Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng

Tấn Khôi
TGVN. Năm trước và đến sau Tết Tân Sửu này, đại dịch Covid-19 hoành hành, tác động khiến ngành giáo dục vẫn 'lận đận' với việc phải liên tục điều chỉnh lịch trở lại trường của học sinh, sinh viên. Tất cả trong tinh thần phòng chống dịch bệnh, nhất là với đợt bùng phát thứ 3 ngay trước Tết Nguyên đán, xuất hiện biến thể của nCoV lây lan phức tạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mục tiêu kép trong giáo dục thời Covid-19
Dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức về hướng giảng dạy online, qua đó, yêu cầu người thầy nâng cấp kỹ năng. (Ảnh: Minh Hiền)

Cụ thể, sau Tết, theo kế hoạch, học sinh sẽ tựu trường vào ngày 17/2 (mùng 6 Tết) thì nhiều tỉnh thành đã cho đóng cửa trường học đến hết tháng 2, thậm chí qua tháng 3, có tỉnh còn bỏ lửng: cho đến khi có thông báo mới.

Học sinh học nhấp nhổm, trong nỗi lo dịch ập đến và nghỉ học bất cứ lúc nào. Xót nhất là có những học sinh mầm non, tiểu học đã phải cách ly y tế tập trung suốt 14 ngày vì dịch.

Trước đó, có ca nhiễm liên quan giáo viên tiếng Anh ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường Đại học đã gián đoạn việc dạy, có đến trên 100.000 sinh viên đã không thể lên giảng đường. Với bậc học Đại học thì việc không lên lớp, sinh viên vẫn có thể tương tác với giảng viên, tự học, tự nghiên cứu. Đây cũng được xem là dịp để các cử nhân tương lai vượt qua định kiến về việc đào tạo ở Đại học - chưa thoát khỏi lề thói học thuộc lòng, thiếu tự chủ trong nghiên cứu, tìm tòi.

Theo đó, khi không thể lên giảng đường, các bạn vẫn có thể tự học và hoàn thiện các kỹ năng nghiên cứu, cập nhật kiến thức chuyên ngành, nội dung học phần đang học. Đồng thời, qua đó hình thành các kỹ năng ứng phó với những tình huống không thuận lợi như dịch bệnh, thiên tai.

Tuy nhiên, với học sinh, đặc biệt học sinh vùng quê, vùng xa, còn thiếu thốn thì không thể đáp ứng nhu cầu học trực tuyến theo yêu cầu. Thực ra, ngay cả giáo viên cũng lúng túng với việc phải dạy học online, một phần vì quen lên lớp, phần khác nhiều thầy cô lớn tuổi chưa thể cập nhật công nghệ để có thể làm tốt vai trò “người thầy 4.0”.

Trong Tết vừa rồi, khi đi thăm một vài thầy cô giáo cũ, tôi đã nhận được chia sẻ liên quan đến những khó khăn trong việc liên tục thay đổi chương trình giảng dạy cũng như cập nhật công nghệ. Và các thầy cô, có người đã có ý định nghỉ hưu sớm để “nhường đường” cho giới trẻ có khả năng hơn trong các kỹ năng liên quan.

Từ câu chuyện này, có thể thấy có một khoảng cách không nhỏ trong kỹ năng dạy học của thầy cô trẻ và thầy cô lớn tuổi; bên cạnh đó là khoảng cách vùng-miền khi công nghệ tràn qua môi trường giáo dục. Không phải ở đâu thầy cô hay trường lớp cũng có thể đáp ứng các yêu cầu chung của ngành. Điều đó đồng nghĩa với chất lượng đào tạo cũng sẽ có trồi sụt ở nơi này, chỗ kia.

Dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức về hướng giảng dạy online, qua đó, yêu cầu người thầy nâng cấp kỹ năng, đòi hỏi các tỉnh vùng sâu, vùng xa cũng cần chuẩn bị điều kiện để ứng phó với tình huống bất ngờ.

Hơn hết, từ đây đặt ra vấn đề thay đổi tư duy giáo dục, làm sao giúp cho người học khai phóng khả năng, hoàn thiện kỹ năng chứ không phải học thuộc, đảm bảo thi cử điểm cao, thành tích tốt. Tất nhiên, thành tích phản ánh chất lượng giáo dục, nhưng cũng không hẳn, nếu cách chúng ta đạt thành tích là máy móc, thiếu khoa học.

Mục tiêu kép trong giáo dục thời Covid-19
Ngành giáo dục đã đề ra “mục tiêu kép” từ lâu, bao gồm dạy tốt, học tốt. (Ảnh: Yến Nguyệt)

Covid-19 gây gián đoạn việc lên lớp, nhưng không vì vậy mà hàng triệu học sinh - sinh viên gián đoạn trong tiếp cận tri thức. Điều đó chúng ta chưa đạt được khi học sinh nghe thông báo nghỉ dịch sau Tết vẫn mừng rơn. Thậm chí, có trường hợp học sinh đã dùng photoshop để sửa văn bản của địa phương liên quan việc nghỉ học do dịch để thể hiện mong muốn nghỉ thêm. Khi học sinh vẫn còn thái độ sợ học có nghĩa là việc giáo dục, đào tạo của ta chưa tạo được hứng khởi nơi họ để họ thấy nghỉ học vì sự cố là thiệt thòi.

Trong năm 2020, mọi người nói về mục tiêu kép mà Việt Nam đạt được là chống dịch thành công và tăng trưởng kinh tế. Thực ra, ngành giáo dục đã đề ra “mục tiêu kép” từ lâu, bao gồm dạy tốt, học tốt. Nhưng bao năm qua, ngoài báo cáo thành tích tốt hàng năm, câu chuyện dạy và học vẫn còn loay hoay: từ chuyện thi cử còn nhiều điều bàn cãi đến sách giáo khoa liên tục thay đổi, càng đổi càng rối; tiêu cực trong giáo dục vẫn là “dấu vết” chưa tẩy được và điểm nhấn thời sự hiện nay là vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả - vi phạm pháp luật; sau ra trường các cử nhân không làm đúng nghề hoặc thất nghiệp…

Mong rằng, năm mới, ngành giáo dục sẽ cải thiện tình hình dù trong khó khăn của dịch bệnh. Làm sao để học sinh - sinh viên tự học, ý thức cao việc học mang lại giá trị cho mình chứ không phải cho ai khác. Khi đó, nghỉ học dù bất cứ lý do nào họ cũng có cách bổ sung kiến thức bị khuyết, không có tâm lý khấp khởi, mong nghỉ thêm bởi những lý do bất khả kháng.

TIN LIÊN QUAN
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
PGS.TS Trần Thành Nam: Cần cái nhìn mở hơn với bài tập về nhà để trẻ không 'ngộp thở' ngày Tết
Covid-19: Con nghỉ Tết sớm tránh dịch đã ‘đánh thức’ tôi
Đổi mới giáo dục bao năm nhưng thưởng Tết giáo viên vẫn 'mỡ nó rán nó'
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Đầu tư cho giáo dục phải tương xứng để tạo ra thế hệ trẻ bản lĩnh, trí tuệ
Tấn Khôi

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động