Nhỏ Bình thường Lớn
Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris (27/01/1973-27/01/2023):

Đơn giản là người Việt Nam làm tròn bổn phận với đất nước...

Tham gia phục vụ về công tác thông tin, tuyên truyền của Phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Động cho rằng, những đóng góp của ông, khi ấy là một du học sinh tại Pháp, với đất nước là niềm tự hào và điều “tự nhiên như người ta hít thở để sống”.
Ông Nguyễn Hữu Động (ngoài cùng, bên phải) tại phòng thông tin của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Pháp năm 1971-1972.
Ông Nguyễn Hữu Động (ngoài cùng, bên phải) tại phòng thông tin của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Pháp năm 1971-1972.

Có cơ hội học “trường Tây” từ nhỏ, lớn lên, ông Nguyễn Hữu Động lại theo học kinh tế ở Thụy Sỹ và Pháp. Tại Pháp, ông có thời gian làm việc ở phòng thông tin trong Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam. Ông cùng với các thanh niên Việt Nam yêu nước kêu gọi sinh viên, thanh niên Pháp ủng hộ Việt Nam, góp phần tạo nên mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình tham gia phong trào sinh viên đấu tranh yêu nước của du học sinh Việt Nam tại Pháp, ông Động đã may mắn được huy động làm việc trong Phòng thông tin của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau đó trở thành Phòng thông tin của Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Pháp, nhờ thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và một thứ tiếng nữa mà ông nói đùa rằng là thứ tiếng “mấu chốt” để ông được chọn đó là tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.

Công việc của ông Nguyễn Hữu Động - điều mà ông khiêm tốn cho rằng chẳng có gì nhiều, là theo dõi, dịch tin báo chí nước ngoài, làm bản tin, viết bài tổng hợp, bài dự thảo diễn văn, dự thảo tiếp xúc hoặc đi phiên dịch nếu được điều động.

Nói về quãng thời gian này, ông Động chiêm nghiệm: “Từ những năm tháng làm công việc này, tôi không có gì để kiêu hãnh vô lối, có chăng là cảm nhận đã làm tròn bổn phận. Đất nước kêu gọi và chúng tôi đã đáp lời hưởng ứng. Tự nhiên như người ta hít thở để sống. Trong bạn bè chung quanh tôi, ai ai cũng an nhiên phục vụ đất nước như vậy”.

Những bài học kinh nghiệm

Dù làm một công việc nhỏ trong công tác truyền thông của Phái đoàn CPCMLT tham gia đàm phán tại Paris, nhưng ông Động đã học được rất nhiều từ các vị thủ trưởng trực tiếp.

Qua công việc phục vụ đoàn, ông rút ra được một bài học kinh nghiệm mà có lẽ đã góp phần làm nên thành công của Phái đoàn, đó là phải hiểu về đối phương, hiểu từ văn phong, văn hóa đến suy nghĩ của họ. Chẳng hạn như viết một bài diễn văn cũng phải tính toán nó sẽ có tác động gì, đối phương sẽ đón nhận ra sao và lường trước các mức độ ảnh hưởng của bài diễn văn đó.

Ông chia sẻ rằng, thời gian làm việc cho phòng thông tin của Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã trang bị cho ông rất nhiều kiến thức và bài học kinh nghiệm mà không một trường lớp, sách vở nào có thể dạy được và ông cũng đã áp dụng nhiều bài học từ đó vào công việc tại Liên hợp quốc sau này.

Ngưỡng mộ những thần tượng

Là một du học sinh Việt Nam tại Pháp học cao về học vị, nhưng ông Động luôn nói về các nhà đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với sự ngưỡng mộ, coi như những thần tượng, những người thầy của mình. Ông luôn khâm phục họ vì những gì họ cống hiến cho Tổ quốc, điều trở thành kim chỉ nam trong trái tim ông dù không nói ra, kể cả khi đã làm trong Liên hợp quốc sau này.

Ông nhớ lại, vào khoảng năm 1970-1971, ông được cử đi phiên dịch cho một đoàn tù nhân Côn Đảo sang Pháp để chia sẻ về sự ngược đãi họ phải chịu đựng và lý tưởng cách mạng mà họ theo đuổi là tự do, dân chủ và hòa bình hoàn toàn chính đáng nhằm kêu gọi sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Bước vào phòng họp và nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, một vị tù nhân rưng rưng xúc động nắm chặt lấy tay ông và thốt lên: “Có cờ à, có cờ à?”. Đối với vị tù nhân ấy, lá cờ đó chính là sự sống, là niềm tin về cách mạng thành công.

Ông Nguyễn Hữu Động.
Ông Nguyễn Hữu Động.

Truyền thêm sức mạnh

Chính ngọn lửa lý tưởng, niềm tin và lòng yêu nước đó đã truyền thêm sức mạnh cho ông có động lực phấn đấu để cống hiến cho đất nước bằng cách này hay cách khác. Dù sau này trở thành công chức của Liên hợp quốc, ông vẫn chưa từng quên mình là một người Việt Nam, từng tham gia kháng chiến. Ông luôn tự hào về nguồn gốc cũng như những đóng góp, dù nhỏ bé, cho cách mạng, cho chính nghĩa của mình.

Tháng 09/2005, trong một lần về Việt Nam, ông Động đến Bệnh viện Thống nhất (TP. Hồ Chí Minh) để thăm một người chị từng là thành viên của Phái đoàn ở Hội nghị Paris về Việt Nam. Ra ngoài sân bệnh viện, ông gặp một nhóm bệnh nhân, tóc đã bạc trắng, húi ngắn theo kiểu quân đội và chợt thấy một người quen quen. Người kia dường như cũng nhận ra ông và lại gần hỏi: “Trông anh quen quá. Hồi đó anh ở chiến trường nào?”. Ông Động mỉm cười đáp: “Tôi ở mặt trận ngoại giao Paris”. Hai bên ôm nhau xúc động như những người đồng đội lâu ngày gặp lại rồi chào từ biệt.

Theo ông Động, những con đường dẫn tới kháng chiến, những con đường hướng về đất nước đã nuôi dưỡng những con người như ông, cho ông ước mơ, cho ông trải nghiệm và tìm thấy sự an lạc khi nhìn lại.

Ông Nguyễn Hữu Động có bằng Cử nhân khoa học chính trị, Đại học Lausanne (Thụy Sỹ, 1964); bằng Thạc sĩ xã hội học, Đại học Paris-Sorbonne (1968) và bằng Tiến sĩ xã hội học kinh tế, Đại học Paris (1975).

Năm 1982, ông được Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch giới thiệu vào làm việc tại Liên hợp quốc.

Tháng 9/2018, Tổ chức Quốc tế các Hệ thống Bầu cử (IFES) đã trao giải thưởng Joe. C. Baxter 2018 cho ông Nguyễn Hữu Động vì những đóng góp cho bầu cử, dân chủ, nhân quyền và hòa bình.

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 1)

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 1)

Hơn sáu thập kỷ trong sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn vẹn, toàn vẹn cả cuộc ...

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023), sáng 16/1, Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao ra mắt ...

Những người bạn Pháp của Việt Nam qua hai thế kỷ

Những người bạn Pháp của Việt Nam qua hai thế kỷ

50 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp định Paris được ký vào ngày 27/01/1973 nhưng đối với tôi, những cảm xúc và niềm ...

50 năm Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử, mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

50 năm Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử, mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, ...

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 2)

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 2)

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris hết sức phong phú và sâu sắc, để lại cho ...