Đức điều tàu khu trục Bayern qua Biển Đông sau gần 2 thập kỷ: Sự trở lại ngoạn mục nhằm trấn an các đồng minh?

Linh Anh
Đức sắp đưa tàu khu trục Bayern đi qua Biển Đông lần đầu tiên trong gần 20 năm. Liệu động thái này là chỉ dấu cho thấy Berlin đã sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh, hay chỉ đang trấn an và cổ vũ đồng minh?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức điều tàu khu trục đi qua Biển Đông sau gần 2 thập kỷ
Tàu khu trục Bayern của Đức. (Nguồn: Pinterest)

Sự trở lại ngoạn mục

Chính phủ Đức và giới chức quân đội nước này gần đây đã tiết lộ kế hoạch tiến hành chuyến hải trình đầu tiên của tàu khu trục Beyern tới Đông Á kể từ năm 2002, sau khi Berlin đưa ra những chỉ dẫn mới tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh bối cảnh Anh và Pháp tăng cường hiện diện trong khu vực này và nhận được lời mời từ đối tác Nhật Bản, chuyến hải trình này của Đức dường như không nhằm gửi thông điệp đến Trung Quốc, mà thể hiện sự ủng hộ với các đồng minh nhiều hơn.

Kế hoạch trên lần đầu tiên được công bố vào năm 2019 khi tàu khu trục Hamburg được chọn để tiến hành tập trận chung với Ấn Độ và Australia vào tháng 5/2020, mặc dù việc thực hiện không diễn ra do đại dịch Covid-19.

Sau đó, tháng 9/2020, Bộ Ngoại giao Đức đã công bố chỉ dẫn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vạch ra sự dịch chuyển theo hướng tăng cường các hoạt động của hải quân Đức trong khu vực này, với việc tăng thêm biên chế sĩ quan liên lạc cho các tàu hải quân.

Cũng theo chỉ dẫn trên, tàu khu trục Bayern của Đức sẽ tiến hành hàng loạt hoạt động cùng các quốc gia và tổ chức đồng minh.

Chỉ dẫn này cũng bao gồm việc tham gia Chiến dịch Người bảo vệ trên biển ở Địa Trung Hải, Chiến dịch Atlanta của Liên minh châu Âu (EU) ngoài khơi vùng Sừng châu Phi, đi qua Eo biển Malacca theo hướng Australia, cũng như tham gia vào các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Triều Tiên và tiến hành các chuyến tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tin liên quan
Nhóm luật sư, học giả Philippines kêu gọi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông Nhóm luật sư, học giả Philippines kêu gọi Trung Quốc chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông

Giữa lúc đối đầu Mỹ - Trung không có dấu hiệu giảm bớt, phương Tây đã tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông.

Theo đó, tàu ngầm Pháp đã đi qua đây hồi tháng 2 và tàu sân bay của Anh HMS Queen Elizabeth dự kiến sẽ triển khai tại khu vực này vào tháng 5 tới.

Việc Đức triển khai tàu khu trục đến Biển Đông vì vậy có thể được xem như sự đóng góp vào nỗ lực của phương Tây nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Đức đã nhấn mạnh lập trường ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và thừa nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc tàu khu trục Đức không đi qua khu vực 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc đưa ra yêu sách phi pháp về chủ quyền, điều mà tới nay chỉ có Mỹ tiến hành, đã cho thấy Berlin xác định vị trí như một người đồng hành cùng các đồng minh châu Âu trong vấn đề Biển Đông.

Đức cho rằng, việc không thông báo cho Trung Quốc về những chuyến hải trình đi qua các khu vực tranh chấp hoặc gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông sẽ là một sự bác bỏ thực tế với các động thái của Bắc Kinh trong khu vực, mà không cần tiến hành bất kỳ hành động đối đầu nào.

Bất chấp căng thẳng giữa Berlin và Bắc Kinh xung quanh vấn đề Hong Kong và Tân Cương, Đức là quốc gia đi đầu thúc đẩy thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc được ký kết vào tháng 12/2020 - thỏa thuận vẫn chưa được Nghị viện châu Âu thông qua do lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhằm vào các thành viên của cơ quan này.

Thông điệp của Đức

Tàu khu trục Bayern không phải là một trong những tàu mới nhất hay mạnh nhất của Đức và cũng gặp hạn chế trong vai trò phòng thủ.

Tuy nhiên, bất chấp những mối quan hệ tốt đẹp trước đó, Đức được cho là không muốn đứng ngoài một vấn đề nhạy cảm với Trung Quốc như Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã cảnh báo Đức không nên thách thức cái gọi là chủ quyền và an ninh Trung Quốc.

Những lệnh trừng phạt gần đây của Bắc Kinh nhằm chống lại các nghị sĩ châu Âu và Viện Mercator nghiên cứu về Trung Quốc - tổ chức nghiên cứu Trung Quốc lớn nhất của lục địa già, đã đẩy mối quan hệ song phương này lao dốc ở một mức độ mới.

Một câu hỏi quan trọng khác liên quan đến cam kết mới của Đức là liệu đây sẽ là chuyến hải trình 1 lần, hay có thể lặp lại trong tương lai, hoặc thậm chí xa hơn là duy trì các lực lượng này ở nước ngoài.

Trước đó, Đức được coi là khá minh bạch về những hạn chế của hải quân nước này, một phần do sự giám sát của nghị viện với các lực lượng vũ trang.

Sau đó, năm 2019, bà Ursula von der Leyen, vào thời điểm đó là Bộ trưởng Quốc phòng Đức, đã phân loại lại những báo cáo hàng năm về khả năng sẵn sàng chiến đấu của Bundeswehr (còn được biết tới là Lực lượng Vũ trang Đức) thuộc loại "bí mật", sau khi bà đối mặt với những câu hỏi về tình trạng một số hệ thống vũ khí quan trọng của Đức.

Các báo cáo này tiết lộ rằng, năm 2018, không có tàu ngầm nào trong số 6 tàu ngầm của Đức hoạt động trong suốt 5 tháng, cùng với số lượng lớn xe tăng và chiến đấu cơ.

Còn năm 2020, trong số 15 tàu chiến mặt nước lớn, chỉ có 9 tàu thực sự dùng được. Trong khi đó, việc bàn giao các tàu khu trục lớp F125 đã nhiều lần bị trì hoãn, khiến cho mỗi đơn vị mất từ 5 đến 6 năm để đi từ giai đoạn bắt đầu cho tới khi chính thức hoạt động.

Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp đến Biển Đông, ghé thăm nhiều nước châu Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp đến Biển Đông, ghé thăm nhiều nước châu Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh gồm 8 tiêm kích, đi cùng 6 tàu chiến, 1 tàu ngầm và 14 ...

Việc hoàn thành các cam kết của Đức, chẳng hạn như với EU và NATO, cần nhiều nguồn lực hải quân, nhưng việc thiếu nhân lực đã kéo dài thời gian bảo trì các tàu chiến.

Tổng Thanh tra của Lực lượng Vũ trang Đức Eberhard Zorn cho rằng, tàu khu trục Beyern được chọn do khả năng sẵn sàng chiến đấu, không phải do những chức năng đặc trưng.

Những luồng quan điểm về ý nghĩa và giá trị của việc đưa tàu chiến tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã gây chia rẽ ở Berlin.

Ralf Mützenich - quan chức trong đảng Dân chủ Xã hội – đảng của Ngoại trưởng Heiko Maas, đã phản đối động thái này, đồng thời khẳng định Đức nên sử dụng các phương tiện ngoại giao.

Trong khi đó, Tobias Lindner, người phát ngôn chính sách an ninh của đảng Xanh đối lập cho rằng, việc tiến hành những động thái vượt ngoài ý nghĩa biểu tượng như với tàu khu trục này là điều cần thiết với chiến lược đối phó Trung Quốc của châu Âu.

Mặc dù việc Đức đưa tàu khu trục tới Biển Đông chắc chắn sẽ "chọc giận" Trung Quốc, nhưng hành động này cũng tách biệt so với những động thái của các nước phương Tây khác trong khu vực.

Đức lẽ ra có thể chọn tham gia với nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, hoặc tham gia cùng với các chuyến hải trình thường xuyên của Pháp.

Song trong lần trở lại này, Đức không đứng cùng hàng ngũ với các nước châu Âu khác và cũng không mong được lợi từ khu vực này.

Tuy nhiên, Berlin muốn đặt ra những ưu tiên của riêng mình, tương đồng với những đối tác khu vực của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tàu chiến Đức hiện diện ở Biển Đông ít truyền tải thông điệp hay dấu hiệu gì cho Trung Quốc, mà thay vào đó, Berlin muốn thể hiện một thông điệp rõ ràng với các đối tác và đồng minh khu vực.

Đức đang cho thấy rằng, dù nước này có ở xa bao nhiêu, Berlin vẫn muốn ở đây để ủng hộ các đồng minh.

Động thái của Đức cũng cho thấy, các nước châu Âu, không nhất thiết có lãnh thổ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhưng vẫn có lợi ích, được xác lập gắn với vận mệnh của khu vực này.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Đức chỉ rõ, sức mạnh không thể quy định đúng sai ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và Đức sẵn sàng hỗ trợ việc thực thi trật tự dựa trên các quy tắc.

Tuy nhiên, làm thế nào để Đức dung hòa tham vọng này với sự ngần ngại đối đầu trước những vi phạm trật tự dựa trên các quy tắc của Trung Quốc tới nay vẫn là một câu hỏi.

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 26/4: Thêm nước châu Âu 'tham chiến', Nga phản đòn; Trung Quốc 'lên cơ' bảo vệ Nga; Chiến hạm khủng nhất của Anh sắp đổ bộ châu Á
Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, biển Hoa Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp đến Biển Đông, ghé thăm nhiều nước châu Á
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines diễn tập ở Biển Đông
Philippines cáo buộc Trung Quốc đưa thêm 160 tàu cá và tàu dân quân ra Biển Đông
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động