin, Frankfurt/M và nhiều thành phố lớn khác. Đỉnh cao của phong trào này là Đại hội ủng hộ Việt Nam tổ chức tại Tây Berlin năm 1968 với biểu ngữ “Hòa bình cho Việt Nam”.

Đó còn là những hoạt động của tổ chức Hành động vì Việt Nam (Hilfsaktion Vietnam) thành lập năm 1965 nhằm quyên góp các chuyến hàng cứu trợ nhân đạo gồm thuốc men, dược phẩm và dụng cụ y tế chuyển sang Việt Nam đúng lúc nhân dân ta đang cần.

Đây cũng là thời kỳ hoạt động tích cực của nhiều tổ chức đoàn kết, hữu nghị của CHLB Đức với Việt Nam, như Sáng kiến đoàn kết quốc tế với Việt Nam (1969), Terre des hommes (1967), Làng hòa bình quốc tế (1967).

Sau khi hòa bình được lập lại ở Việt Nam, ở Tây Đức cũng xuất hiện nhiều tổ chức hữu nghị, như Tổ chức Kinderhilfe Hy vọng, Hội hữu nghị giữa nhân dân Đức và Việt Nam (FG) thành lập năm 1976....

Sau chuyến thăm Hà Nội và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1967, ông Martin Niermöller, người đứng đầu nhà thờ ở Hessen và Nassau cho Tạp chí Tấm gương (Spiegel) số ra ngày 15/1/1967 biết, Tổ chức Hilfsaktion Vietnam đã quyên góp được khá nhiều tiền để mua thuốc men cho người dân Bắc Việt Nam trong bối cảnh rất khan hiếm thuốc y tế; đối với những người bị thương thì rất cần thuốc kháng sinh cũng như dụng cụ y tế trang bị cho các trạm xá nằm đâu đó trong rừng.

Không chỉ vậy, ông Niermöller cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ CHLB Đức khi đó hãy nói lên tiếng nói kêu gọi người Mỹ ngừng ngay những “hành động điên rồ”.

Ở CHDC Đức trước kia, phong trào đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ rộng rãi của những người đồng chí, người bạn chí tình, tạo nên phong trào hữu nghị và ủng hộ Việt Nam rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, bên cạnh sự ủng hộ giúp đỡ chính thức về mặt nhà nước của Chính phủ CHDC Đức.

Phong trào quyên góp giấy vụn của học sinh gây quỹ ủng hộ để gửi những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập cho các bạn Việt Nam, những phong trào đoàn kết, ủng hộ Việt Nam tập hợp trong Ủy ban hữu nghị (Solidaritätskomitee) đã có những hoạt động thiết thực như quyên góp gửi sang Việt Nam trang thiết bị y tế, thiết bị dạy và học cho học sinh miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại. Ở các địa phương hay các trường học, công sở, tổ chức thanh niên đâu đâu cũng có những hội, nhóm hữu nghị với Việt Nam.

GS. Wilfried Lulei tại buổi sinh hoạt thường kỳ nhưng “bất thường” của Hội Đức - Việt (DVG) ở Berlin. (Ảnh: Hà An)
GS. Wilfried Lulei tại một buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội Đức - Việt (DVG) ở Berlin. (Ảnh: Hà An)

Và không chỉ có vậy, ngay trong thời gian chiến tranh ác liệt đang diễn ra ở Việt Nam thì những tác phẩm văn học Việt Nam như Truyện Kiều và nhiều tác phẩm đương đại khác cũng được những người bạn tâm huyết với Việt Nam như ông bà Irene và Franz Faber, Giáo sư Giesenfeld dịch sang tiếng Đức, hay như Giáo sư Kurt Schwaen ở Berlin đã có những dự án âm nhạc mang công chúng Đức đến gần hơn với Việt Nam qua tác phẩm của mình.

Giáo sư Wilfried Lulei gắn bó với Việt Nam từ khi còn là sinh viên ở Đông Berlin và đến nay vẫn miệt mài nghiên cứu để ra mắt những ấn phẩm về lịch sử Việt Nam.

Giáo sư Giesenfeld, Giáo sư Lulei hay nhà soạn nhạc tài hoa Schwaen cũng là những người hoạt động tích cực trong Hội hữu nghị FG và Hội Đức-Việt (DVG).

Những biểu hiện sinh động đó còn sống mãi trong mỗi người dân Việt Nam!

Tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên. Năm 1996, tôi được cử sang làm Trưởng Văn phòng Berlin phụ trách toàn bộ vùng lãnh thổ CHDC Đức trước kia. Một lần, tôi được báo cáo có một cụ ông Đức chống gậy đến muốn gặp Trưởng Văn phòng.

Tiếp cụ, tôi được biết cụ là một cựu chiến binh chống phát xít và năm ấy đã trên 90 tuổi. Cụ nói có trợ cấp xã hội và trợ cấp chống phát xít nhưng có một mình nên cụ không dùng đến tiền mà tiết kiệm hàng tháng và khi được một món kha khá, cụ mang đến Sứ quán Việt Nam để ủng hộ các bạn Việt Nam.

Lần đó, cụ đã đưa cho tôi bọc tiền 30.000 DM gói trong giấy báo và nói hãy gửi ngay về nước. Tôi đã chuyển số tiền đó cho Quỹ khuyến học và Chủ tịch Quỹ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình có thư cảm ơn gửi cụ. Khi đến nhà chuyển thư của Phó Chủ tịch nước, chúng tôi còn tặng cụ bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì trước đó, cụ bày tỏ ước muốn có bức ảnh Bác Hồ để treo trong nhà.

Đối ngoại nhân dân - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Đức
Một buổi sinh hoạt ngoài trời của Hội người Việt Nam tại thành phố Stuttgart, Đức (Ảnh: NHT)

Sống mãi tình hữu nghị thủy chung

Sau khi hai nước thống nhất trong hòa bình, những hoạt động hữu nghị vẫn được duy trì và ngày càng đa dạng hơn: đó là những chuyến sang khám chữa bệnh của đội ngũ bác sĩ tình nguyện gồm cả bác sĩ Việt kiều và bác sĩ Đức, là hoạt động rà phá bom mìn tại Quảng trị của tổ chức SODI mà tiền thân là Ủy ban hữu nghị của CHDC Đức, các cuộc trao đổi đoàn của Hội hữu nghị Việt Nam-Đức với Hội hữu nghị FG (Düsseldorf)...

Hội Đức-Việt (DVG) ở Berlin cùng các tổ chức người Việt ở Đức tích cực hoạt động nhằm duy trì văn hóa Việt Nam của thế hệ thứ hai, thứ ba.

Những người bạn Đức từ năm 1976 góp phần quan trọng xây dựng các nông trường cà phê tập trung đầu tiên ở Tây Nguyên đã tiếp tục kết nối đưa cà phê Việt Nam sang châu Âu và Đức để đến hôm nay Việt Nam là nước đứng đầu xuất khẩu cà phê sang Đức, mà tiêu biểu là ông Siegfried Kaulfuss, người vừa được Chủ tịch nước tặng Huân chương hữu nghị nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90.

Đối ngoại nhân dân - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Đức
Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Nguyễn Minh Vũ trao Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước cho ông Siegfried Kaulfuss, thành viên Hội đồng tư vấn Hội Đức – Việt vì đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Đức và Việt Nam, ngày 3/3/2021. (Nguồn: TTXVN)

Nhà y học nổi tiếng nhất của Đức, Giáo sư Horst Klinkmann, người phát minh phương pháp chạy thận nhân tạo, nguyên Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học CHDC Đức gắn bó với nhân dân ta từ thập niên 1960 ở Rostock và mãi đến nay khi gần 90 tuổi vẫn lặn lội ngược xuôi giữa Đức và Việt Nam để kết nối hợp tác không chỉ trong lĩnh vực y khoa, mà cả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức LOAN Stiftung (Quỹ LOAN) của chị Esabella Müller từ năm 2015 đã xây dựng hàng chục ngôi trường và nhà lưu trú cho học sinh dân tộc ở Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái.

Tổ chức WUS Germany và Tiến sĩ Kabiz Ghawami ở Wiesbaden hơn 20 năm qua đã cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên nghèo Việt Nam, những năm gần đây cũng đã trao tặng hệ thống lọc nước cho các trường học ở Quảng Nam, Hà Giang và nhiều nơi khác.

Năm ngoái, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát ở Đức và khi các bạn chưa chuẩn bị kịp khẩu trang và dụng cụ phòng dịch, Hội hữu nghị Việt-Đức, Hội hữu nghị Việt-Đức tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, Hội cựu sinh viên... đã quyên góp và chuyển cho các bạn Đức hàng trăm ngàn khẩu trang phòng dịch.

Tại Berlin và nhiều địa phương khác, chị em Việt Nam đã quyên góp, may khẩu trang tặng một số bang, nấu cơm miễn phí cung cấp cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Vừa qua, tại một số địa phương ở bang Nordrhein-Westfalen và Rheinland-Pfalz xảy ra các trận lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hội hữu nghị Việt-Đức đã có thư thăm hỏi, chia sẻ. Cộng đồng Việt Nam ở một số nơi như Berlin cũng đã quyên góp giúp nhân dân hai bang này.

Giá trị vật chất tuy nhỏ, nhưng tấm lòng thì không hề nhỏ.

Những việc làm trên đều xuất phát từ con tim, được các bạn Đức đón nhận, cảm ơn!

Thế hệ những người trẻ tuổi ở cả hai nước đang tiếp nối truyền thống năm xưa để đưa quan hệ Việt-Đức lên những tầm cao mới.

Việt Nam – Đức chung tay phát triển năng lượng bền vững

Việt Nam – Đức chung tay phát triển năng lượng bền vững

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo với tầm ...

Đức-Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích chung

Đức-Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích chung

Trả lời Báo TG&VN nhân dịp kỷ niệm 10 năm mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, Đại sứ Đức tại Việt Nam ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động