EU và “Đối tác phương Đông” - Tấm màn che với Nga?

Khi NATO trì hoãn “Đông tiến” thì EU lại xúc tiến chương trình “Đối tác phương Đông” nhằm từng bước “thay đổi quan hệ của EU” với 6 nước Liên Xô trước đây. Sáng kiến này liệu có làm “sứt mẻ” thêm mối quan hệ hiện không mấy mặn nồng giữa EU và Nga?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels (Bỉ) ngày 8/12 đã thông qua Chương trình Đối tác phương Đông (EaP) do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất nhằm tăng cường quan hệ với 6 nước thuộc Liên Xô trước đây (gồm Ukraine, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Moldova và  Belarus). EaP được xem là định hướng chính sách đối ngoại chính giữa Brussels với các quốc gia vùng ngoại biên phía Đông châu Âu.

 

Nhóm đối tác 27+6 này đã được bàn thảo nhiều lần. Tuy nhiên, sau cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia, các thành viên quyết định đẩy nhanh các vòng đàm phán với 6 quốc gia trên về chương trình này.

 

Kế hoạch tham vọng

 

Ý tưởng về chương trình hợp tác này được Thụy Điển và Ba Lan đề xuất trong lúc Pháp ủng hộ thành lập Liên minh Địa Trung Hải vào tháng 7, gồm có EU và các quốc gia Địa Trung Hải. Theo dự kiến, chương trình hợp tác sẽ khởi động vào tháng 3/2009, khi CH Czech giữ chức Chủ tịch luân phiên EU.

 

Thực chất, sáng kiến EaP cơ bản là “sản phẩm” phản kháng của Đức và Ba Lan đối với Liên minh Địa Trung Hải do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề xuất. Ban đầu, Đức phản đối kế hoạch này của Pháp vì nó “quá rộng lớn, quá tham vọng và quá Pháp”. Liên minh Địa Trung Hải được phác thảo ban đầu bao gồm 9 cơ quan khác nhau và thậm chí là một ngân hàng nhằm thực hiện các chương trình hợp tác, đặc biệt nhằm điều phối viện trợ, về cơ bản nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của Pháp. Có những lo ngại rằng nếu Liên minh Địa Trung Hải được thành lập, có khả năng làm trệch hướng hầu hết viện trợ phát triển của EU vào khu vực này. Một số chính trị gia Đức lại cho rằng có thể Brussels đang đặt cược với sự trở lại của các tham vọng thuộc địa của Pháp. EaP, bởi thế, được xem như là một nỗ lực của Đức và Ba Lan nhằm cân bằng những thỏa thuận của EU với các quốc gia láng giềng và những thành viên tiềm năng của EU (mặc dù trong khoảng 2 thập kỷ tới, các nước này khó có cơ hội bước chân vào ngôi nhà EU).

 

Theo lời Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề đối ngoại và chính sách láng giềng Benita Ferrero-Waldner, những mục tiêu ưu tiên của chương trình này là mở rộng hợp tác kinh tế, tiến tới thành lập khu vực thương mại tự do, thành lập thị trường dầu khí và năng lượng điện tự do, cũng như đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực, tiến tới áp dụng chế độ miễn thị thực vào EU với các nước kể trên. Ngoài ra, EU còn tăng gấp đôi khoản tài trợ, lên 600 triệu Euro, cho nhóm 6 nước này trong giai đoạn 2010-2013 và 1,5 tỷ Euro cho tới năm 2020. Tuy nhiên, chương trình này không đề cập việc kết nạp các nước trên làm thành viên.

 

Đây được xem như là chương trình tham vọng nhất của EU đối với các nước Liên Xô cũ kể từ khi các quốc gia Đông Âu và Baltic được kết nạp vào EU năm 2004. Tuy nhiên, Belarus, được mệnh danh như là “nền độc tài cuối cùng của châu Âu” phải cam kết cải cách dân chủ trước khi có thể được tham gia chương trình. Sáu quốc gia nằm trong không gian hậu Xô viết này đã nồng nhiệt hưởng ứng kế hoạch, mặc dù có những quan tâm về quy cách thực hiện. Vefa Guluzadeh, nguyên cố vấn chính sách đối ngoại cho cựu Tổng thống Azerbaijan Heydar Aliyev băn khoăn: “Nếu tiền được trao cho các chính phủ nước này, nó sẽ được sử dụng như thế nào? Tỷ lệ tham nhũng ở những quốc gia này rất cao”.

 

Trong khi đó, các nước Tây Âu, những nhà “tài trợ chính” của EU, lại tỏ ra khá miễn cưỡng chấp nhận nhóm “nước nhận viện trợ mới” này, mặc dù viện trợ tăng gấp ba lần viện trợ hiện nay thì vẫn còn “rẻ” hơn nhiều so với việc chấp nhận các thành viên mới.

 

“Tấm màn che” với Nga

 

Sáng kiến mới này, nếu được thực hiện, sẽ làm “phân tán” không gian hậu Xô viết cũ, nơi mà Mátxcơva đang mong muốn chiếm vị trí độc quyền. Một nhà bình luận Azerbaijan cho rằng sáng kiến mới này sẽ làm “giảm các cơ hội của Nga” nhằm thiết lập “một không gian kinh tế chung” mặc dù EU cho rằng kế hoạch này không nhằm tạo ra “ảnh hưởng mới” hoặc “ranh giới mới” với Nga, khẳng định EU không muốn “có một cuộc Chiến tranh Lạnh với Nga”.

 

Theo đánh giá của A. Rar, Giám đốc Chương trình Nga và các nước SNG thuộc Hội đồng chính sách đối ngoại của Đức, hiện EU đang ở trong thời kỳ cô lập và gây áp lực đối với Nga. Việc EU sẽ củng cố lợi ích ở không gian hậu Xô viết, có nghĩa là EU muốn không chỉ tiếp cận các quốc gia dân chủ, mà còn để kiềm chế Nga.

 

Các nhà quan sát cho rằng, có lẽ Nga sẽ không ngồi yên theo dõi EU tích cực phát triển cơ chế dân chủ ở không gian hậu Xô viết. Không phải ngẫu nhiên EU bỏ ra nguồn lực tài chính khổng lổ như thế để xây dựng xã hội dân sự và cơ chế dân chủ tại 6 nước Liên Xô cũ. Nếu “đối tác phương Đông” hoạt động hiệu quả,  khu vực kinh tế tự do với 6 nước SNG được thiết lập, sẽ hoàn toàn phá vỡ ý tưởng của Nga về không gian kinh tế thống nhất trong không gian hậu Xô viết. Đặc biệt, EU đang cố lôi kéo Belarus ra khỏi mô hình Nhà nước liên minh với Nga. Như vậy, chương trình “đối tác Phương Đông” chẳng khác gì là “tấm màn che” nguy hiểm mới giữa các nước hậu Xô viết với Nga.

 

Trong khi đó, Lidiya Kosikova, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Chính trị Mátxcơva cho rằng động thái ban đầu của EU là nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt và dầu lửa của Nga nhưng cũng có ý định “quấy rầy” với sự hội nhập giữa Nga với các nước Cộng hòa Xô viết cũ.

 

Tuy vậy, xem ra Nga tỏ ra khá “bình chân” với những động thái thúc đẩy EaP của EU. Barysch, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu cho rằng dường như Kremlin không mấy bận tâm đến sáng kiến này: “Tôi không nghĩ rằng Nga sẽ cảm thấy khó chịu quá mức với một quá trình có vẻ quan liêu như thế này. Người Nga sẽ quan tâm đến sự mở rộng về phía Đông của EU một cách nghiêm túc bởi vì nó có thể tạo ra những đường biên giới mới cho châu Âu, còn tôi không nghĩ họ sẽ quá sốt sắng với chính sách láng giềng của EU”.

 

Hãng tin RIA của Nga thì cho rằng chương trình “đối tác Phương Đông” chỉ ra hai thực tế rõ ràng: châu Âu đã đánh mất “lòng kiên nhẫn quá cảnh”, và mệt mỏi với những âm mưu dai dẳng của Kiev với những nguồn cung khí đốt cho châu Âu phải đi qua Ukraine.

 

Hợp Vinh(tổng hợp)

Đọc thêm

Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam thông qua nền tảng Khan Academy

Hiện nay nền tảng học trực tuyến miễn phí lớn nhất thế giới, Khan Academy đã được dịch sang gần 60 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên, ...
Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động