Giữ vững độc lập tự chủ bài học lớn của Việt Nam trong đàm phán ở Paris

TS. Lương Viết Sang
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhờ giữ vững được độc lập tự chủ trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược trong đàm phán trực tiếp với Mỹ mà Hiệp định Paris phản ánh đúng những kết quả của Việt Nam trên chiến trường, tạo ra thế tiến công mới cho cách mạng miền Nam, là bước thắng lợi quyết định dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đoàn đàm phán của VNDCCH tại phiên khai mạc hội nghị Paris, ngày 13/05/1968.
Đoàn đàm phán của VNDCCH tại phiên khai mạc hội nghị Paris, ngày 13/05/1968.

Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris trong bối cảnh quốc tế vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn. Các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, bao gồm cả dư luận tiến bộ Mỹ, luôn phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Bên cạnh sự ủng hộ đó, Liên Xô và Trung Quốc cũng có những mối bận tâm riêng. Dư luận tiến bộ trên thế giới chủ yếu quan tâm đến hòa bình. Vì thế, từ khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, ném bom bắn phá miền Bắc, vấn đề đánh và đàm như thế nào luôn là tâm điểm thời sự và cũng đặt ra những thách thức lớn cho Đảng Lao động Việt Nam.

Đường lối không thể lay chuyển

Trước khi xác định quyết tâm đánh Mỹ, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp. Nhờ độc lập tự chủ, trực tiếp xử lý các vấn đề của mình, chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã vượt qua được thời kỳ có nhiều thù trong giặc ngoài, dành thời gian để xây dựng thực lực, chuẩn bị kháng chiến. Hội nghị Geneva năm 1954 là hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nước lớn để giải quyết vấn đề Đông Dương, nên kết quả của hội nghị chủ yếu phản ánh sự thỏa hiệp giữa các nước lớn, mà không hoàn toàn như Việt Nam mong muốn.

Mỹ trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt Nam, ném bom, bắn phá miền Bắc, Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân thực hiện “quyết tâm đánh Mỹ”. Đây là đường lối không thể lay chuyển. Lúc đó, sự giàu có về kinh tế, quân sự của Mỹ, trong chừng mực nào đó đã làm nảy sinh tâm lý “sợ Mỹ” trên thế giới. Nhiều ý kiến e ngại nhân dân Việt Nam sẽ không chịu nổi sức mạnh bạo tàn của bom đạn Mỹ. Trước khi Hội nghị Paris khai mạc, nhiều nước anh em, các nhà hoạt động của các phong trào hòa bình có thiện chí khuyên Việt Nam sớm thương lượng với Mỹ, nhưng Việt Nam chưa thể nói chuyện khi Mỹ còn ném bom bắn phá miền Bắc. Sau Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của Việt Nam, Mỹ phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc (ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra) và sẵn sàng đàm phán, Việt Nam mới chấp nhận nói chuyện với Mỹ, mở đầu Hội nghị Paris.

Khi Hội nghị Paris chưa tiến triển để đi đến một giải pháp chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, từ tháng 04/1970, xuất hiện những dự định về một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Đông Dương, như đề nghị của Pháp, Liên Xô, Tổng thư ký Liên hợp quốc U Thant... Đề nghị đó đã bị Việt Nam bác bỏ.

Quang cảnh phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc tế  ở Paris.
Quang cảnh phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Paris.

Mỹ biết rõ, Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhưng mỗi nước có mối quan tâm riêng: Liên Xô muốn phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ, muốn duy trì xu hướng hòa hoãn Xô - Mỹ và tập trung vào các vấn đề châu Âu; Trung Quốc cần sự ủng hộ của Mỹ để có chỗ đứng ở Liên hợp quốc, giải quyết vấn đề Đài Loan và các vấn đề khác ở khu vực. Các mối quan tâm của Liên Xô và Trung Quốc chính là những con bài mà Mỹ nắm giữ, trong khi cái mà Mỹ cần là ngăn chặn Việt Nam đánh lớn và rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam bằng một hiệp định trên thế mạnh. Mặc dù là thành trì của chủ nghĩa xã hội, là nước viện trợ lớn cho nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ nhưng Liên Xô không muốn cuộc chiến tranh này ảnh hưởng đến tiến trình hòa hoãn Xô - Mỹ. Vì thế, trong suốt thời kỳ diễn ra Hội nghị Paris, Liên Xô trên thực tế nhiều lần làm trung gian truyền đạt ý kiến của Mỹ cho Việt Nam, nhưng cũng có hàm ý khuyên Việt Nam nhân nhượng theo quan điểm của Mỹ. Việc Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam và mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc của chính quyền Nixon là cơ hội để Trung Quốc giải quyết vấn đề Đài Loan, xác lập địa vị của mình tại Liên hợp quốc. Trung Quốc từ chỗ khuyên Việt Nam chưa nên đàm phán với Mỹ, sau đó chuyển sang khuyên Việt Nam nên sớm đi vào giải pháp. Đó là những lý do để Tổng thống Nixon có hai chuyến đi Bắc Kinh (tháng 02/1972) và Moscow (tháng 05/1972).

Cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè năm 1972 của Việt Nam (từ 30/03/1972) sau khi Nixon thăm Trung Quốc, kéo dài cả sau khi Nixon thăm Liên Xô, cho thấy Việt Nam không phụ thuộc vào ý kiến từ bên ngoài, kể cả từ các nước đang viện trợ, đối với cuộc đấu tranh ngoại giao của mình. Nhờ giữ vững được độc lập tự chủ trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược trong đàm phán trực tiếp với Mỹ mà Hiệp định Paris phản ánh đúng những kết quả của Việt Nam trên chiến trường, tạo ra thế tiến công mới cho cách mạng miền Nam, là bước thắng lợi quyết định dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH, Bộ trưởng Xuân Thủy, vẫy tay sau khi rời phòng đàm phán với đoàn Mỹ.
Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH, Bộ trưởng Xuân Thủy, vẫy tay sau khi rời phòng đàm phán với đoàn Mỹ.

Tự quyết, tự chịu trách nhiệm

Đảng ta luôn nhận thức rằng, cách mạng nước nào phải do chính nhân dân nước đó tự quyết định và đảng cộng sản của mỗi nước trước hết phải tự chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc mình. Từ năm 1967, một trong ba phương châm đấu tranh ngoại giao được Đảng đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 là “Giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Mọi quyết định về thời điểm mở đầu và kết thúc, về mức độ và nội dung giải pháp của cuộc thương lượng đều là do Việt Nam đưa ra. Nếu Việt Nam lệ thuộc vào sức ép bên ngoài mà thương lượng với Mỹ khi quyết tâm xâm lược của họ đang cao với những luận điệu hòa bình giả hiệu, đòi Việt Nam thương lượng không điều kiện, thì Hội nghị Paris sẽ chỉ mang lại lợi thế cho Mỹ. Hoặc nếu Việt Nam chịu sức ép theo quan điểm không đàm mà chỉ đánh thì sẽ không tận dụng được thời cơ để đưa cuộc kháng chiến đi vào cục diện vừa đánh vừa đàm theo chủ trương của Đảng. Cách mạng miền Nam sẽ gặp khó khăn khi đấu tranh trên mặt trận quân sự không phối hợp được với mặt trận ngoại giao. Hay nếu Việt Nam chịu sức ép mà đi vào giải pháp sớm trước khi có đòn tiến công quân sự, đánh địch “đến mức độ” vào Xuân Hè 1972, thì cũng không thể ký được một hiệp định có lợi cho cách mạng miền Nam.

Chính quyền Mỹ tưởng rằng, trong cuộc thương lượng Paris, Việt Nam phải chịu sự chi phối của Liên Xô và Trung Quốc, nên họ đã chạy theo lô-gíc này trong suốt thời gian đàm phán với Việt Nam. Tuy nhiên, như J. Amter viết trong sách Lời phán quyết về Việt Nam: “Cả Bắc Việt Nam lẫn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đều không hề có bất kỳ ý định nào muốn số phận cuối cùng của họ được quyết định ở Bắc Kinh hoặc ở Moscow”.

TS. Lương Viết Sang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
TS. Lương Viết Sang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tăng cường đoàn kết quốc tế

Việt Nam đã xử lý thành công mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ trong đấu tranh ngoại giao với việc kiên trì đoàn kết quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước anh em và các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Giữ vững độc lập tự chủ mà vẫn tăng cường đoàn kết quốc tế, từ đó có một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ

Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tiến lên, làm cho thực lực của Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

Giữ vững độc lập tự chủ trong việc đề ra đường lối không có nghĩa là bỏ qua mọi ý kiến của các đảng anh em, vì thực tế là nhân dân Việt Nam đang chiến đấu với sự viện trợ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc. Đảng Lao động Việt Nam đã tham khảo đúng mức ý kiến của các đảng anh em, tích cực khai thác những điểm đồng, thu hẹp bất đồng về mọi vấn đề. Do đó, cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris có nội dung không chỉ nằm trong khuôn khổ của một cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh mà còn là một cuộc vận động ngoại giao rộng lớn, với mục đích tạo dựng một hậu phương quốc tế vững chắc chống Mỹ. Đây cũng là lý do giải thích tại sao Việt Nam vừa có thể độc lập tự chủ trong đấu tranh ngoại giao với Mỹ, lại vừa tranh thủ được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới trong hoàn cảnh phức tạp lúc bấy giờ.

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt ấn phẩm đặc biệt - Đặc san ‘50 năm Hiệp định Paris: Những bài học quý giá’

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023), sáng 16/1, Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao ra mắt ...

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 2)

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris (Bài 2)

Những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình đàm phán Paris hết sức phong phú và sâu sắc, để lại cho ...

8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973.

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 21 ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh ...
Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn ...
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 9/11/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 9/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 9/11/2024.
Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.
'Thần đồng pickleball' gốc Việt Quang Dương thắng VĐV số 1 thế giới

'Thần đồng pickleball' gốc Việt Quang Dương thắng VĐV số 1 thế giới

Tay vợt gốc Việt Quang Dương vào tứ kết ở 3 nội dung tại giải vô địch pickleball thế giới, trong đó có chiến thắng trước cặp VĐV số 1 ...
Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Takeda với Đổi mới y tế và Chiến lược Net Zero

Là đơn vị đã đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2020, Tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu Takeda nhận thức rõ sứ mệnh bảo vệ hành ...
Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Việt Nam-Kyrgyzstan điện đàm tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Chiều ngày 7/11, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Kyrgyzstan Aibek Moldogaziev.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Đại diện Việt Nam khẳng định ủng hộ việc tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Kết quả làm việc của Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo chuỗi cung bền vững về khoáng sản thiết yếu.
ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

ASEAN cho rằng Liên hợp quốc cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược.
Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA

Ngày 6/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei Darussalam đã tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Brunei và tiểu vùng Mekong – BIMP EAGA'
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động