Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế châu Á bước vào thời kỳ gian khó

Hiện tại, châu Á phải đối mặt với bối cảnh nền kinh tế mới nhiều thách thức. Tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn trong khu vực giảm tốc.
kinh te chau a buoc vao thoi ky gian kho
Chứng khoán Trung Quốc rối loạn, thị trường toàn cầu cũng lao đao. (Nguồn: AP)

Đó là nhận định của ông Chang-yong Rhee (Trưởng ban châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) đăng tải trên tờ Korea Herald, ngày 8/3.

Những thập kỷ qua, nhiều nền kinh tế trong khu vực đã bùng nổ. Châu lục này hiện chiếm khoảng 40% GDP của thế giới, so với mức 25% trong thập niên 90, và đóng góp 70% tăng trưởng toàn cầu.

Bên cạnh đó, châu Á đã đạt thành tựu chưa có trong tiền lệ về giảm nghèo và cải thiện các chỉ số phát triển. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 55% năm 1990 xuống 21% năm 2010, trong khi chất lượng giáo dục và y tế được cải thiện đáng kể. Trong tiến trình này, đời sống của hàng trăm triệu người được nâng cao. Hướng về tương lai, châu Á được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 5%, dẫn đầu so với các châu lục khác.

Tuy nhiên hiện tại, châu Á phải đối mặt với bối cảnh nền kinh tế mới nhiều thách thức. Một số nền kinh tế lớn trong khu vực suy giảm. Trung Quốc theo đuổi mô hình tăng trưởng bền vững với tốc độ chậm hơn. Hệ lụy từ chính sách mới này của Trung Quốc tới các nước khác trong khu vực là rất đáng kể. Thực tế, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực, nhất là các nước Đông Á và ASEAN. Theo nghiên cứu của IMF, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa với sự suy giảm tăng trưởng trên khắp châu Á.

Bên cạnh đó không thể bỏ qua thách thức dài hạn và căn bản về cơ cấu. Dân số tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đang già hóa nhanh chóng, thậm chí suy giảm, gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng và tạo sức ép về cân bằng tài chính.

Hơn nữa, bất bình đẳng thu nhập trong khu vực cũng gia tăng. Trong khi bất bình đẳng được cải thiện tại Malaysia, Thái Lan và Philippines, tình trạng này đang trở nên gay gắt hơn tại nhiều nước, nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như các nước Đông Á khác. Nhiều nền kinh tế đang nổi và đang phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng năng lượng và giao thông. Đồng thời, nhiều nước, nhất là các đảo quốc Thái Bình Dương, dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, mỗi nước trong khu vực cần có các chính sách đặc thù và cần phải lưu ý tới các biện pháp sau:

Thứ nhất, do lạm phát tại hầu hết các nước hiện ở mức thấp, nên các nước cần theo đuổi chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng nhằm đối mặt với các rủi ro về suy giảm tăng trưởng.

Thứ hai, các nước cần có chính sách tỷ giá linh hoạt và chính sách vĩ mô thận trọng, có định hướng khi xem xét các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Thứ ba, các nước cần phát triển hệ thống tài chính có khả năng điều chuyển luồng tiết kiệm nội địa và khu vực cho nhu cầu phát triển, ví dụ như giải quyết bất cập về hạ tầng cơ sở.

Thứ tư, tiến hành cải cách cơ cấu, được hỗ trợ bởi chính sách tài khóa, nhằm tạo thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi và tái cân bằng kinh tế, song song với thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo.

Châu Á có nguồn lực lớn như con người, tính tự cường và có nhiều cơ hội cho liên kết thương mại và tài chính khu vực. Các nước cần bảo đảm rằng Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và bao trùm để duy trì vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu.

Hằng Phạm (Theo Korea Herald)

Tin cũ hơn

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu? Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?