GS. Nguyễn Thanh Liêm: ‘Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh Covid-19 và cứu vãn nền kinh tế’

Nguyệt Anh
Chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam, GS. Nguyễn Thanh Liêm nhận định, 'với Covid-19, chúng ta chỉ có một vũ khí hữu hiệu duy nhất là vaccine. Vì vậy, để bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng, mỗi người hãy tiêm vaccine'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. Nguyễn Thanh Liêm: ‘Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh và cứu vãn nền kinh tế’
GS Nguyễn Thanh Liêm nhận định, chúng ta chỉ có thể giải quyết dịch Covid-19 bằng vaccine.

Thưa Giáo sư, vụ tai biến do tiêm vaccine Covid-19 vừa qua gây hoang mang dư luận. Quan điểm của ông về vụ việc này như thế nào?

Vừa qua, chúng ta đã có một số trường hợp có biến chứng sau tiêm vaccine Covid-19, thậm chí có trường hợp đã tử vong. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý chung của cộng đồng.

Chúng ta đã biết, ngay cả ở những nước phát triển vẫn có một bộ phận dân chúng phản đối việc tiêm vaccine (antivaccine) nên không ngạc nhiên nếu có người không muốn tiêm vaccine.

Cần phải khẳng định, từ khi vaccine ra đời, tính mạng của nhiều triệu con người không còn bị đe dọa bởi các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng. Chúng ta không còn chứng kiến các hình ảnh đau thương của hàng triệu trẻ em bị tàn tật do di chứng bại liệt, viêm não.

Bất cứ loại vaccine nào cũng có các tai biến. Chúng ta đã có các tai biến nặng, thậm chí tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan hay các loại vacccin khác… Vaccine Covid-19 cũng không ngoại lệ, nhất là quy trình nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 hiện ngắn hơn quy trình thông thường.

Tuy nhiên, các thống kê hiện nay cho thấy, tỉ lệ các tai biến nặng sau tiêm Vaccine Covid-19 không cao hơn các loại Vaccine khác cũng như tỉ lệ chung trong cộng đồng.

Với Covid-19, chúng ta chỉ có một vũ khí hữu hiệu duy nhất là vaccine. Vì vậy, để bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng, mỗi người hãy tiêm vaccine. Bản thân tôi đã tiêm đủ 2 mũi và không thấy có biểu hiện bất thường gì sau tiêm.

Ông có thể chia sẻ về những tai biến thường gặp khi tiêm vaccine ra sao?

Hai tai biến hiếm gặp nhưng nặng sau tiêm vaccine Covid-19 là sốc phản vệ và hình thành các cục máu đông, nhất là các cục máu đông trong não. Các phản ứng khác như đau chỗ tiêm, sốt nhẹ, đau cơ… thường tự hết.

Ông có thể đưa ra lời khuyên gì cho mọi người để tránh vấn đề bị phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine?

Hai tai biến nặng là sốc phản vệ và hình thành cục máu đông về lý thuyết đều có thể phòng hoặc xử lý sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng.

Có thể phòng và giảm thiểu rủi ro của 2 tai biến nghiêm trọng này bằng nhiều biện pháp: Cần khai thác tiền sử dị ứng của người sắp tiêm: dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng phấn hoa…

Cán bộ của các đơn vị tiêm vaccine phải được tập huấn kỹ cách nhận biết và xử lý sốc phản vệ. Mỗi đơn vị cần có 1 cán bộ chuyên trách chỉ tập trung theo dõi để phát hiện các biểu hiện sớm của sốc phản vệ và xử lý kịp thời. Các thuốc chống sốc như Adrenaline, Dimedrol cần được lấy sẵn vào bơm tiêm đặt ngay trên bàn tiêm để nếu cần là có thể tiêm ngay, không mất thời gian tìm và lấy thuốc. Những thuốc này rất rẻ nếu không dùng đến thì ngày hôm sau có thể thay thuốc mới.

Dịch truyền cũng cần chuẩn bị sẵn. Khi sốc phản vệ xảy ra rất khó tìm và luồn kim vào tĩnh mạch nhất là ở các tuyến cơ sở. Vì vậy, cần chuẩn bị kim chuyên dụng khi cần có thể chọc vào xương chày, xương chậu để đưa khối lượng dịch vào cơ thể.

Có nên dùng các thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống đông máu để dự phòng không là một câu hỏi nên được nghiên cứu.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của vaccine Covid-19?

Cho đến nay, chúng ta biết, chỉ có thể giải quyết dịch Covid-19 bằng vaccine. Một số nước đã có kế hoạch mở cửa trở lại sau khi tiêm vaccine đạt được một tỉ lệ cần thiết. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng, những người đã tiêm vaccine không còn cần thiết phải đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh và cứu vãn nền kinh tế, vì vậy cố gắng để làm sao vaccine có độ bao phủ rộng là nhiệm vụ cấp bách lúc này.

Vậy ông nhận định như thế nào về đợt dịch lần này?

Đợt dịch lần này nghiêm trọng hơn nhiều so với các lần trước về cả quy mô và tốc độ lan truyền. Dịch bệnh đã lan ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các ổ dịch lớn cũng xuất hiện không chỉ ở một nơi.

Ngoài các biến thể virus đã gặp thì lần này biến thể xuất hiện tại Ấn độ đã có mặt tại Việt Nam. Đây là một biến thể có tốc độ lây rất nhanh khác với các lần trước. Con số mắc mới không chỉ là một con số mà có ngày đã lên đến 3 con số.

Nơi xuất phát ổ dịch (F0) đa số đã được xác định giúp công tác truy vết, khoanh vùng dịch được tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa thể loại trừ được hoàn toàn các ổ dịch âm thầm trong cộng đồng.

Mặc dù dịch đợt này phức tạp nhưng tôi tin vẫn trong tầm kiểm soát dựa trên các lý do sau: Cả hệ thống chính trị đang vào cuộc, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt; đa số người dân nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch được khuyến cáo; qua các đợt dịch trước chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; năng lực xét nghiệm đã được tăng lên đáng kể; gần 1 triệu liều vaccine đã được tiêm và hơn 1 triệu liều vaccine nữa cũng đã về tới Việt Nam...

Chúng ta hy vọng dịch sẽ sớm được kiểm soát, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị kịch bản cho các tình huống xấu hơn. Cần chủ động xây dựng kế hoạch bố trí bệnh viện, giường bệnh, máy thở và các trang thiết bị cần thiết cho các tình huống xấu để không bị động như đã xảy ra ở một số nước khác.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

GS. Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec.

- Giải nhất Giải thưởng khoa học sáng tạo 1999

- Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình ghép tạng 2005

- Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới 2008

- Giải thưởng Nikkei 2018

- Là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam lọt TOP 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á 2019...

TIN LIÊN QUAN
Chống Covid-19, chúng ta có thực sự hiểu rõ nguy cơ từ bài học Ấn Độ?
Nhìn từ dịch Covid-19 ở Ấn Độ, nghĩ về trách nhiệm xã hội trong kỳ nghỉ lễ
Có những người hùng bình dị thời Covid-19
Covid-19 ở Việt Nam: Để không phải ‘thả gà ra đuổi’
Dịch Covid-19 ở Việt Nam: Nghĩ đến trách nhiệm xã hội và bài học đắt giá về sự chủ quan
Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động