Giới hạn của sức mạnh Mỹ

Mỹ đã có một thập kỷ chao đảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta có thể đánh giá thấp cả siêu cường Mỹ lẫn Tổng thống nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Binh lính Mỹ cùng với cảnh sát Iraq chuẩn bị tuần tra ở thành phố Kirkuk, cách Baghdad khoảng 250 km hôm 1/9/2010.

Cho đến khi Tổng thống Obama khẳng định rằng tất cả lính Mỹ đã rời Iraq, đó chắc chắn không phải là bài ca chiến thắng như cựu Tổng thống George Bush tuyên bố bảy năm trước rằng nhiệm vụ của Mỹ ở Iraq đã hoàn thành. Ông Obama luôn luôn xem đây là một cuộc chiến "ngớ ngẩn", và diễn biến trên thực tế chứng tỏ ông đúng. Mỹ và các đồng minh có thể đã giúp Trung Đông thoát khỏi một nhà độc tài, nhưng kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein hóa ra chỉ là điều có trong tưởng tượng, còn cái giá phải trả bằng mạng sống của người Mỹ và người Iraq thì quá lớn.

Đối với nhiều người Mỹ, cuộc chiến Iraq đã trở thành biểu tượng cho một sai lầm lớn mà Mỹ gặp phải sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Cứ 10 người được hỏi thì 6 người cho rằng họ phản đối thậm chí cả cuộc chiến chống Al-Qaeda và Taliban của ông Obama. Một nước Mỹ đang khó khăn về kinh tế - với tỉ lệ thất nghiệp gần 10% và nợ cao ngút mắt - đang mất lòng tin vào khả năng của chính mình, cũng như trong nhu cầu định hình các sự kiện diễn ra ở những vùng xa xôi như Trung Á và Trung Đông.

Trong một thời kỳ khắc khổ như hiện nay, Mỹ có ưu thế về sức mạnh quân sự, với khoản chi cho quốc phòng lên đến 700 tỉ USD, ngang với phần còn lại của thế giới. Nhưng thập kỷ qua cũng đã cho thấy rõ ràng giới hạn của sức mạnh công nghệ cao. Vũ khí hiện đại cho phép Mỹ xâm chiếm Afghanistan và Iraq trong chớp mắt với tổn thất không đáng kể. Nhưng chinh phục hai nước này khó hơn nhiều. Trong số 2 triệu người Mỹ đã phục vụ hai cuộc chiến trong thập kỷ qua, khoảng 40.000 người đã bị thương và hơn 5000 người đã thiệt mạng.

Ông Obama rõ ràng ý thức sắc nét hơn ông Bush về các giới hạn của Mỹ. Tại West Point tháng 12 năm ngoái, ông đã nói với các học viên trường sĩ quan này rằng ông không đặt ra các mục tiêu chính sách đối ngoại vượt quá khả năng của Mỹ. Ông cũng dần dần thay đổi cách tiếp cận của Mỹ, tiến gần hơn tới thế giới Hồi giáo qua bài phát biểu tại Cairo, đề xuất "cam kết" với Iran, mềm mỏng hơn trước Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Quốc vương Abdullah của Saudi Arabia.

Phe Cộng hòa cáo buộc ông quá quỵ lụy đối thủ của Mỹ. Và họ đúng khi các đề xuất của ông đem lại kết quả khác nhau. Người Trung Quốc làm ông mất mặt tại Hội nghị biến đổi khí hậu ở Copenhagen, Iran hất tay ông, còn thiện chí mà ông giành được trong thế giới Hồi giáo cũng bốc hơi sau những bế tắc tại Palestine.

Có khi, thái độ hòa giải của ông bị xem là yếu đuối. Nhưng ông cũng đã đạt được một số thành công, như tái khởi động quan hệ với Nga một phần để thắt chặt trừng phạt Iran. Ngoài ra, hành động của ông cũng gay gắt hơn lời nói. Như bài phát biểu tại West Point, trong đó ông tuyên bố sẽ gửi quân tiếp viện đến Afghanistan bất chấp sự phản đối trong nước. Quan tâm tới sự nhạy cảm của Trung Quốc không ngăn được ông bán vũ khí cho Đài Loan hay thậm chí gặp Đạt Lai Lạt Ma. Mỹ cũng đã nỗ lực hơn trong việc củng cố quan hệ đồng minh tại Đông Nam Á, bất chấp sự phàn nàn của Trung Quốc. Và mặc dầu ông Obama mới bắt đầu can dự vào tiến trình hòa bình Arab-Israel, ông cũng đã bắt tay giải quyết cuộc xung đột này sớm hơn những người tiền nhiệm, và với sự kiên nhẫn cao.

Ông Obama có những thất bại, nhưng những gì mà ông có được sau những nỗ lực đã đập tan những chỉ trích cho rằng ông phớt lờ lợi ích của Mỹ trên thế giới hay lẩn tránh trách nhiệm của nước Mỹ. Obama là Tổng thống ít "thay đổi" hơn lời kêu gọi thay đổi của ông. Ông không tán thành giấc mơ nước Mỹ có thể đe dọa mọi kẻ thù hay việc toàn thể thế giới có thể chấp nhận các giá trị Mỹ. Ông đã cố gắng giành được sự ủng hộ của các thể chế quốc tế và các nước khác. Nhưng ông cũng tin tưởng rằng có một số vấn đề toàn cầu mà chỉ mình nước Mỹ mới đủ sức mạnh quân sự, kinh tế và ngoại giao để đảm nhận. Tối thiểu, những điều này bao gồm dẫn đầu trong cuộc chiến chống Al-Qaeda, giữ vành đai ở châu Á, ngăn chiến tranh giữa Israel và láng giềng và ngăn cản Iran sở hữu bom hạt nhân và gây ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tại Trung Đông.

Trong bối cảnh mệt mỏi vì các cuộc chiến và khốn đốn vì cuộc suy thoái kinh tế, nhiều người Mỹ muốn rút binh lính khỏi Iraq. Họ cũng thèm thuồng khi theo dõi các nước đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ không ngừng tận dụng thập kỷ vừa qua để phát triển và trở nên giàu có. Sai lầm tại Iraq càng khiến người Mỹ muốn chống lại các cuộc phiêu lưu bên ngoài. Song họ cũng tự đặt ra câu hỏi rằng liệu chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh và phổ biến vũ khí sẽ chấm dứt nếu Mỹ rút khỏi các điểm nóng và nếu Mỹ không đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát các nguy cơ đó, thì ai sẽ có thể làm thay? Không ít người cho rằng một nước Mỹ mạnh ở bên ngoài sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất cho chính nước Mỹ. Và tất nhiên họ luôn muốn, ông Obama cũng phải hiểu được điều này!

Phương Nguyên (Theo Economist)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động