TIN LIÊN QUAN | |
Brexit phủ mây đen lên triển vọng kinh tế Eurozone | |
Bộ trưởng G20 thảo luận các thách thức kinh tế thế giới |
Bất chấp phản đối ban đầu khá mạnh mẽ từ Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May tuần trước, ý kiến cho phép Anh được áp dụng "phanh hãm khẩn cấp" trong vấn đề nhập cư đang được xem xét.
Ảnh minh họa: Giữ London trong thị trường chung sẽ hạn chế phần nào cú sốc kinh tế và tổn thất chính trị cho EU. (Nguồn: AP) |
Phát biểu với tư cách Phó Giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Rome (Italy), bà Nathalie Tocci, cố vấn đặc biệt của Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ Italy sẽ ủng hộ biện pháp "phanh hãm khẩn cấp" để giữ Anh ở lại thị trường chung.
Trong khi đó, nghị sĩ Quốc hội Hà Lan Hans van Baalen cho rằng, kế hoạch trên có thể thực hiện được nhưng đòi hỏi Anh cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng các công dân EU hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh sẽ được tiếp tục ở lại nước này. Nghị sĩ Baalen nhấn mạnh rằng "điều quan trọng là giữ được Anh ở lại trong thị trường chung càng lâu càng tốt vì lợi ích của kinh tế Anh và cũng vì lợi ích của kinh tế tất cả các nước thành viên còn lại".
Về phía Anh, Ngoại trưởng Boris Johnson cũng hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận cho phép Anh vừa tiếp tục giữ quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu, vừa có thể hạn chế người lao động nhập cư từ các nước EU. Ông Johnson bày tỏ "hoàn toàn tin tưởng có thể đạt được sự cân bằng", đồng thời cho biết trong ít tuần tới phía Anh "sẽ thảo luận điều này tại chính phủ và với các bạn bè và đối tác châu Âu".
Các nhà ngoại giao tin rằng, việc đạt được một thỏa thuận như vậy có thể giải quyết quan ngại của Anh về vấn đề người nhập cư từ các nước thành viên EU, trong khi giữ London trong thị trường chung sẽ hạn chế phần nào cú sốc kinh tế và tổn thất chính trị cho EU sau sự kiện Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit.
Quy định của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA - bao gồm cả các nước thành viên và không phải thành viên EU) hiện hành có một điều khoản cho phép một nước áp đặt "các biện pháp an toàn" trong điều kiện gặp khó khăn nghiêm trọng và kéo dài về môi trường, xã hội hay kinh tế. Điều này cho phép một quốc gia không phải thành viên EU nhưng có quyền tiếp cận đầy đủ thị trường chung như Na Uy được áp đặt hạn chế di chuyển về người. Tuy nhiên, trên thực tế Na Uy chưa bao giờ áp dụng điều khoản này, mà theo các nhà ngoại giao là vì lo ngại sự "trả đũa" từ các nước thành viên EU.
Thị trường tiền tệ thiệt hại 35-40 tỷ USD sau Brexit Brexit gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới. |
Anh – Đức cam kết thúc đẩy quan hệ Ngày 20/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Anh Theresa May bày tỏ tin tưởng tiếp tục duy trì mối quan hệ ... |
Kinh tế nước Anh vẫn vững vàng trước Brexit Tính tới thời điểm này, kinh tế Anh vẫn đối phó ổn thỏa sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. |