TIN LIÊN QUAN | |
Đức cân nhắc đưa quân ra khỏi căn cứ Incirlik | |
Bầu cử Đức: CDU giành chiến thắng tại "bang chiến địa" |
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Phi đầu tháng Năm vừa qua tại Durban (Nam Phi), phái đoàn Đức - với nhiều người theo chủ nghĩa ủng hộ châu Phi, đã khen ngợi và chúc mừng sự ổn định của châu lục trên thị trường kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về châu Phi (3-5/5). (Nguồn: Reuters) |
Đối với Đức, việc giúp châu Phi tăng trưởng kinh tế toàn diện có liên quan mật thiết đến vị trí của Berlin trên trường quốc tế. Đức đã lên kế hoạch thúc đẩy quan hệ với châu Phi qua ba chính sách liên quan đến ba lĩnh vực khác nhau: “Hiệp ước với châu Phi” tập trung vào thương mại; “Châu Phi chuyên nghiệp!” liên quan đến phát triển doanh nghiệp; và một “Kế hoạch Marshall” nhằm viện trợ phát triển.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về châu Phi, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble cho biết: “Châu Phi là một trong những miếng ghép quan trọng nhất cho một thế giới toàn cầu hóa ổn định và phát triển”. Ông Schauble cam kết rằng Đức sẽ sử dụng chiếc ghế Chủ tịch G20 của mình để thúc đẩy thương mại tại đây, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hiện đại hóa với chính sách “Hiệp ước với châu Phi”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries mong muốn thúc đẩy chính sách “Châu Phi chuyên nghiệp!” với nguồn vốn 100 triệu Euro để phát triển các doanh nghiệp Đức tại châu lục này. Sau khi đến thăm châu Phi vào đầu tháng 2/2017, bà Zypries cùng lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của Đức đang lên kế hoạch khảo sát thành phố Cape Town ở Nam Phi.
Một quan chức cấp cao khác của Đức là Bộ trưởng Phát triển Gerd Mueller đã công bố “Kế hoạch Marshall” nhằm hỗ trợ phát triển các quốc gia tại châu Phi. Tuy kế hoạch này bị chỉ trích vì tạo ra “kỳ vọng không thực tế”, các nhà lãnh đạo châu Phi lại rất hoan nghênh ý tưởng tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, qua đó giảm thiểu tối đa việc thanh niên châu Phi nhập cư trái phép sang châu Âu.
Các bước đi trên của chính quyền Đức được cho là cách Thủ tướng Angela Merkel dùng phương pháp ngoại giao kinh tế để cân bằng áp lực trong nước trước thềm bầu cử, đồng thời thích nghi với môi trường quốc tế đang thay đổi chóng mặt.
Nữ Thủ tướng Đức từng chịu nhiều chỉ trích do rộng tay chào đón người tị nạn. Do đó, động thái giúp đỡ châu Phi của bà Merkel là vô cùng khôn ngoan khi nó không chỉ cải thiện hình ảnh của bà trên thế giới, mà còn gián tiếp hạn chế dòng người tị nạn châu Phi thông qua việc thuyết phục họ ở lại và xây dựng quê hương.
Bên cạnh đó, chiến lược này của bà Merkel còn được cho là nhằm mở rộng quyền lực mềm của Đức ở châu Phi. Những công ty như Volkswagen đã hoạt động từ lâu tại châu lục này, nhưng vẫn chưa đạt được nhiều thành công như những doanh nghiệp lâu đời của Mỹ hay các doanh nghiệp mới nổi của Trung Quốc. Người Đức nhận ra họ cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn nữa.
Cuối cùng, chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp quốc tế cần nhìn nhận châu Phi là nơi có khả năng sản xuất, chứ không còn là thị trường tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc tích cực tham gia vào thị trường này sẽ tạo điều kiện các doanh nghiệp Đức có hướng tiếp cận thị trường châu Phi lâu dài và có lợi cho đôi bên.
Tổng thống Đức thăm Israel Ngày 6/5, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã tới Israel, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này chỉ vài ngày sau cuộc tranh cãi ... |
Đức - Nga: Nỗ lực đối thoại, hóa giải bất đồng Ngày 2/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiến hành chuyến thăm Nga. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức đến Nga ... |
Đức và Saudi Arabia tăng cường hợp tác song phương Ngày 30/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc hội đàm với Quốc Vương Salman bin Abdulaziz ... |