Gay cấn không kém chiến sự tại Ukraine, đối đầu Nga-NATO 'tỏa sức nóng' làm tan băng Bắc Cực

Văn Đỉnh
Theo các chuyên gia, Bắc Cực đang định hình một cuộc đối đầu tương đối gay gắt, một bên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Nga cùng các đối tác của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia chỉ ra tương quan lực lượng Nga-NATO ở Bắc Cực: Cùng lắm là 5 đấu 1?
Hội nghị Biên giới Bắc Cực năm nay thiếu vắng phái đoàn Nga do căng thẳng ở Ukraine. (Nguồn: The Independent Barents Observer)

Vừa qua, tại thành phố Tromso (Na Uy) đã diễn ra Hội nghị Biên giới Bắc Cực (Arctic Frontiers). Đây là hội nghị thường niên được tổ chức từ năm 2007.

Tham dự hội nghị thường có đại diện của 8 nước có đường biên giới với Bắc Cực bao gồm Canada, Phần Lan, Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ, Nga và nhiều khách mời. Đáng chú ý, hội nghị năm nay không có phái đoàn Nga tham dự do căng thẳng ở Ukraine.

Tác động từ căng thẳng Nga-phương Tây

Nga là một cường quốc Bắc Cực, đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực. Nga vẫn một mình tổ chức những hoạt động riêng mà không có sự tham gia của 7 nước phương Tây, những thành viên còn lại trong Hội đồng.

Hội nghị Biên giới Bắc Cực là diễn đàn để bàn bạc và giải quyết các vấn đề vô cùng quan trọng đối với thế giới về sinh thái, năng lượng, kinh tế, giao thông và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, vì căng thẳng Nga với các nước phương Tây mà hội nghị đang bị thiếu đi sự tham gia của một cường quốc Bắc Cực.

Tin liên quan
Cuộc đua làm nóng Bắc Cực Cuộc đua làm nóng Bắc Cực

Không những thế, 7 nước phương Tây đang đề xuất thành lập cơ cấu hợp tác mới mà không có sự tham gia của Nga. Theo đó, tổ chức mới sẽ không căn cứ vào nền tảng địa lý (yếu tố không mang tính chính trị), mà dựa vào những nguyên tắc và giá trị chung.

Thực tế cho thấy, cánh cửa vẫn chưa khép hẳn đối với Nga. Tại hội nghị ở Tromso, các nhà khoa học Nga vẫn có bài phát biểu, dù được thực hiện theo hình thức trực tuyến.

Phó Giáo sư Aleksandr Sautkin phụ trách bộ môn Triết học và Khoa học Xã hội, Đại học Tổng hợp Quốc gia Murmansk Bắc Cực cho biết: “Tôi có chút ngạc nhiên vì bản báo cáo của tôi vẫn nằm trong chương trình của hội nghị. Tôi đã đăng ký tham gia hội nghị này từ tháng 12/2021, trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine khá lâu".

Vị chuyên gia này cho biết bản báo cáo của ông nói về sự hợp tác xuyên biên giới. Tất cả bài phát biểu và thảo luận của ông tại hội nghị vẫn diễn ra theo lịch trình, các đối tác vẫn trao đổi với ông về tình hình hợp tác trong điều kiện hiện nay.

Trong khi đó, chuyên gia về các vấn đề Bắc Cực, Tiến sĩ Chính trị học, Giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg Natalya Yeremina lại đánh giá tình hình có vẻ bi quan hơn.

“Bắc Cực đang định hình một cuộc đối đầu tương đối gay gắt, một bên là Mỹ cùng các đối tác của mình, một bên là Nga cùng các đối tác của mình, trong đó có cả các quốc gia không có gì liên quan với Bắc Cực. Quan điểm của người Anh rất rõ ràng là kiên quyết không để Nga hợp tác với Trung Quốc tại Bắc Cực”, bà Natalya Yeremina cho hay.

Theo vị chuyên gia này, Trung Quốc hiện nay do lo ngại các lệnh trừng phạt nên chưa tham gia tích cực vào việc kiến tạo tuyến đường biển phương Bắc. Phía Nga cũng không đề xuất với phía Trung Quốc tham gia vào hoạt động này vì đây là khu vực đặc quyền kinh tế của Nga.

Tuy nhiên, Moscow cũng đang đề xuất Bắc Kinh tham gia vào hoạt động vận chuyển trên tuyến đường này vì đây là một phương án an toàn và có giá thành thấp.

"Việc xây dựng tuyến đường biển phương Bắc là công việc nội bộ của Nga, là khả năng phát triển các vùng lãnh thổ phương Bắc xa xôi của Nga, và là lợi ích của nước Nga”, bà Natalya Yeremina nói.

Cuộc cạnh tranh ngầm

Năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giao nhiệm vụ đến năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường biển phương Bắc của nước này phải đạt 80 triệu tấn.

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Bắc Cực đã từng là tiền tuyến trong cuộc đối đầu quân sự, một bên là Liên Xô, một bên là NATO mà đứng đầu là Mỹ. Trong những năm 1990, Nga chưa có tiềm lực để vươn tới Bắc Cực.

Ngày nay, khi cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây càng đẩy lên cao, ý nghĩa chiến lược của Bắc Cực càng được quan tâm. Và dường như tại Bắc Cực đang diễn ra một cuộc chiến âm thầm thực sự.

Tin liên quan
Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa 'Gấu và Đại bàng'

Theo đánh giá của giới chuyên gia, lợi thế đang thuộc về phía Nga. Trên khu vực đất liền, cực Bắc của Nga đã triển khai 6 căn cứ quân sự. Tại Bắc Cực, Moscow cũng đã thiết lập những hệ thống phòng không đặc biệt, 10 sân bay quân sự đã đi vào hoạt động.

Theo chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học quân sự Nga Vladimir Prokhvatilov, ưu thế chủ yếu của Nga ở Bắc Cực là hạm đội tàu phá băng hạng nặng. Nước này hiện có gần 40 tàu phá băng và 4 tàu phá băng chạy bằng hạt nhân đang được hoạn thành. Trong khi đó, Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng.

Vị chuyên gia này nhận định tương quan lực lượng giữa Nga và NATO ở Bắc Cực là nhiều đấu với 1 nhưng ưu thế lại thuộc về Nga.

Việc Thụy Điển và Phần Lan đang nộp đơn gia nhập khối NATO một phần có lẽ do liên minh này muốn rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua với Nga ở Bắc Cực. Với địa hình tiếp giáp Bắc Cực, Thụy Điển và Phần Lan có 13 tàu phá băng và đều có khả năng triển khai rất nhanh.

Chuyên gia Prokhvatilov kết luận: “Muốn hay không, tương quan lực lượng giữa Nga và NATO tại Bắc Cực sẽ không thay đổi nhiều, cùng lắm là 5 đấu với 1, nghiêng về phía Nga. Do đó, các kế hoạch của Nga ở Bắc Cực, trong đó có kế hoạch quân sự, không vì thế mà chậm lại”.

Những quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân

Những quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân

Điều 23 Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77: Thêm một viên gạch vững chắc vào bức tường vị thế, uy tín của đất nước

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77: Thêm một viên gạch vững chắc vào bức tường vị thế, uy tín của đất nước

Theo ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, việc trúng cử Phó Chủ ...

(theo Kp.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động