Đông Nam Á đang trở thành tâm điểm của thế giới

Minh Vương
Trong cùng một tháng, việc ba diễn đàn đa phương được tổ chức tại các nước thành viên ASEAN tại Đông Nam Á đã góp phần khẳng định vị thế, vai trò của khối trong cấu trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á trở thành tâm điểm trong những ngày tới với hội nghị cấp cao của ba diễn đàn khu vực và quốc tế tại Campuchia, Indonesia và Thái Lan. (Nguồn: AFP)
Đông Nam Á trở thành tâm điểm trong những ngày tới với hội nghị cấp cao của ba diễn đàn khu vực và quốc tế tại Campuchia, Indonesia và Thái Lan. (Nguồn: AFP)

Tháng 11/2022, lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia của hàng loạt nước hội tụ về khu vực Đông Nam Á để tham dự Hội nghị cấp cao của ba diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế.

Trước tiên, vào ngày 10-13/11 tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 cùng các hội nghị cấp cao liên quan bao gồm Hội nghị cấp cao ASEAN với các nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Australia, Canada, Liên hợp quốc) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 17. Đây cũng là lần đầu tiên các nước ASEAN họp cấp cao trực tiếp sau gần ba năm.

Đối thoại toàn cầu ASEAN lần thứ hai cũng sẽ quy tụ sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và đại diện các tổ chức quốc tế… để trao đổi về các nỗ lực phục hồi kinh tế ở toàn cầu và khu vực. Cũng trong dịp này, ASEAN sẽ thông báo thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện (CSP) với Mỹ và Ấn Độ. Lãnh đạo các nước dự kiến thông qua và ghi nhận hơn 100 văn kiện về nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.

Sau đó, sự chú ý sẽ chuyển sang Indonesia với Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, ngày 15-16/11. Sự kiện này được truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm, với khả năng diễn ra cuộc gặp song phương quan trọng giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc.

Một sự kiện khác được trông đợi là Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 14-19/11 tại Bangkok, Thái Lan. Trong phát biểu mới nhất, Ngoại trưởng nước chủ nhà Don Pradwudwinai cho biết 21 nền kinh tế thành viên đều khẳng định sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC.

Như vậy, với việc trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới trong hai tuần tới, ASEAN đang đứng trước cơ hội khẳng định vị thế, vai trò của khối trong cấu trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bối cảnh đặc biệt

Ba diễn đàn khu vực và quốc tế trên diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang bước vào những ngày cuối của năm 2022 với vô vàn biến động khó lường.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu dần bị đẩy lùi, song tác động nghiêm trọng tới thế giới vẫn còn đó. Xung đột Nga-Ukraine bùng phát hồi cuối tháng Hai vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cạnh tranh nước lớn, nhất là Mỹ-Trung trở nên toàn diện hơn, từ chính trị - kinh tế đã lan sang lĩnh vực công nghệ và văn hóa, với các đạo luật giảm lạm phát và Đạo luật khuyến khích thúc đẩy sản xuất các thiết bị bán dẫn cho nước Mỹ (CHIPS) nhằm lấy lại vị thế dẫn đầu về công nghệ và kiềm chế khả năng sản xuất bán dẫn của Trung Quốc. Đối đầu Nga-phương Tây trở nên ngày một gay gắt.

Với việc trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới trong hai tuần tới, Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng đang đứng trước cơ hội khẳng định vị thế, vai trò của khối trong cấu trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Năm 2022 chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất của nhiều nước, với sự xuất hiện của những cái tên mới tại Anh, Australia, Hàn Quốc, Italy, Pakistan, Philippines, cùng sự trở lại của hai gương mặt cũ tại Brazil và Israel.

Đặc biệt, Trung Quốc vừa kết thúc kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XX với Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba. “Xứ cờ hoa” bước vào bầu cử giữa kỳ - với tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ tiếp tục giảm, đảng Cộng hòa có thể sẽ giành lại quyền kiểm soát ít nhất một viện trong vài ngày tới.

Tình hình eo biển Đài Loan thêm ‘nóng’ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, trong khi bán đảo Triều Tiên rung chuyển bởi hàng loạt vụ phóng tên lửa trong những ngày vừa qua. Xung đột giữa các nước láng giềng như Armenia - Azerbaijan, Kyrgyzstan - Tajikistan đặt Trung Á trước bài toán khó. Các điểm nóng khác như Biển Đông, Biển Hoa Đông, Myanmar, Yemen… vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đụng độ, đối đầu. Đặc biệt, sự hiện hữu và diễn biến phức tạp của vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng… đang tác động sâu sắc tới toàn thế giới.

Cơ hội lớn

Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng đứng trước một số cơ hội.

Đầu tiên, việc lãnh đạo các nền kinh tế “tụ hội” về Đông Nam Á để tham dự ba diễn đàn đa phương quan trọng do ba nước ASEAN (Campuchia, Indonesia và Thái Lan) làm chủ nhà phản ánh đánh giá của các nước về vị thế của khối tại châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển nhanh và năng động nhất thế giới.

Đây cũng có thể coi là thành quả dành cho các nỗ lực, vận động ngoại giao của ba nước này trong thời gian qua. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2022, Campuchia có một chương trình nghị sự rõ ràng; tích cực mở rộng, tăng cường quan hệ với các nước có quan hệ hữu nghị, các đối tác phát triển và cộng đồng quốc tế, đặc biệt thông qua tổ chức các cuộc đối thoại có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Trong khi đó, là lãnh đạo nước chủ nhà G20, kể từ tháng Năm, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tiến hành công du nhiều nước thành viên. Đặc biệt, việc ông thăm chính thức cả Kiev và Moscow, gặp gỡ người đồng cấp Nga Vladimir Putin và gửi lời mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự G20 phản ánh nỗ lực thúc đẩy giải pháp hòa bình cho xung đột này. Indonesia cũng dành nhiều nguồn lực chuẩn bị cho G20.

Tương tự, Thái Lan coi APEC 2022 là một trong những ưu tiên cao nhất, bất chấp thách thức về chính trị, kinh tế Bangkok phải đương đầu sau đại dịch. Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố ngày 16-18/11 là ngày nghỉ lễ tại Bangkok, Nonthaburi và Samut Prakan để phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC, huy động ít nhất 25.000 cảnh sát bảo vệ an ninh. Ngày 22/10, Văn phòng quan hệ công chúng Thái Lan của Chính phủ nước này đã tổ chức “Triển lãm APEC Thái Lan 2022” tại sân bay Suvarnabhumi như lời nhắn nhủ: “Chúng tôi đã sẵn sàng!”

Đông Nam Á: Tâm điểm của thế giới
Thái Lan đang tích cực chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC tới. (Nguồn: Reuters)

Thứ hai, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh đối đầu gia tăng, các hội nghị cấp cao trên là cơ hội để lãnh đạo các nền kinh tế tham dự gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề khu vực và toàn cầu.

Đơn cử, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Indonesia, giới truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm tới khả năng diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ tháng 1/2021.

Mặc dù “không có ý định” gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin để trao đổi về Ukraine, song ông Joe Biden cho biết vẫn có thể trao đổi với nhà lãnh đạo Nga liên quan tới công dân Mỹ Brittany Griner bị Moscow bắt giữ và xét xử.

Trong khi đó, báo Sankei (Nhật Bản) ngày 4/11 cho biết, Tokyo và Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20 hoặc APEC. Lần gần đây nhất lãnh đạo Trung Quốc – Nhật Bản gặp gỡ là năm 2019.

Việc tổ chức thành công những hội nghị cấp cao, nơi lãnh đạo các nền kinh tế gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ quan điểm về các vấn đề nóng tại khu vực và quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay là điều quốc gia nào cũng mong muốn.

Cuối cùng, Đông Nam Á không chỉ là nơi tụ họp của lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu. ASEAN, với vai trò trung tâm đã được nhiều nước công nhận, có thể tham gia tích cực hơn vào thúc đẩy các tiến trình sẵn có, đóng góp sáng kiến trong giải quyết vấn đề nóng của khu vực và thế giới, dù là xung đột Nga - Ukraine, đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số…

Tuy nhiên, tất cả nhiệm vụ này đòi hỏi các nước ASEAN tích cực củng cố đoàn kết, duy trì vai trò trung tâm, thiết lập một nghị trình với những ưu tiên, nguyên tắc rõ ràng. Đồng thời, ASEAN cần chủ động tham vấn đối tác để có kế hoạch hành động cụ thể, qua đó hiện thực hóa những cam kết, cùng đóng góp xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh đối đầu gia tăng, các hội nghị cấp cao trên là cơ hội để lãnh đạo các nền kinh tế tham dự gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề khu vực và toàn cầu.
Tổng thống Biden muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc bên lề G20 để 'hiểu nhau hơn', khẳng định một nguyên tắc 'bất di bất dịch'

Tổng thống Biden muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc bên lề G20 để 'hiểu nhau hơn', khẳng định một nguyên tắc 'bất di bất dịch'

Dù mong muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ ...

Điểm tin thế giới sáng 10/11: Ấn Độ-Pháp lập bản đồ đại dương, Australia 'cậy' Thụy Điển nâng cấp tàu ngầm, 11.000 nhân sự Meta về đâu?

Điểm tin thế giới sáng 10/11: Ấn Độ-Pháp lập bản đồ đại dương, Australia 'cậy' Thụy Điển nâng cấp tàu ngầm, 11.000 nhân sự Meta về đâu?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/11.

Quan chức cao cấp ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các hội nghị liên quan

Quan chức cao cấp ASEAN họp trù bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các hội nghị liên quan

Ngày 9/11, Đại sứ Vũ Hồ, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự cuộc họp các Quan ...

Indonesia triển khai nhiều khí tài để bảo vệ Thượng đỉnh G20

Indonesia triển khai nhiều khí tài để bảo vệ Thượng đỉnh G20

Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia, Tướng Andika Perkasa xác nhận rằng Indonesia đã triển khai 13 tàu chiến (KRI) để bảo đảm ...

Có gì ở những điểm dừng chân của Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến công du Đông Nam Á

Có gì ở những điểm dừng chân của Thủ tướng Nhật Bản trong chuyến công du Đông Nam Á

Theo kế hoạch mới được thông báo ngày 7/11, bắt đầu từ cuối tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ tới thăm 3 ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động