Mỗi người dân Việt Nam là một đại sứ | |
Việt Nam đóng góp tích cực cho tiến trình hợp tác APEC |
Dự kiến, sự kiện sẽ thu hút khoảng 150 đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, diễn giả của các tổ chức quốc tế uy tín như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)… Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện sẽ chủ trì Đối thoại. Dự kiến, các nhà lãnh đạo du lịch APEC sẽ thông qua Tuyên bố về phát triển du lịch bền vững, bao gồm các khuyến nghị, định hướng cụ thể để phát triển du lịch bền vững tại khu vực.
Khách sạn Vinpearl Hạ Long – Một trong nhưng địa điểm diễn ra sự kiện. (Nguồn: BQN) |
Hợp tác du lịch trong APEC
Hoạt động trên chính thức khởi đầu từ năm 1991 cùng sự hình thành của Nhóm Công tác Du lịch APEC (TWG). Năm 2000, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ nhất tổ chức tại Hàn Quốc đã thông qua Hiến chương Du lịch APEC- văn kiện quan trọng mang tính định hướng và tạo nền tảng cho hợp tác du lịch APEC. Hội nghị này họp 2 năm/lần, mỗi lần đều ra Tuyên bố thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là công cụ tăng cường giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định, tạo điều kiện phát triển.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), các điểm đến APEC thu hút 415 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2016, tăng 6,1%, tương đương 24 triệu so với năm 2015. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2016, du lịch và lữ hành đóng góp trực tiếp 1.300 tỷ USD vào GDP của khu vực APEC, đóng góp 67 triệu việc làm trực tiếp (tăng 3,7% so với năm 2015) và 6,1% cho xuất khẩu khu vực.
Việt Nam đã đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ tư tại Hội An năm 2006. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác du lịch APEC”. Việt Nam tham gia thường xuyên, tích cực trong các hoạt động quan trọng của hợp tác du lịch APEC, đồng thời, đẩy mạnh hợp tác song phương với các nền kinh tế thành viên. Việt Nam đã miễn thị thực nhập cảnh cho chín nền kinh tế thành viên và thí điểm cấp thị thực điện tử cho ba nền kinh tế khác, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho du khách. Năm 2016, 10 thị trường nguồn khách du lịch hàng đầu của Việt Nam đều là thành viên APEC.
2017 là Năm quốc tế về Du lịch bền vững vì sự phát triển. Trong khuôn khổ Năm APEC 2017, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến tổ chức Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững, để đóng góp vào Mục tiêu phát triển bền vững trong APEC, hưởng ứng Năm APEC 2017, đồng thời cũng hưởng ứng Năm quốc tế về Du lịch bền vững vì sự phát triển do Liên hợp quốc khởi xướng.
Việt Nam kỳ vọng, việc tổ chức Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC sẽ góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trong hoạch định chính sách phát triển du lịch bền vững của khu vực. Trước bối cảnh phát triển bền vững đang là chủ đề được quan tâm tại các diễn đàn du lịch thế giới nói chung và khu vực APEC nói riêng, đây cũng là cơ hội để các nền kinh tế cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác, hội nhập trong khu vực.
Hạ Long đã sẵn sàng
Theo Ban Tổ chức, tới thời điểm này, khung chương trình đã được phê duyệt theo đúng kế hoạch. Tỉnh Quảng Ninh đã và sẽ huy động nhiều lực lượng và hàng trăm tình nguyện viên phối hợp tuyên truyền, cổ động trực quan, phục vụ công tác hậu cần, an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong suốt thời gian diễn ra Đối thoại.
Liên quan đến các hoạt động bên lề Đối thoại, trước phiên họp chính sẽ diễn ra phiên họp trù bị vào ngày 18/6. Ban tổ chức cũng sắp xếp một bữa trưa làm việc vào ngày 19/6 nhằm tạo diễn đàn để khối tư nhân chia sẻ với các nhà lãnh đạo ngành Du lịch khu vực APEC những ý kiến, kinh nghiệm tốt về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường… Trong khuôn khổ sự kiện, đoàn Việt Nam dự kiến sẽ có một số cuộc gặp gỡ song phương với các đối tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác về du lịch.
Theo báo cáo của đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức và các Tiểu ban APEC hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế, tuyên truyền tại địa phương. Tỉnh cũng phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình tham quan cho các đại biểu trên Vịnh Hạ Long và Bảo tàng Quảng Ninh. Bên cạnh đó, các địa phương và cơ quan chức năng trong tỉnh đã có kế hoạch chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường trong thời gian trước, trong và sau hội nghị; lên kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông luồng tuyến, cảng bến phục vụ hội nghị và các chương trình tham quan.
Mới đây, tại phiên họp Ban tổ chức và các Tiểu ban Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững lần thứ ba, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban tổ chức – bà Vũ Thị Thu Thủy cho biết, hiện nhiều công việc đang tiếp tục được triển khai và hoàn tất. Địa phương đang phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo cuộc Đối thoại diễn ra tốt đẹp, góp phần vào thành công chung của Hội nghị APEC 2017.
APEC 2017 thúc đẩy phân bổ đồng đều lợi ích toàn cầu hóa Trong cuộc trả lời phỏng vấn Bản tin APEC, khi nói về vấn đề giảm thiểu các thách thức đang nổi lên trong quá trình ... |
Bốn ưu tiên đúng và trúng của Việt Nam Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ Nhất (SOM1) khởi động cho Năm APEC 2017 diễn ra trong hai ngày từ 2 -3/3/2017 ... |
APEC 2017: Củng cố niềm tin cho các nền kinh tế Sau 28 năm thành lập, APEC đã vươn lên trở thành cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. APEC ... |