Giải pháp nào cho bán đảo Triều Tiên?

Cần phải có những bước đi cụ thể để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán và quan trọng nhất là các bên liên quan phải cam kết bảo đảm an ninh cho nước này. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
giai phap nao cho ban dao trieu tien
Bán đảo Triều Tiên. (Nguồn: Fox6)

Căng thẳng nối tiếp căng thẳng

Vụ thử hạt nhân và phóng vệ tinh mang tên lửa của Triều Tiên mới đây đã hướng sự chú ý của dư luận vào thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng.

Được dẫn dắt bởi Mỹ, cộng đồng quốc tế đã phản ứng mạnh mẽ đối với các vụ thử trên, tăng cường lệnh trừng phạt bổ sung, đẩy mạnh các khả năng và biện pháp trừng phạt, trong đó phải kể đến Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Tuy nhiên, dư luận vẫn cần phải theo dõi các lệnh trừng phạt đó sẽ đem lại hiệu quả đến đâu?

Trong những năm gần đây, ý tưởng nối lại các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên đã không thành hiện thực do sự mất lòng tin gia tăng khi Chính quyền Bình Nhưỡng từ chối hủy bỏ chương trình hạt nhân của mình. Cơ chế đàm phán 6 bên đã bị gián đoạn kể từ cuối năm 2008, trong khi sự đổ vỡ của “Thỏa thuận ngày Nhuận” được Wahington và Bình Nhưỡng ký kết năm 2012 đã đặt dấu chấm hết cho sự kiên nhẫn của Washington trong cuộc đối thoại.

Kể từ đó, tất cả các bên đã áp đặt điều kiện tiên quyết cao làm cơ sở cho đối thoại, nhưng sau đó các điều kiện đưa ra đều bị từ chối. Đối với Mỹ và Hàn Quốc, các điều kiện đưa ra liên quan đến các biện pháp “phi hạt nhân hóa hữu hình”. Đối với Triều Tiên, nước này đòi hỏi việc ký kết một hiệp ước hòa bình và gỡ bỏ “chính sách thù địch” của Washington đối với Bình Nhưỡng.

Với những căng thẳng hiện tại, việc ngăn chặn khủng hoảng leo thang phải được ưu tiên hàng đầu. Môi trường an ninh xấu đi đang đẩy bán đảo Triều Tiên theo chiều hướng nguy hiểm.

Phản ứng trước các vụ thử vừa qua của Triều Tiên, Hàn Quốc đã đóng cửa Khu công nghiệp chung Kaesong và tái khởi động chương trình phát loa phóng thanh ở Khu vực Phi quân sự (DMZ). Đồng thời, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc tập trận quân sự chung thường niên quy mô lớn nhất từ trước đến nay và triển khai các vũ khí chiến lược trên bán đảo Triều Tiên. Gần đây nhất hôm 16/3, Mỹ còn áp đặt thêm một loạt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Trong khi đó, Triều Tiên thì cắt đứt đường dây nóng quân sự Bắc - Nam và một tàu tuần tra được báo cáo là đã vượt qua Đường giới hạn phía Bắc (NLL); đồng thời cảnh báo sẽ tiến hành thêm các vụ thử và các hành động quân sự khác...

Đối thoại - ưu tiên hàng đầu

Theo các nhà phân tích, điều quan trọng hiện nay là các bên liên quan phải nỗ lực để ổn định tình hình. Các kênh ngoại giao ở cấp chính thức và không chính thức giữa Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên là rất cần thiết để làm rõ những ý định và xoa dịu căng thẳng.

Theo đó, đối thoại nên tập trung vào việc nhanh chóng tái lập đường dây nóng quân sự trực tiếp, thông báo trước cho nhau các hoạt động quân sự và ngăn ngừa sự cố bất ngờ. Ngoài mối quan tâm trực tiếp trong quản lý khủng hoảng quân sự, sau khi kết thúc các cuộc tập trận Mỹ - Hàn, thử thách tiếp theo là nối lại đàm phán. Điều này sẽ đòi hỏi Mỹ và Triều Tiên phải loại bỏ hoặc giảm thiểu các điều kiện tiên quyết để tổ chức đối thoại chính thức.

Mới đây, tạp chí Wall Street Journal tiết lộ, Washington đã bí mật đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng chỉ vài ngày trước vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên. Điều này cho thấy, Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán về hiệp ước hòa bình với Bình Nhưỡng nhưng kèm theo điều kiện: các cuộc thảo luận cũng tập trung giải quyết phi hạt nhân hóa, chứ không phải là đòi hỏi các biện pháp phi hạt nhân hóa có kiểm chứng như một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán.

Trong khi đó, ngày 17/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đề nghị, các vấn đề của một hiệp ước hòa bình và phi hạt nhân hóa có thể được thảo luận tại cùng một thời điểm trong khuôn khổ đàm phán 6 bên. Điều này là cần thiết để tất cả các bên tái khẳng định mục tiêu cuối cùng vẫn là phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên và ký kết một hiệp ước hòa bình.

Tuy nhiên, các bên cần phải xem xét lại các thỏa thuận đạt được từ trước và quyết định những nguyên tắc và khía cạnh nào cần giữ lại. Ngôn từ trong hiệp định cần cụ thể hơn, các quy định, biện pháp xác minh phải chặt chẽ và các bước phải được nêu rõ ràng trong trường hợp các bên không tuân thủ. Để thực hiện việc này cần phải thiết lập một lộ trình quy định cụ thể thoả thuận của hai bên về mức độ có đi có lại và trình tự. Tất cả điều này sẽ đòi hỏi ý chí chính trị cũng như các biện pháp ngoại giao táo bạo. Rất tiếc là trong bối cảnh hiện nay, dường như các bên liên quan vẫn còn thiếu những điều đó.

Việc gia tăng trừng phạt Triều Tiên đã cho thấy cộng đồng quốc tế không chấp nhận chương trình hạt nhân của nước này và có thể gây sức ép bằng cách tăng tổn thất cho những tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Nếu các bên liên quan không bổ sung những nỗ lực nghiêm túc và dài hơi để kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán sẽ dẫn đến nguy cơ Triều Tiên thúc đẩy hơn nữa tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của mình. Điển hình như vụ phóng liên tiếp hai tên lửa đạn đạo vào hôm nay (18/3), tuyên bố thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thành công để gắn vào tên lửa đạn đạo hôm 9/3 hay đe dọa “tấn công toàn diện” nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc hôm 4/3…

Với mỗi vụ thử, Triều Tiên sẽ có điều kiện nâng cao tình trạng hạt nhân của mình và lúc đó việc ép buộc hoặc thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Duy Phương (theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd, Malaysia.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, giá dầu 'bỏ túi' thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến tranh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động